Kiến ba khoang và những điều cần lưu ý
Hiện nay là thời điểm sinh sản của kiến ba khoang, nên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không ít người đã đến bệnh viện da liễu để điều trị do bị kiến ba khoang đốt.
Kiến ba khoang không chủ động cắn hay đốt con người. Tuy nhiên, vì là loài săn mồi, nên dịch cơ thể của chúng có chứa độc tố Pederin gây viêm da khi tiếp xúc. Người dân có thể vô ý đập hoặc chà xát kiến ba khoang, khiến chất độc dính vào da hoặc tiếp xúc nọc độc qua các vật dụng như quần áo, giường nệm, khăn lau, gây nhiễm bệnh ngay tại vùng da đó.
Khi da tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang sẽ gây nên các triệu chứng như vệt đỏ, sưng nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, đau rát, ngứa ngáy, bỏng, phồng rộp… Mọi người thường nhầm lẫn với bệnh giời leo (Zona), nên nếu không xử lý vết thương kịp thời, tình trạng sẽ chuyển sang viêm loét, có rỉ dịch. Nếu bị những tổn thương diện rộng trên da còn có thể đi kèm các biểu hiện khác như sốt, uể oải, đau nhức cơ thể, nổi hạch…
Theo các chuyên gia da liễu, kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn điện, nên để tránh kiến ba khoang, người dân nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí (nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…) khi thắp đèn, và phải ngủ trong màn. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Kiến ba khoang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa mưa, khoảng tháng 6 – tháng 10 hàng năm, vì lúc này chúng cần tìm đến nơi ở khô ráo hơn để sinh sống.
Làm gì khi bị kiến ba khoang đốt
Video đang HOT
Điều quan trọng là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. Nếu nhìn thấy kiến ba khoang trên người, không nên dùng tay không để đập, mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến ba khoang bò ra giấy, sau đó lấy ra khỏi người.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.
Sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
Thực tế đã có những bệnh nhân đến bệnh viện khi vết thương bị lở loét do điều trị không đúng cách bằng acyclovir. Một số người còn dùng các loại lá cây để đắp, bôi, khiến tổn thương lan rộng hơn.
Để xử lý nhanh tại nhà cũng như khi vết bỏng rát chưa lan rộng, có thể sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ có chứa hoạt chất kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, đau rát…
Nhiều người than trời vì kiến ba khoang
Trang bị lưới chống côn trùng, chuyển từ đèn huỳnh quang sang đèn vàng để tránh " thu hút" kiến ba khoang nhưng chị M.T (Hà Nội) vẫn là nạn nhân của loại côn trùng này.
Chung cư cao tầng cũng có kiến ba khoang
Chìa cánh tay có vết thương khá lớn đang dần đóng vảy, chị M.T (ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết chỉ qua một đêm, từ nốt nhỏ như muỗi cắn, vết phỏng rát do kiến ba khoang lan rộng ra. "Sau vài ngày, khu vực vết thương thâm tím nhìn như sắp hoại tử, tôi vội đến bệnh viện. Giờ phần phỏng đã se và đóng vảy. Chắc sẽ để lại vết sẹo lớn trên tay", chị T nói.
Nhà luôn đóng kín cửa, ngày nào chị T cũng lau nhà ít nhất 1 lần, sofa cũng lau hút thường xuyên, nhưng không biết kiến ba khoang xâm nhập bằng cách nào. "May mắn trong nhà có mỗi mình bị kiến ba khoang cắn, còn lũ trẻ không sao. Gia đình vừa phun thuốc và tổng vệ sinh khắp nhà", chị T cho hay.
Vết tổn thương phồng rộp do kiến ba khoang gây ra.
Có con bị thương do kiến ba khoang, chị P. N (ở Thanh Xuân, Hà Nội) kể: "Tôi ở tầng 16 chung cư mà không hiểu sao cũng có kiến ba khoang. Bé con mới 3 tuổi, bị dính độc tố từ kiến ba khoang lúc nào không hay".
Khi trên trán bé xuất hiện những nốt phỏng kéo dài, gây ngứa ngáy, đau rát, chị N mới biết chuyện. Người phụ nữ này lập tức cho con đi khám và bôi thuốc nên bé nhanh khỏi.
Theo các chuyên gia, thời điểm này đang là mùa sinh sản của kiến ba khoang. Loại kiến này thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng. Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao.
Thích ánh đèn ban đêm nên kiến ba khoang thường bay vào trong nhà theo ánh đèn chiếu sáng, rồi đậu vào quần áo, bàn ghế, giường chiếu... Chất độc trong cơ thể kiến được giải phóng khi chúng bị tác động hoặc chà xát, gây tổn thương da người (bỏng da, viêm da).
Không tự ý điều trị vết thương
Để tránh tổn thương nặng bởi nọc độc của kiến ba khoang, BS Vũ Thanh Tuấn (Bệnh viện đa khoa Medlatec) cho hay ngay sau khi bị thương, mọi người cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc đập kiến. Việc này nhằm tránh tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang.
Cách tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp lỡ tay chà xát hoặc đập kiến trên da, mọi người cần lập tức rửa vùng da đó thật sạch để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với chất độc từ kiến.
Sau khi bị kiến đốt, vết kiến cắn thường gây ngứa nhưng nên cần hạn chế tối đa thói quen gãi ngứa, tránh gây trầy xước, khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều vi khuẩn. Việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da.
Người bị thương cần nên rửa vết kiến cắn để bằng nước sạch, đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Để tránh biến chứng đáng tiếc, người bị nhiễm độc từ kiến ba khoang cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và dùng thuốc, hay áp dụng các bài thuốc dân gian.
Theo BS Tuấn, nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do áp dụng biện pháp chữa bệnh truyền miệng để xử lý các vết thương do kiến ba khoang gây ra. Đáng nói, một số bài thuốc đắp lá có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Trứng kiến có chứa độc tố không? Trứng kiến là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe, những trường hợp ngộ độc khi ăn trứng kiến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngộ độc khi ăn trứng kiến không phải là phổ biến Mới đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận một bệnh nhân bị...