Kiện con trai U50 ra tòa vì tội ‘ăn bám’
Một người phụ nữ Ý gần đây đã kiện hai người con trai gần 50 tuổi của mình ra tòa vì không chịu ở riêng cũng không chịu làm việc nhà.
Người phụ nữ 75 tuổi đến từ thành phố Pavia, miền bắc nước Ý, từ lâu đã cố gắng thuyết phục hai đứa con của mình rời khỏi nhà, đặc biệt là khi cả hai đều có việc làm và có đủ khả năng thuê nhà riêng. Tuy nhiên, hai người con chưa bao giờ nghĩ đến ý tưởng đó và họ thậm chí không chịu đóng góp tài chính hay làm việc nhà giúp mẹ. Trong khi người mẹ ly thân với chồng phải sống nhờ tiền trợ cấp, tất cả đều dùng để trang trải nhà cửa và cung cấp thực phẩm.
Vì vậy, người phụ nữ lớn tuổi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa hai đứa con, một người 42 tuổi, một người 40 tuổi của mình ra tòa.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, ở Ý, việc con cái ở độ tuổi 30 hay 40 vẫn sống với cha mẹ là điều phổ biến và được chấp nhận như một nét văn hóa.
Theo đó, Ý là quốc gia có tỷ lệ người trưởng thành vẫn sống cùng cha mẹ cao nhất. Theo dữ liệu từ năm 2022, gần 70% người trưởng thành từ 18 đến 34 tuổi vẫn sống ở nhà với cha mẹ. Tuy nhiên, trường hợp khởi tổ để đuổi con ra khỏi nhà như bà mẹ trên là rất hiếm.
Điều này được cho là xuất phát từ tục lệ ở lại mái ấm gia đình cho đến khi trưởng thành đặc biệt phổ biến ở nam giới, những người được mệnh danh là “mammoni” hay “con trai của mẹ”.
Biết được điều này, các con trai bà đã đến gặp luật sư và kiện mẹ để ngăn đuổi họ khỏi nhà. Hai con trai lập luận rằng các bậc cha mẹ Ý theo truyền thống có nghĩa vụ phải nuôi nấng, hoặc hỗ trợ con đến khi mà con thấy không cần nữa.
Video đang HOT
Sau cùng, vụ án kỳ lạ trên đã kết thúc với phán quyết đứng về phía người mẹ 75 tuổi và đưa ra thông báo “trục xuất” đối với hai người con trai. Trong phán quyết của mình, thẩm phán lập luận rằng mặc dù cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái cho đến khi chúng đủ 18 tuổi, tuy nhiên chuyện đó có vẻ không còn chính đáng nữa khi xem xét hai bị đơn đều là đối tượng trên 40 tuổi và khi đã vượt quá một độ tuổi nhất định, con cái không thể tiếp tục mong đợi cha mẹ duy trì nghĩa vụ cấp dưỡng vượt quá giới hạn bất hợp lý. Hai người con sẽ phải dọn ra khỏi nhà trước ngày 19/12.
Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện về “mammoni”, từ tiếng Ý dùng để chỉ những người đàn ông trưởng thành quá phụ thuộc vào mẹ, xuất hiện trong hệ thống tư pháp nước này. Thậm chí, một chính trị gia nước này còn sử dụng cụm từ “bamboccioni” (những đứa trẻ lớn) để chế nhạo những người trưởng thành vẫn ăn bám cha mẹ.
Trong một vụ kiện vào năm 2020, Tòa án Tối cao Ý cũng từng ra phán quyết chống lại một người đàn ông 35 tuổi làm giáo viên dạy nhạc bán thời gian. Người này vẫn ăn bám cha mẹ và mong đợi họ hỗ trợ tài chính với lập luận rằng anh ta không thể tự trang trải cuộc sống với mức lương 20.000 euro/năm.
Từ câu chuyện trên, vấn đề dạy con tự lập một lần nữa được nhiều người nhắc đến. Phải khẳng định rằng ai sinh con ra chẳng muốn bảo bọc, che chở cho chúng. Thế nhưng không ít bậc phụ huynh vẫn nhầm lẫn giữa việc quan tâm đến con với việc nuông chiều và lo lắng cho chúng quá mức.
Việc cha mẹ thay con trẻ làm hết mọi việc cho chúng đồng nghĩa đang tước đi những cơ hội để con có thể thể hiện được khả năng của mình. Cũng từ đây, nhiều đứa trẻ trở nên thụ động, ăn bám cha mẹ dù trưởng thành vẫn không ngừng đòi hỏi, hầu như không biết ơn cha mẹ, thậm chí coi sự hỗ trợ của cha mẹ như một lẽ tất nhiên.
Ảnh minh họa.
Theo tiến sĩ tâm lý học Joshua Coleman (Mỹ), cha mẹ nên biết khi nào thì nói không và khi nào nên nói đồng ý với những yêu cầu được giúp đỡ của con. Cha mẹ nên bình tĩnh xem xét việc giúp đỡ con trong trường hợp nào sẽ giúp trẻ trưởng thành, khi nào khiến trẻ trở nên phụ thuộc. Trong trường hợp cha mẹ sẵn sàng để giúp đỡ con cái, hãy làm điều đó bằng tình yêu thay vì đồng ý với lời phàn nàn hay buộc tội. Tuy nhiên, nên cứng rắn và chỉ ra cho con thấy khả năng của mình.
Trong trường hợp không đủ khả năng để giúp đỡ con, hãy sẵn sàng để nói “Không”. Tuyệt đối đừng dốc trọn tiền tiết kiệm cho tuổi già để giúp đỡ con cái. Phụ huynh cũng có thể nói “Không” ngay cả khi đủ khả năng hỗ trợ, nếu thái độ của con thiếu tôn trọng.
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Gia đình tôi sốc đến chết lặng, mẹ tôi chỉ biết khóc còn bố tôi sức khỏe vốn đã yếu nên về nhà ông ngã bệnh ốm liệt giường.
Kết hôn 1 năm thì chị gái tôi mang thai. Anh rể chăm sóc vợ hết lòng suốt quãng thời gian chị tôi mang thai sinh con. Anh yêu con lắm, đi làm chỉ muốn về thật sớm để chơi với con thôi.
Anh rể tôi không giàu nhưng trong khả năng của mình thì anh chẳng tiếc vợ con. Dù không quá dư dả về vật chất nhưng thiết nghĩ chị tôi lấy được anh rể cũng là may mắn rồi.
Ba hôm trước là sinh nhật cháu tôi tròn 1 tuổi. Anh rể tổ chức một bữa tiệc linh đình ở nhà hàng mừng sinh nhật đầu tiên của con trai. Ai cũng xuýt xoa khen anh thương và chiều con quá. Bố mẹ tôi cũng vui lắm, cả nhà phấn khởi tới dự.
Anh rể tổ chức một bữa tiệc linh đình ở nhà hàng mừng sinh nhật đầu tiên của con trai. (Ảnh minh họa)
Sau bữa tiệc ở nhà hàng, bố mẹ mệt muốn về nhà nghỉ ngơi nhưng anh rể cứ nhiệt tình mời tới nhà anh chị ấy. Đến nơi, đột nhiên anh rể lấy từ trong tủ ra một tập hồ sơ khám bệnh đưa cho bố mẹ tôi xem. Ông bà rụng rời nhìn kết quả ghi rõ anh bị vô sinh không có tinh trùng. Với căn bệnh của anh chỉ có thể nhờ cậy đến biện pháp khoa học hiện đại mới mong có con, chứ không thể khiến vợ mang thai tự nhiên.
Chị gái tôi tái nhợt mặt mũi, sụp xuống xin anh rể tha thứ: "Em thật sự không biết đứa bé không phải con của anh, chỉ có một đêm ấy thôi...". Cả nhà tôi bàng hoàng biết chị tôi đi họp lớp gặp lại người yêu cũ, mềm lòng qua đêm với anh ta.
Sau đó về nhà chị không liên lạc gì nữa, lúc phát hiện mang thai cứ nghĩ là con của chồng. Thằng bé có khá nhiều nét giống chị nên chị không nghĩ ngợi gì. Ai biết đâu mấy tháng trước anh rể đi khám sức khỏe tổng quát mới phát hiện ra bí mật tày đình.
"Con sẽ không ly hôn, cũng không vạch trần tội lỗi của vợ...", anh rể đột nhiên lên tiếng khiến chị gái ngơ ngác còn cả nhà tôi nghẹn ngào cảm kích. Nhưng lời tiếp theo của anh khiến tất cả biến sắc:
"Tuy nhiên cô ấy phải hoàn trả lại cho con mọi chi phí từ lúc mang thai cho tới giờ, đồng thời thêm một khoản tiền 500 triệu là phí bồi thường tổn thất tinh thần. Từ giờ mọi thứ liên quan đến đứa bé này con sẽ không dính líu. Cuối cùng, đợi đứa bé cai sữa, cô ấy phải lập tức tới bệnh viện phối hợp cùng con điều trị hiếm muộn, mang thai và sinh con cho con. Tất nhiên là cô ấy phải thề không được liên lạc qua lại với gã đàn ông kia thêm lần nào nữa".
"... Nếu cô ấy và gia đình không đáp ứng thì con sẽ công khai toàn bộ mọi chuyện, để xem cô ấy còn có thể ngẩng mặt nhìn ai được nữa không?", anh rể cười gằn khiến tôi ớn lạnh. Im lặng suốt từ khi phát hiện sự việc cho tới giờ, đưa ra những yêu cầu rành rọt rõ ràng, đủ thấy anh rể là người thâm sâu thế nào.
Bố mẹ tôi biết giấu mặt vào đâu vì cả đời ông bà sống giản dị, thanh cao, trọng danh dự. (Ảnh minh họa)
Gia đình tôi sốc đến chết lặng, mẹ tôi chỉ biết khóc còn bố tôi sức khỏe vốn đã yếu nên về nhà ông ngã bệnh ốm liệt giường. Chị gái thu nhập bình thường, bố mẹ tôi cũng làm gì có tiền trả lại khoản anh rể bỏ ra chăm sóc vợ con 2 năm qua kể từ khi chị mang bầu. Chưa nói anh còn đòi bồi thường tinh thần 500 triệu nữa.
Nhưng nếu không đưa tiền thì anh rể sẽ ly hôn, tung hê mọi chuyện. Bố mẹ tôi biết giấu mặt vào đâu vì cả đời ông bà sống giản dị, thanh cao, trọng danh dự. Anh rể cho gia đình tôi 1 tháng để thu xếp.
Dù chị tôi có lỗi nhưng qua chuyện này tôi cũng nhận ra có sống tiếp, sinh con cho anh rể thì chị cũng không được hạnh phúc. Dường như anh ta hết sạch tình cảm với chị rồi, giờ tìm người sinh con cho mình thôi. Nhà tôi phải làm thế nào đây?
Về nhà khuya, tôi đau xót khi thấy chồng kiệt sức bế con trên tay Ngày nào cũng vậy, tôi đều tăng ca đến tối muộn mới về nhà. Đêm qua, tôi về nhà vào lúc 11 giờ khuya và đau lòng khi thấy chồng đang bế con trai đi đi lại lại trong phòng khách. Ảnh minh họa Tôi làm kiểm hàng kiêm quản lý 1 phân xưởng ở công ty sản xuất quần áo thuộc một...