Kiểm tra trực tuyến, muôn kiểu để đánh giá học sinh
Giáo viên và các nhà quản lý đã và đang triển khai nhiều giải pháp để có thể đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh khi kiểm tra trực tuyến.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên học sinh (HS) tại TP.HCM dự kiến sẽ học trực tuyến đến hết học kỳ 1. Việc tổ chức kiểm tra bằng hình thức trực tuyến đang được các trường triển khai. Bên cạnh việc đảm bảo đường truyền, thách thức mới với các trường là đảm bảo sự khách quan, chống quay cóp.
Lên kế hoạch thực hiện
Thời gian này, giáo viên (GV) bộ môn các trường đang tổ chức cho HS làm bài kiểm tra thường xuyên bằng hình thức online.
Thầy Thiều Quang Thịnh, GV Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè), cho biết thầy cho HS làm bài kiểm tra qua Google Forms. Quá trình kiểm tra có gặp đôi chút trục trặc về yếu tố kỹ thuật và đường truyền Internet.
Do kiểm tra online nên thầy Thịnh xác định không thể quan sát hết quá trình các em làm bài. Vì thế, thầy đã tính đến việc HS có thể mở sách giáo khoa ra xem. “Do đó, việc kiểm tra trực tuyến cần phải có thêm các yếu tố phụ bổ sung như chuyên cần, không vắng học và phát biểu xây dựng bài để đánh giá” – thầy Thịnh nói thêm.
“Hiện Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp đang lấy ý kiến các trường để có sự thống nhất chung trong toàn quận về hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ” – thầy Trần Hải Đăng, GV Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Gò Vấp), chia sẻ.
Đối với môn địa lý khối lớp 8, 9 do thầy Đăng dạy, thầy xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục và có sự thống nhất trong tổ nhóm bộ môn về kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ sẽ được tổ chức thi tập trung theo kế hoạch của nhà trường và phòng giáo dục.
Thầy Hải Đăng, giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Gò Vấp), trong một giờ dạy trực tuyến. Ảnh: NVCC
Đánh giá đúng học sinh bằng cách nào?
Video đang HOT
“Dạy trực tuyến nên việc kiểm tra trực tuyến cũng gây không ít khó khăn cho nhà trường” – ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh), thừa nhận.
Ông Tuấn cho biết tránh tình trạng lộ đề do mạng trục trặc, trao đổi khi làm bài, GV phải chuẩn bị nhiều loại đề, cùng mức độ. Bên cạnh đó, trong mỗi bộ đề sẽ có 70% câu hỏi trắc nghiệm, 30% tự luận. Ngoài ra, HS cũng cần phải có những minh chứng để thể hiện quá trình làm bài của mình.
Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), cho hay hiện tổ bộ môn đang làm ngân hàng đề để chuẩn bị cho việc kiểm tra giữa kỳ vào đầu tháng 11.
“Khó nhất khi kiểm tra trực tuyến là làm sao để HS không thể quay cóp, trao đổi bài. Trường tính đến phương án yêu cầu các em phải bật camera và bật mic khi làm bài. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc mở mic sẽ gây ồn, trường đang khuyến khích HS tìm không gian yên tĩnh để làm bài. HS sẽ được kiểm tra thử để làm quen với hệ thống. Bên cạnh đó, trường sẽ tập huấn cho GV về quá trình gác thi. Việc kiểm tra trực tuyến sẽ phát sinh nhiều vấn đề, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay vừa làm vừa khắc phục” – bà Dung nói thêm.
Ông Đặng Đình Quý, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), cho hay trường đang lên kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ vào cuối tháng 10 trên hệ thống K12 Online.
Trừ môn văn, các môn còn lại sẽ ra theo hình thức trắc nghiệm hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Những câu tự luận chú trọng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Còn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, gồm nhiều mã đề, có sự xáo trộn. “Mỗi môn sẽ gồm 25 câu, trong thời gian 35 phút, đảm bảo HS không thể trao đổi bài với nhau” – ông Quý nói thêm.
Trường đã gửi cho HS những lưu ý khi làm bài kiểm tra để các em nắm và tuân thủ. Ban giám hiệu đã chỉ đạo GV bộ môn cho các em kiểm tra thử để xem có vấn đề gì phát sinh thì báo với lãnh đạo có hướng khắc phục.
Tương tự, thầy Đăng cho rằng để tránh việc HS có thể trao đổi đáp án trong lúc làm bài, GV phải chú ý đến ngân hàng đề. “Tránh trường hợp một đề, nhiều lớp cùng làm ở các thời điểm khác nhau. Vì thế ngân hàng câu hỏi phải lớn, phải thực hiện đảo đề, đảo đáp án trong quá trình kiểm tra, mức độ kiến thức trong đề thi thực hiện theo chỉ đạo chung trong tình hình dạy học online” – thầy Đăng bày tỏ.
Thầy Phạm Lê Thanh, giáo viên một trường THPT tại quận 7, bổ sung: Đề thi trắc nghiệm phải theo hướng hiểu mới làm được bài, không kiểm tra kiến thức thuộc lòng. Điều này sẽ phần nào hạn chế việc HS quay cóp và chép bài. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình làm bài kiểm tra trên phần mềm, HS không được rời khỏi màn hình và không thực hiện các động tác lạ, không chuyển sang các giao diện khác, camera sẽ giám sát các em khi làm bài. Nếu có bất thường sẽ báo cáo vi phạm.
“Tuy nhiên, theo tôi, điểm chính yếu là người thầy nên đặt niềm tin ở HS, giáo dục HS ý thức tự chủ và tự giác trung thực. Phụ huynh HS phối hợp với thầy cô trong việc giáo dục, nhắc nhở, động viên con cái trung thực khi học tập và làm bài kiểm tra” – thầy Thanh nhấn mạnh.
Việc kiểm tra, đánh giá phải chính xác, công bằng
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, GV phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập trực tuyến qua các bài kiểm tra trên hệ thống phần mềm, các bản báo cáo quá trình học tập của HS, các bài thu hoạch sau các khóa học của HS…
Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của HS được thực hiện trực tiếp tại nhà trường theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GD&ĐT.
Đối với lớp 1, lớp 2, khai thác các nội dung dạy học trên truyền hình, video clip đã ghi hình. Không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này. Khi HS đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Sở GD&ĐT TP.HCM
Mới: Trường công lập đầu tiên ở Hà Nội kiểm tra học kỳ thông qua hình thức trực tuyến, chi tiết cụ thể như sau
Thời gian dự kiến: Ngày 20/5, cho học sinh tập dượt việc kiểm tra trực tuyến. Ngày 21/5, các học sinh sẽ chính thức thực hiện làm bài kiểm tra trực tuyến.
Ngày 15/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội có văn bản chỉ đạo về việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm cuối năm học 2020-2021 đối với các Phòng GD-ĐT, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc.
Trong đó, văn bản nêu rõ nếu trường nào đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên (có hiệu lực từ ngày 16/5/2021), thì xây dựng phương án tổ chức kiểm tra định kỳ, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý (trường thuộc quận, huyện, thị xã báo cáo Phòng GD-ĐT; trường trực thuộc báo cáo Sở GD-ĐT Hà Nội).
Xét căn cứ tình hình thực tiễn, bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng công nghệ thông tin, Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình) đề xuất kiểm tra học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến cho học sinh. Thời gian dự kiến: Ngày 20/5, cho học sinh tập dượt việc kiểm tra trực tuyến. Ngày 21/5, các học sinh sẽ chính thức thực hiện làm bài kiểm tra trực tuyến.
Theo đó, các môn sẽ được tiến hành kiểm tra trực tuyến là Toán và Tiếng Anh của các khối 6,7,8; thời gian triển khai đến hết ngày 28/5/2021.
Cụ thể, học sinh 3 khối lớp 6,7,8 sẽ được chia ca để kiểm tra, sao cho mỗi phòng từ 20 đến 28 em để thầy cô dễ giám sát.
Trong quá trình làm bài kiểm tra trực tuyến, học sinh sử dụng máy vi tính (laptop hoặc máy tính để bàn) kết nối internet, tham gia đúng phòng Zoom theo danh sách chia phòng của lớp để nhà trường giám sát trong quá trình làm bài.
Nếu học sinh không sử dụng máy vi tính, có thể thay thế bằng 2 thiết bị di động, thiết bị 1 sử dụng để đăng nhập phòng Zoom, thiết bị 2 để làm bài kiểm tra học kỳ trực tuyến.
Mỗi phòng có hai giám thị giám sát. Học sinh vào phòng kiểm tra trước 15 phút để giám thị điểm danh. Trong khi tham gia phòng Zoom, học sinh cần bật camera, bật micro trong suốt quá trình làm bài. Học sinh nào không đảm bảo các yêu cầu trên, sẽ không được công nhận kết quả.
Nếu học sinh không có trang thiết bị đảm bảo các yêu cầu trên, cần thông báo cho giáo viên chủ nhiệm trước ngày kiểm tra để nhà trường và Ban Giám hiệu có phương án thay thế.
Học sinh Trường THCS Thành Công thi online trên máy tính tại phòng tin học nhà trường.
Khi kiểm tra, học sinh sẽ làm bài trắc nghiệm với 40 câu hỏi trên phần mềm kiểm tra Google form (đảm bảo trộn đề tự động, đáp án trộn tự động). Đặc biệt lưu ý, các thí sinh tham gia phòng Zoom phải bật camera quay toàn cảnh vị trí ngồi làm bài của mình và bật micro trong suốt quá trình làm bài.
Đến giờ bắt đầu làm bài, giám thị gửi đường link làm bài cho các thí sinh trong phòng thi, trong quá trình làm bài, học sinh không mở các phần mềm khác và tài liệu (sách giáo khoa, vở...), chỉ được sử dụng giấy nháp trắng, không rời khỏi phòng Zoom kể cả khi đã hoàn thành bài kiểm tra.
Trong hai ngày kiểm tra, Ban chỉ đạo và bộ phận kỹ thuật sẽ giám sát, hỗ trợ xử lý các tình huống đột xuất kịp thời nhất.
Bà Nguyễn Ngọc Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để đảm bảo khách quan, trong quá trình học sinh làm bài kiểm tra, 2 giám thị giám sát các hoạt động của thí sinh và lưu lại toàn bộ giờ kiểm tra dưới dạng video, có biên bản ghi lại các trường hợp bất thường trong giờ làm bài. Tất cả các trường hợp gặp sự cố và không đủ điều kiện tham dự giờ kiểm tra, sẽ được nhà trường hỗ trợ để làm bài bổ sung.
Ông Lê Đức Thuận, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho hay, hiện trên địa bàn quận Ba Đình, Trường THCS Thành Công là trường công lập đầu tiên được phê duyệt cho kiểm tra học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến.
Vì sao nhiều học sinh vô cảm trước cái ác? Hiện tượng học sinh vô cảm trước bạo lực học đường, thậm chí không can ngăn mà còn reo hò, cổ vũ khi chứng kiến bạn mình đánh nhau... khiến nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm lo ngại. Hai nữ sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, TPHCM đánh nhau ngay trong lớp học, ngày 10/3 Liên tiếp xảy ra bạo...