Kiên Giang: Nữ sinh chăm mẹ mù… đành bỏ đại học vì nhà quá nghèo
Là nhân vật trong bài viết “Cha bỏ đi, mẹ mù lòa, nữ sinh học giỏi “ngập ngừng” trước ước mơ trở thành cô giáo”, em Thị Cẩm Tú đã đạt 23,5 điểm khối C và trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử ĐH Cần Thơ. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh quá nghèo, mẹ mù lòa, Tú không dám nộp hồ sơ nhập học.
Thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nêu trên là trường hợp em Thị Cẩm Tú (SN 2000), ở tổ 4, ấp An Thuận, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Năm học 2017 – 2018, Tú là học sinh lớp 12A3, trường THPT Định An.
Như Dân trí đã đưa tin, Tú có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cha bỏ đi khi em chưa tròn 3 tháng tuổi, mẹ mù lòa.
Đền đáp sự hi sinh và kỳ vọng của mẹ, Tú học rất giỏi, 12 năm liền đều đạt học sinh khá – giỏi. Đặc biệt từ lớp 1 đến lớp 9 em đều đạt học sinh giỏi. Ngoài ra, em còn tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường và đạt nhiều giải cao. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 – 2018 em đạt giải Ba môn Lịch sử.
Tâm sự về ước mơ của mình, Tú cho biết lớn lên em muốn làm cô giáo vì theo em: “Em còn đi học đến ngày hôm nay là nhờ tình yêu thương và giúp đỡ rất nhiều của thầy cô. Vì thế em rất thích làm cô giáo để được dạy dỗ và giúp đỡ lại những hoàn cảnh khó khăn như em.
Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Tú chọn khối khoa học xã hội, điểm thi khối C của em được 23,5 điểm (Văn 8,0; Sử 7,0 và Địa 8,5), cộng thêm điểm khu vực và điểm ưu tiên học sinh người dân tộc Khmer là 25,25 điểm, thừa điểm để đậu ngành Sư phạm Lịch sử của ĐH Cần Thơ (điểm chuẩn 23,75).
Mười hai năm đèn sách, Thị Cẩm Tú trúng tuyển vào đại học và đúng ngành nghề em thích. Thế nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo… Tú đành bỏ giấc mơ học đại học
Video đang HOT
Thế nhưng, nhận thấy điều kiện gia đình mình không có khả năng, Tú không dám nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Cần Thơ như mong ước mà chọn nộp hồ sơ vào trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang ngành Sử – Địa.
Ngày 6/8/2018, em nhận được thông tin trúng tuyển vào trường CĐSP Kiên Giang đợt 1 năm 2018 và thời hạn nộp hồ sơ là trước ngày 12/8/2018. Tuy nhiên, đứng trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình và người mẹ mù lòa, Tú không đành lên tiếng nói với mẹ về thời gian nộp hồ sơ vào trường CĐ SP Kiên Giang đã cận kề.
Bạn bè Tú vô cùng đồng cảm trước nghịch cảnh của Tú khi em ước mơ trở thành cô giáo để giúp đỡ lại những học sinh có hoàn cảnh giống như mình… nhưng xem ra khó lòng thực hiện.
Kết quả năm học vừa rồi, Tú đạt học sinh giỏi và đạt ba kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh.
Được biết, chị Thị Cẩm Vân (47 tuổi) – mẹ của Tú bị tật mắt bẩm sinh. Từ nhỏ mắt chị đã nhìn không rõ, chừng hơn 4 năm gần đây thì mù hẳn.
Gia đình chị rất nghèo. Sau khi lập gia đình chỉ được cha mẹ cho 2 công đất ruộng để tìm kế sinh nhai. Ba đứa con liên tiếp ra đời, gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn. Không chịu nổi cảnh túng thiếu, nợ nần, khi Tú chưa tròn 3 tháng tuổi, cha em đã bỏ mẹ con em mà đi đến nay không biết tin tức. Một mình chị Vân phải vất vả để nuôi 3 đứa con thơ. Hai đứa lớn phải bỏ học sớm vì gia đình khó khăn, riêng Tú vì là con út, học giỏi lại được nhà trường quan tâm nên mới cho học đến lớp 12.
Chị Vân nghẹn ngào chia sẻ: “Từ khi có kết quả thi lớp 12, nghe con nói đạt điểm cao tôi mừng lắm, nhưng gia đình quá nghèo, thời gian học nghe đâu tới 3, 4 năm. Thấy con mình không bằng người ta, mỗi lần nghĩ đến là nước mắt cứ tuôn rơi. Đời tôi đã khổ rồi, tôi chỉ muốn con tôi được học hành tới nơi tới chốn, nếu nó được đi học tiếp, tôi tự lo cho mình được, chỉ mong cho nó tự lo đủ chi phí để đi học Sư phạm, thực hiện trọn vẹn ước mơ của nó”.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, Tú đều là học sinh khá giỏi, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 – 2018, em đạt giải Ba môn Lịch sử. Tú tâm sự: “Nếu học đại học sẽ là gánh nặng cho mẹ, trong khi mẹ lại bị mù, sức khỏe ngày càng yếu. Hơn nữa, học giữa chừng không có tiền đóng học phí thì cũng dang dở. Vì thế em không dám nộp hồ sơ vào đại học mà chọn học cao đẳng để nhẹ chi phí hơn giúp em thực hiện ước mơ làm cô giáo… nhưng… có lẽ em sẽ đi làm công nhân để bớt gánh nặng và giúp đỡ mẹ”.
Đoan Huyền – Nguyễn Hành
Theo Dân trí
Điểm chuẩn các trường ĐH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngang điểm sàn
Theo công bố điểm chuẩn của các trường ĐH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo kết quả thi THPT quốc gia cho thấy, nhiều trường chỉ lấy điểm đầu vào ngang với điểm sàn.
Ảnh minh họa
Theo công bố của ĐH Bạc Liêu, trường này xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả thi THPT quốc gia 2018 hoặc kết hợp thi tuyển môn năng khiếu, điểm chuẩn của 10 ngành đào tạo trình độ đại học đều ở mức 14 điểm, ngang với điểm sàn. Đó là các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Ngôn ngữ Anh, Khoa học môi trường.
Đối với 8 ngành cao đẳng, điểm chuẩn cao nhất là 19 điểm và thấp nhất là 10 điểm: Giáo dục Tiểu học (19 điểm), Giáo dục Mầm non (15 điểm), Giáo dục Thể chất (15 điểm), các ngành còn lại là Kế toán, Công nghệ thông tin, Nuôi trồng thủy sản, Dịch vụ thú y, Việt Nam học đều lấy 10 điểm.
Trường ĐH Cần Thơ đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 năm 2018 với mức điểm từ 14- 22,25 điểm, trong đó nhiều ngành có điểm chuẩn bằng hoặc chỉ nhỉnh hơn điểm sàn chút ít.
Tiêu biểu như một số ngành có điểm chuẩn bằng với mức điểm sàn (14 điểm) gồm: Sinh học, Vi sinh vật học, Kỹ thuật vật liệu, Kỹ thuật môi trường, Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kỹ thuật tài nguyên nước...
Ngoài ra, nhiều ngành có điểm chuẩn chỉ "nhỉnh" hơn điểm sàn như: Kinh tế nông nghiệp, Quản lý thủy sản, Khoa học cây trồng... đều có chung điểm trúng tuyển chỉ 14,5 điểm.
Bên cạnh đó, các nhóm ngành thuộc chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao cũng chỉ có điểm trúng tuyển dao động từ 15 - 17,75 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất thuộc về Sư phạm Ngữ Văn (22,25 điểm).
Trường hợp điểm chuẩn khá sát điểm sàn cũng xảy ra tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Trường có đến 8/16 ngành tuyển sinh có điểm chuẩn bằng điểm sàn (15 điểm) như: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ thực phẩm...
Theo kết quả công bố của ĐH Trà Vinh, điểm trúng tuyển Đại học đợt 1 xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018 từ 14 - 20.5 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Y đa khoa với 20,5 điểm, Giáo dục Mầm non 20 điểm; tiếp đến là ngành Răng - Hàm - Mặt 19 điểm; Dược học 17 điểm, các ngành còn lại từ 14 đến 16 điểm.
Dự kiến Đại học Trà Vinh sẽ xét tuyển đợt 2 từ 15/8 đến 22/8 và công bố kết quả trúng tuyển đợt hai vào 31/8.
Nguyên nhân có thể kể đến là do kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 khá khó đối với các thí sinh, độ phân hóa của đề khá rõ nét nên điểm thi nhìn chung của thí sinh thấp hơn năm trước. Điều này dẫn đến điểm đầu vào, điểm sàn, điểm chuẩn giảm đáng kể.
Theo infonet.vn
Điểm chuẩn khoa Báo chí Đại học Huế thấp kỷ lục Khoa Báo chí Đại học Khoa học (Đại học Huế) lấy 13,75 điểm cho tổ hợp 3 môn xét tuyển, thấp nhất trong 15 năm qua. Ngày 5/8, Đại học Huế công bố điểm chuẩn của 11 khoa, trường thành viên. Trừ ba đại học Y dược, Ngoại ngữ và Sư phạm, các trường còn lại chuẩn đầu vào rất thấp, trong ngưỡng...