Kiến lửa “xâm lăng” Tokyo, Nhật có thể tốn hàng tỉ USD
Nhiều đàn kiến lửa Nam Mỹ đang xuất hiện ở cảng Tokyo và Nhật cho rằng chúng đến từ các container nhập hàng từ Trung Quốc, Hồng Kông và các cảng ở Đông Nam Á.
Các chuyên gia cảnh báo cần ngăn chặn gấp rút một khi loài gây hại này đã xâm nhập biên giới Nhật Bản. Chi phí để đối phó dự kiến ngang bằng với mức 6,42 tỉ USD mà Mỹ đã phải chi mỗi năm để tiêu diệt loài côn trùng này.
Kiến lửa lần đầu tiên được tìm thấy tại các cảng ở các TP Nagoya, Osaka và Kobe hai năm trước.
Một vết cắn của kiến có thể gây dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong cho con người và tạo ổ gây hại tới cấu trúc xây dựng của các cơ sở hạ tầng.
Một con kiến chúa có thể đẻ 1.600 trứng chỉ trong 1 ngày.
Kiến lửa đỏ chúa có thể đẻ 1600 trứng 1 ngày. Ảnh: Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hồng Kông
Bất chấp những nỗ lực tiêu diệt, các quan chức của Bộ Môi trường và chính quyền thành phố xác nhận đã tìm thấy hơn 50 ổ kiến tại cảng Tokyo. Trên truyền thông xuất hiện nhiều thông tin cho rằng loài kiến này có thể có đã lan sang các vùng khác của đất nước Nhật.
“Một khi loài kiến này có ở đây, cực kỳ khó để ngăn chúng lan rộng” – GS Kevin Short, một nhà tự nhiên học tại ĐH Khoa học Thông tin Tokyo, cho biết.
“Hầu như điều duy nhất có thể làm bây giờ là các biện pháp giáo dục kêu gọi công chúng thông báo ngay khi thấy kiến lửa đỏ và phải tìm cách xóa sổ chúng nhanh chóng” – GS Short nói.
Nhưng ông cũng cảnh báo những việc làm trên có thể không đủ để ngăn chặn sự sinh sôi của loài kiến này.
Loài kiến này được tìm thấy ở Cảng Tokyo. Ảnh: Wikimapia
Ở vùng đất tự nhiên truyền thống của loài kiến, chúng là một phần của hệ sinh thái và chuỗi thức ăn. Do đó, có sự hạn chế tự nhiên về số lượng và sự tăng trưởng của chúng.
Tuy nhiên, một khi được chuyển đến một vùng đất khác, chúng có thể thoát được “vòng kiềm tỏa” m nêu trên.
Vào những năm 1930, Mỹ phát hiện thiệt hại khổng lồ mà kiến lửa đỏ gây ra sau khi xâm nhập vào nước này, chúng xâm lấn vào cấu trúc xây dựng và tàn phá các tòa nhà. Chưa kể, tổ của chúng dưới lòng đất còn phá hoại mùa màng.
Tương tự, Úc cũng phải chi hơn 275 triệu USD mỗi năm để ngăn chặn loài côn trùng này lây lan.
Nông dân đang diệt kiến lửa đỏ bằng hóa chất. Ảnh: SCMP
Một trong những chiến dịch hiệu quả nhất để chống lại loài này diễn ra ở New Zealand, nơi kiến lửa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2006. Các nhà chức trách đã nhanh chóng giảm việc vận chuyển đất và cây trồng trong bán kính 2 km sau khi phát hiện chúng và nhiều hạn chế khác.
Tờ báo Asahi kêu gọi chính phủ Nhật Bản hãy hành động mạnh mẽ tương tự.
Gia Minh
Theo nld.com.vn/SCMP
Điểm danh những loại côn trùng mà bạn nên "chạy ngay đi" khi gặp chúng
Thế giới động vật luôn ẩn chứa những điều vô cùng thú vị, bất ngờ đang chờ chúng ta khám phá.
Nhưng không một ai mong muốn "trải nghiệm" cảm giác được ghé thăm bởi những loài côn trùng đáng sợ bậc nhất thế giới dưới đây. Rất có thể, chỉ vì một chút bất cẩn, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Video những loài côn trùng nguy hiểm bậc nhất thế giới. Nguồn: Xem gì hôm nay
Bọ chét
Kiều Trinh
Theo Xem gì hôm nay
Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành "Thang đo độ đau do côn trùng đốt" Để hoàn thành "Thang đo độ đau do côn trùng đốt", một nhà khoa học đã dùng chính cơ thể mình làm vật thí nghiệm và chịu hơn 1000 vết cắn từ 150 loại côn trùng khác nhau. Loại côn trùng nào đốt đau nhất? Đây thực sự là một nghiên cứu bài bản được thực hiện bởi nhà khoa học Justin Schmidt,...