Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu
“Nhiều trường ĐH hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng nên có việc hạ điểm chuẩn, tuyển học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu…
Yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH hữu danh vô thực; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra mới đây.
Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên chưa được làm rõ.
Đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài
Tại Hội nghị, liên quan tới một số yếu kém, tồn tại để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm, tập trung vào các trường ĐH sư phạm trọng điểm, còn các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho các địa phương. Các trường đại học sư phạm phải đào tạo sinh viên ra trường trở thành những nhà giáo dục chứ không chỉ là những thầy dạy.
Nhấn mạnh các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nêu trực trạng, nhiều trường hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, nên có việc hạ điểm chuẩn, tuyển học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu…
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH hữu danh vô thực; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài.
Bộ trưởng GD&ĐT kiểm tra và dừng các ngành đào tạo mà có chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nề nếp hơn.
Một giáo viên cơ hữu 2 nơi
Liên quan tới một số yếu kém, tồn tại mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành GD&ĐT, trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh về nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên. Trong đó, có việc “mượn giáo viên cơ hữu”.
Bà Phạm Thị Phương Thái hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này.
Theo đó, một giảng viên cơ hữu nhưng có tên tại 2 cơ sở đào tạo thuộc Đại học Thái Nguyên. Nhiều giảng viên ở đây phải “phân thân” thì mới đủ nhân sự để mở ngành!?
Cụ thể, có tới 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có họ, tên trùng với giáo viên cơ hữu Trường đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên).
Video đang HOT
Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 – 2019 do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III gồm có 9 người. Trong đó, có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1984; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989. Chuyên ngành giảng dạy của 4 giảng viên cơ hữu nói trên đều là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trong biểu mẫu 02-ĐHTN thông báo công khai sơ yếu lý lịch giáo viên phân theo khối ngành cũng do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III vẫn có 9 người. Trong đó, vẫn có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 (không biết vì lý do gì bà Nga lại chuyển từ sinh năm 1984 thành 1980).
Như vậy, có thể khẳng định, PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Bế Hiền Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga (sinh năm 1980) là giảng viên cơ hữu Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.
Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 – 2019 của Trường đại học Khoa học ký ngày 19/3/2019, lại có 3 giảng viên cơ hữu trùng họ, tên, năm sinh với 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, gồm các bà Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968, giảng viên cao cấp; Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989 và Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 đều là giảng viên.
Còn trong cơ cấu tổ chức Khoa văn – xã hội, PGS. TS. Phạm Thị Phương Thái đang giữ chức Trưởng khoa, đồng thời là Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học. Các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Bế Hiền Hạnh là giảng viên; ThS Hoàng Thị Phương Nga là trợ lý đào tạo của bộ môn du lịch lữ hành.
Trên thông báo công khai, bà Thái, bà Nguyễn Ngọc Lan, bà Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
Như vậy, PGS TS. Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vừa là giảng viên cơ hữu Trường đại học Khoa học. Nói cách khác, một giáo viên ở đây cùng một lúc ký hợp đồng lao động với 2 đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, đồng thời được hưởng 2 chế độ lương.
Riêng đối với PGS TS. Phạm Thị Phương Thái vừa là Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa văn – xã hội Trường đại học Khoa học, vừa là giáo viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Vậy, một người làm giảng viên cơ hữu cho 2 đơn vị có đúng quy định?
7 tiến sĩ tuyển sinh 34 sinh viên
Cũng tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, một ngành có tới 7 giảng viên trình độ tiến sĩ nhưng chỉ có 34 sinh viên theo học. Dư luận cho rằng, đây là hậu quả của việc mở ngành tràn lan?
Theo đó, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đào tạo 4 ngành nhưng có tới 3 ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu gồm: chăn nuôi; khoa học cây trồng; quản lý tài nguyên và môi trường.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành Khoa học cây trồng và ngành Chăn nuôi.
Tính đến ngày 15/11/2018, ngành khoa học cây trồng có tới 7 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 giảng viên hàm phó giáo sư. Mỗi năm ngành này phân hiệu tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 chỉ tuyển được 22 sinh viên, năm 2017, được 8 sinh viên và năm 2018 là 4 sinh viên trúng tuyển.
Như vậy, từ khi thành lập phân hiệu, đã 3 năm tuyển sinh nhưng ngành khoa học cây trồng chỉ có vẻn vẹn 34 sinh viên theo học. 7 giảng viên trình độ tiến sĩ đào tạo 34 sinh viên, chuyện nghe có vẻ hài hước nhưng đang diễn ra tại Đại học Thái Nguyên.
Tương tự, tại ngành chăn nuôi, mỗi năm vẫn tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016, có 25 sinh viên trúng tuyển; năm 2017 có 20 sinh viên và năm 2018 chỉ có 9 sinh viên theo học. Trong khi ngành này có tới 5 giảng viên cơ hữu (3 thạc sĩ, 2 tiến sĩ). Một viễn cảnh 5 giảng viên cơ hữa đào tạo 54 sinh viên.
Ngành khoa học cây trồng năm 2017 chỉ có 8 sinh viên trúng tuyển, năm 2018 có 4 sinh viên trúng.
Năm 2017 và năm 2018, tại ngành Chăn nuôi, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, số sinh viên trúng tuyển có nhích lên nhưng không đáng kể.
Thứ 3 là ngành quản lý tài nguyên và môi trường, cũng với 50 chỉ tiêu mỗi năm, năm 2016 phân hiệu tuyển được 33 sinh viên, năm 2017 tuyển được 8 sinh viên, năm 2018 có 9 sinh viên theo học.
Tổng 3 năm, ngành quản lý tài nguyên và môi trường Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có 50 sinh viên theo học, trong khi có tới 9 giảng viên cơ hữu (gồm 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ.).
Báo Kinh tế nông thôn đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đạihọc Thái Nguyên. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều tháng trôi qua nhưng Bộ GD&ĐT chưa có văn bản phản hồi.
Hoàng Văn
Theo kinhtenongthon
Chiều nay các trường đại học công bố điểm chuẩn
ĐH Bách khoa Hà Nội, và nhiều trường ở TP.HCM như Sư phạm Kỹ thuật, Ngân hàng, Giao thông Vận tải, Công nghiệp Thực phẩm... dự kiến công bố điểm trúng tuyển.
Năm nay, 146 trường đại học tham gia vào 2 nhóm lọc ảo lớn của cả nước. Trong đó, ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì nhóm lọc ảo phía Nam gồm 90 trường từ Quảng Bình trở vào; ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì nhóm lọc ảo của 50 trường phía Bắc. Nhiều trường đại học chỉ tham gia nhóm lọc ảo toàn quốc do Bộ GD&ĐT thực hiện.
Trong 3 ngày, các nhóm 2 nhóm sẽ chạy phần mềm lọc ảo 10 lần, còn Bộ GD&ĐT thực hiện lọc ảo 6 lần trên toàn quốc. Ngày 8/8, các nhóm sẽ hoàn tất việc lọc ảo vào 15h20 và 17h30 Bộ GD&ĐT sẽ lọc ảo toàn quốc lần cuối. Sau đó, Bộ trả dữ liệu về cho các trường tự quyết định thời gian công bố điểm chuẩn.
Nhiều trường công bố điểm từ chiều 8/8
Theo tìm hiểu của Zing.vn, một số trường như ĐH Bách khoa Hà Nội, Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Giao thông Vận tải TP.HCM, Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM dự kiến công bố điểm trúng tuyển tối 8/8.
Còn các trường như ĐH Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Bách khoa TP.HCM, Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Sư phạm TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM... công bố điểm vào ngày 9/8.
Thí sinh có thể biết điểm chuẩn và tra cứu kết quả trúng tuyển từ chiều 8/8. Ảnh: Việt Hùng.
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức vào trường là danh sách thí sinh được phần mềm lọc ảo toàn quốc gửi lại trường. Sau khi lọc ảo lần cuối vào ngày 8/8, các trường tuyệt đối không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học được tự chủ tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu, điểm trúng tuyển các ngành/nhóm ngành. Nếu trường xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu thì sẽ bị xử lý.
Một số ngành đã có điểm chuẩn
Sau 2 ngày, điểm chuẩn qua mỗi lần lọc ảo của một số trường đã tiệm cận dần với con số chính xác. Theo PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, hết chiều 8/8 mới có điểm trúng tuyển nhưng hiện nay một số ngành của trường đã có được điểm chuẩn "tương đối" chính xác. Cụ thể, mức trúng tuyển các ngành của trường sẽ từ 20 điểm.
"Bất ngờ là một vài chương trình đào tạo quốc tế của vài ngành lại có điểm chuẩn cao hơn hệ đại trà truyền thống lâu nay, nhỉnh hơn mức 24 điểm. Hiện, các ngành này điểm chuẩn gần như chính xác vì trong ngày thứ 2 lọc ảo điểm các ngành này ổn định, dao động rất nhỏ. Ngày 8/8 lọc ảo toàn quốc, điểm các ngành này cũng sẽ khó thay đổi", Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay.
Tương tự, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa TP.HCM cho hay điểm chuẩn các ngành không khác với dự đoán trước đó.
"Chỉ có ngành 'hot' như Khoa học Máy tính trước đó dự báo tăng khoảng 1,5 điểm so với năm 2018 thì hiện tại đã tăng 2 điểm. Một số ngành sẽ có mức trúng tuyển bằng điểm sàn là 18", ông Thắng thông tin.
Sau 2 ngày lọc ảo, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng đưa ra được mức điểm chuẩn dự kiến.
Theo đó, ngành có điểm chuẩn dự kiến cao nhất là Công nghệ Thực phẩm với 20,5 điểm; ngành Ngôn ngữ Anh, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống cùng điểm 20; ngành Quản trị kinh doanh 19,5; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 18,5 điểm. Ba ngành cùng dự kiến lấy 18 điểm là Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán. Thấp nhất là Công nghệ chế biến thủy sản 15 điểm và Công nghệ vật liệu 15,1 điểm.
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM ghi nhận điểm chuẩn các ngành sau 2 ngày lọc ảo. Ảnh: Chụp màn hình.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng ghi nhận điểm chuẩn cao nhất ở ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) 25,2 điểm, có 7 ngành 'hot' của trường trên mức 23 điểm.
Chiều 8/8, Zing.vn sẽ cập nhật điểm chuẩn của các trường đại học.
Theo Zing
Trường đại học Bách khoa Hà Nội sẽ không có ngành nào điểm chuẩn dưới 20 Theo thông tin từ các trường đại học, sau 2 ngày lọc ảo, dự đoán điểm chuẩn các trường như Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội... tương tự như đã dự đoán trước đó. Thí sinh tìm hiểu về tuyển sinh tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh Việt Đinh Theo PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu...