Kiến nghị giảm định mức tiết dạy cho giáo viên nếu sĩ số lớp học vượt quy định

Theo dõi VGT trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu giảm định mức tiết dạy hoặc tăng phụ cấp cho giáo viên bậc phổ thông nếu sĩ số lớp học vượt quy định.

Ở các thành phố lớn hiện nay, có lớp học bậc tiểu học sĩ số đến trên 50 học sinh. Còn trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, sĩ số lớp học có nơi cũng vượt quá 45 học sinh/lớp khiến việc dạy và học gặp rất nhiều khó khăn.

Quy định về sĩ số lớp học bậc phổ thông thế nào?

Điều 16 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 ban hành Điều lệ Trường tiểu học quy định lớp học, tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường như sau:

“Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Mỗi lớp học hoà nhập có không quá 02 học sinh khuyết tật, trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế để sắp xếp, bố trí thêm học sinh khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những học sinh khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học tập đều được đi học”. [1]

Kiến nghị giảm định mức tiết dạy cho giáo viên nếu sĩ số lớp học vượt quy định - Hình 1

Ảnh minh họa: P.L/giaoduc.net.vn

Cùng với đó, Điều 15 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về sĩ số học sinh như sau:

Mỗi lớp ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh; Số học sinh trong mỗi lớp của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt. [2]

Thế nhưng, hiện tại ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước có số lượng học sinh tăng dẫn đến trường lớp quá tải, còn giáo viên phải căng mình giảng dạy với sĩ số lớp học vượt quy định.

Báo Tuổi trẻ ngày 22/8/2022 cho biết, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện tượng sĩ số học sinh/lớp tại địa phương này vẫn cao hơn quy định, chủ yếu ở bậc tiểu học.

Cụ thể, sĩ số khoảng 42 học sinh/lớp, có nơi thấp hơn khoảng 38 – 39 học sinh/lớp nhưng vẫn có những trường sĩ số vọt lên 50 – 55 học sinh/lớp.

Còn theo ông Hồ Tấn Minh – Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2022 – 2023, Thành phố tăng khoảng 21.825 học sinh, và tập trung nhiều ở bậc tiểu học. [3]

Một số kiến nghị, đề xuất

Theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông ban hành (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT), định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong 01 tuần, cụ thể như sau:

“1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

Video đang HOT

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. [4]

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT bổ sung khoản 2a, Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT như sau: “2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết”.[5]

Cá nhân người viết cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu giảm định mức tiết dạy cho giáo viên nếu sĩ số lớp học vượt quy định. Chẳng hạn, nếu cấp tiểu học trên 40 học sinh/lớp; cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông trên 50 học sinh/lớp thì giáo viên được giảm 2 tiết/tuần.

Điều băn khoăn, hiện nay nhiều địa phương đang thiếu trầm trọng giáo viên ở cấp tiểu học, nếu giảm định mức tiết dạy thì trường học sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, ngành giáo dục có thể hợp đồng thêm nhân sự hoặc tăng phụ cấp cho thầy cô cũng là giải pháp khả thi.

Việc làm này là hợp tình, hợp lí và tạo sự công bằng cho giáo viên trong công việc. Hơn nữa, việc giảm định mức tiết dạy giúp cho giáo viên cho thêm thời gian để quản lí, giáo dục học sinh và hoàn thành các loại hồ sơ theo quy định.

Hiện, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở cả 3 cấp học, giáo viên phải dành rất nhiều thời gian cho việc soạn bài mới, thay đổi phương pháp giảng dạy và các hoạt động có liên quan.

Nếu thầy cô phải dạy học với sĩ số lớp vượt quá quy định nhưng không được giảm định mức tiết dạy, không được nhận thêm phụ cấp là sự thiệt thòi với giáo viên. Điều này cũng ít nhiều sẽ khiến thầy cô tâm tư.

Tiền học chứng chỉ tích hợp nhiều hơn cả lương GV, kiến nghị miễn phí đào tạo

Giáo viên gặp lúng túng trong quá trình triển khai dạy học môn tích hợp. Không phải giáo viên nào cũng có thể chuyển từ dạy đơn môn sang dạy liên môn.

Nhiều than phiền về môn tích hợp, chương trình 2018 đã được thực nghiệm ra sao?Dạy môn tích hợp: Ngược đời, giáo viên sợ nhất bị học sinh giỏi "xoay mòng mòng"GV không có chứng chỉ tích hợp, không được bố trí giảng dạy có trái Luật GD?

Khi triển khai dạy môn tích hợp cho lớp 6 và lớp 7, giáo viên tại nhiều trường gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế ghi nhận của phóng viên cho thấy, ở một số trường trung học cơ sở, không dễ để một giáo viên dạy kiến thức của 2-3 môn học và không phải giáo viên nào cũng có khả năng ngay lập tức chuyển từ dạy đơn môn sang dạy liên môn.

Số tiết của giáo viên ở từng phân môn không ổn định

Theo chương trình cũ, ở bậc trung học cơ sở, môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học là riêng biệt. Nhưng ở chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, các môn học này sẽ tích hợp thành hai môn gồm: Khoa học tự nhiên (tích hợp 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Lịch sử và Địa lý (tích hợp 2 môn Lịch sử và Địa lý).

Dù đã triển khai từ năm học trước cho lớp 6, nhưng đến nay, đa phần các địa phương chưa có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản dạy môn tích hợp. Năm nay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 lần đầu áp dụng cho học sinh lớp 7. Do đó, trường hợp 2-3 giáo viên cùng phụ trách một môn học đang trở nên phổ biến và trở thành thách thức đối với các trường. Trong đó, khó khăn nhất là việc bố trí giáo viên, sắp xếp thời khoá biểu sao cho hợp lý, hiệu quả.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Tiến Thành, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Pa Tần (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) cho biết, để triển khai dạy môn tích hợp, cán bộ, giáo viên trong tổ bộ môn đã nghiên cứu kỹ lưỡng từng công văn hướng dẫn của ngành giáo dục.

Tiền học chứng chỉ tích hợp nhiều hơn cả lương GV, kiến nghị miễn phí đào tạo - Hình 1

Thầy Nguyễn Tiến Thành, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Pa Tần (huyện Sìn Hồ, Lai Châu). Ảnh: NVCC.

"Trường Trung học cơ sở Pa Tần có 2 giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành Lịch sử - Địa lý. Trong đó, 1 giáo viên dạy khối lớp 6, 1 giáo viên dạy khối lớp 7. Riêng đối với môn tích hợp Khoa học tự nhiên, trường phải phân công 3 giáo viên dạy đơn môn sang dạy liên môn.

Theo đó, căn cứ vào chương trình trong sách giáo khoa sắp xếp theo logic tuyến tính, nhà trường xếp thời khoá biểu trên tinh thần cứ đến nội dung môn học của giáo viên nào thì giáo viên đó dạy", thầy Nguyễn Tiến Thành chia sẻ.

Theo vị Hiệu trưởng, 1 giáo viên có đủ trình độ, chuyên môn đảm nhận dạy 1 môn tích hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với nhiều giáo viên cùng dạy 1 môn. Hơn nữa, việc 2-3 giáo viên cùng dạy 1 môn tích hợp cũng sẽ rất khó cho cả giáo viên và học trò trong quá trình dạy, học cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng.

Cũng theo thầy Thành, để giáo viên đơn môn chuyển sang dạy liên môn thì việc bồi dưỡng kiến thức ở phân môn còn khuyết là rất quan trọng. Thế nhưng, từ năm ngoái đến nay, nhà trường không có giáo viên nào tham gia bồi dưỡng bởi còn nhiều vướng mắc.

Có thể thấy, khó khăn nhất trong triển khai dạy môn tích hợp đó là đội ngũ giáo viên chưa có đủ năng lực chuyên môn dạy tích hợp nhưng vẫn phải tham gia giảng dạy. Những điểm khó cụ thể được chỉ ra như:

Một là, chương trình lớp 6 khác lớp 7 nên không thể nói thầy cô có kinh nghiệm dạy tích hợp lớp 6 rồi thì lớp 7 sẽ dạy tốt. Việc rút kinh nghiệm từ năm trước có chăng chỉ là cách chia tỷ lệ để xây dựng đề kiểm tra.

Sự chuyển đổi từ học đơn môn sang tích hợp không mấy dễ dàng ngay cả với những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm. Bởi, bản thân giáo viên chỉ được đào tạo sâu 1 môn thì sao có thể đảm bảo dạy liên môn?

Dẫu chương trình dạy tích hợp được triển khai từ năm học trước đối với lớp 6, nhưng năm nay dạy cho lớp 7 lại hoàn toàn là kiến thức mới nên có những khó khăn riêng. Do vậy, những giáo viên không có đủ kiến thức của các phân môn thì đành phải tự đào tạo, tự trau dồi nên khó đảm bảo chất lượng.

Hai là, số tiền bỏ ra để học chứng chỉ tích hợp lớn hơn lương của nhiều nhà giáo.

Giáo viên dù có nguyện vọng được học bồi dưỡng nhưng với khoản tiền học phí phải đóng thì lại đắn đo. Chưa kể, những giáo viên có thâm niêm, thậm chí gần đến tuổi nghỉ hưu thì việc đi học chứng chỉ là điều khó thực hiện. Thời gian công tác ở trường còn ít thì học chứng chỉ có ý nghĩa gì?

"Trước những khó khăn này, trường đã kiến nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về mong muốn có hỗ trợ kinh phí đối với những giáo viên được cử đi đào tạo chứng chỉ tích hợp để bổ sung vào đội ngũ giáo viên cho trường", thầy Hiệu trưởng chia sẻ.

Ba là, trường khó điều tiết thời khoá biểu do thiếu phòng học.

Khi dạy tích hợp, số tiết giáo viên đứng lớp sẽ không ổn định. Có thời điểm, số tiết/tuần của giáo viên tăng lên nhiều và có thời điểm lại rất ít so với định mức.

"Để bớt áp lực cho giáo viên, trường dự định cân đối số tiết của lớp 8, 9 để sắp xếp dạy cho lớp 7 thuận lợi. Thế nhưng, do thiếu phòng học nên việc sắp xếp số tiết sao cho ổn thỏa đối với trường không khả thi", thầy Hiệu trưởng chia sẻ thêm.

Dự báo thiếu giáo viên dạy tích hợp khi triển khai cho lớp 8, 9

Cùng trao đổi về vấn đề này, thầy Dương Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khoen On (huyện Than Uyên, Lai Châu) cho biết, từ năm học trước, trường đã có 2 giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành Lịch sử - Địa lý nên đảm bảo được chất lượng giảng dạy cho khối lớp 6, 7. Tuy nhiên, theo lộ trình 2 năm nữa sẽ triển khai cho khối lớp 8, 9 thì trường sẽ phải cắt cử giáo viên đơn môn Lịch sử và Địa lý cùng tham gia dạy tích hợp. Do đó, khó khăn đang chờ nhà trường ở phía trước.

"Với môn Khoa học tự nhiên, trường có 2 giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Sinh - Hoá. Do đó, trường phân công 1 giáo viên chuyên ngành Sinh - Hoá sẽ đảm nhận dạy 2 phân môn là Sinh học và Hoá học trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên. Còn phân môn Vật lý sẽ cho giáo viên chuyên ngành Lý - Tin, Toán - Lý hoặc giáo viên Vật lý của trường giảng dạy.

Không phải giáo viên nào cũng ngay lập tức chuyển từ dạy 1 môn sang dạy tích hợp. Do vậy, với 2 môn tích hợp, trường phân công những giáo viên có chuyên môn ở môn nào thì dạy nội dung môn đó", Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khoen On chia sẻ.

Tiền học chứng chỉ tích hợp nhiều hơn cả lương GV, kiến nghị miễn phí đào tạo - Hình 2

Tiết học của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khoen On (huyện Than Uyên, Lai Châu). Ảnh: website nhà trường.

Về sắp xếp thời khoá biểu, trường căn cứ vào số tiết của từng môn thì sẽ xây dựng được số tiết của giáo viên dạy tích hợp.

Thầy Phó Hiệu trưởng nêu ví dụ, với môn Khoa học tự nhiên lớp 6, trong 17 tiết đầu tiên đều là tiết Vật lý thì trường để cho giáo viên Vật lý dạy toàn bộ nội dung. Sau khi giáo viên Vật lý dạy hết phần nội dung của môn học thì trường chuyển sang xếp lịch dạy cho giáo viên Sinh học, hoặc Hoá học.

Còn với môn tích hợp Lịch sử và Địa lý, do số lượng tiết của 2 phân môn đang tương đương nhau nên để đảm bảo việc kiểm tra giữa kỳ vào tuần thứ 9, nhà trường xếp 4 tuần đầu dạy 2 tiết Địa lý, 1 tiết Lịch sử và 4 tuần sau sẽ dạy 1 tiết Địa lý, 2 tiết Lịch sử.

"Với 1 giáo viên đảm nhiệm dạy 1 môn tích hợp thì kiến thức sẽ được xuyên suốt, đảm bảo tính logic, từ đó tiến trình kiểm tra đánh giá cũng rất thuận lợi. Ngược lại, nhiều thầy cô cùng dạy 1 môn thì phải có liên kết, trao đổi nhiều hơn mới nắm bắt được tâm lý, năng lực thực chất của học sinh.

Do chương trình mới triển khai dạy tích hợp đối với lớp 6, 7 nên trường vẫn đang trên tinh thần tận dụng đội ngũ nhân lực hiện có. Tuy nhiên, trường vận động, khuyến khích giáo viên phải tự đào tạo, tự học thêm để đảm bảo trang bị đủ kiến thức, năng lực chuyên môn giảng dạy tích hợp khi dạy cho cả lớp 8, 9", Phó Hiệu trưởng cho biết.

Cũng theo vị Phó Hiệu trưởng, tránh tình trạng dôi dư giáo viên khi dạy tích hợp, trường linh động phân công để đảm bảo định mức 17 tiết/tuần/giáo viên. Khi giáo viên dạy các tiết chính vẫn chưa đủ định mức thì trường sẽ cử giáo viên tham gia dự giờ hoặc dạy thêm các môn học, hoạt động giáo dục khác.

Vấn đề bất cập lớn nhất là giáo viên phải có chứng chỉ tích hợp thì mới đảm bảo chất lượng đào tạo. Song, chi phí để học chứng chỉ không hề rẻ, nhất là đối với giáo viên đơn môn chuyển sang dạy liên môn Khoa học tự nhiên (vì phải học thêm chứng chỉ của 2 phân môn còn lại).

"Hiện tại, nhà trường có 155 học sinh lớp 7, 157 học sinh lớp 6. Trong 2 năm tới, trường mong muốn được bổ sung giáo viên được đào tạo bài bản chương trình tích hợp.

Nếu không được bổ sung đội ngũ giáo viên này thì trường kiến nghị có những lớp học bồi dưỡng ngay, miễn phí hoàn toàn để giáo viên yên tâm tham gia bồi dưỡng kiến thức môn tích hợp", thầy Dương Thành Nam kiến nghị.

Để giáo viên đơn môn tự tin chuyển sang dạy liên môn thì vấn đề về đào tạo bồi dưỡng cần được quan tâm. Ngoài mong muốn có thêm hỗ trợ kinh phí đào tạo chứng chỉ cho giáo viên, ngành giáo dục cần xây dựng kế hoạch sắp xếp thời gian bồi dưỡng như thế nào để thầy cô vừa có thể tham gia học, vừa đảm bảo đạt đủ định mức giảng dạy trên lớp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Team Quang Linh: fan 'trở mặt',vào livestream chê lố lăng, 'xuống nước' vì tiền?

Tin nổi bật

14:41:17 18/11/2024
Thời gian gần đây, Quang Linh Vlogs thường xuyên xuất hiện với những hình ảnh độc lạ. Điển hình, anh chàng đu trend cosplay bà thím G-Dragon, hay bắt sóng style tài lộc quá lớn khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Lừa đầu tư bảo hiểm rồi chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

14:39:10 18/11/2024
Do muốn kiếm thêm tiền chơi chứng khoán, Dung đã đưa ra thông tin giả kêu gọi người đầu tư vào gói bảo hiểm đầu tư linh hoạt của Công ty Prudential Việt Nam.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.