Kiểm tra trực tuyến: Đánh giá đúng năng lực học sinh là “điều không tưởng”?
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc cho học sinh đến trường để kiểm tra trực tiếp là bất khả kháng với hầu hết các địa phương.
Nếu như việc học online được coi như đã tạm vào nề nếp thì việc kiểm tra học kỳ đang khiến các trường băn khoăn về cách thức thực hiện khi chỉ còn ít tuần nữa là kết thúc năm học.
Kiểm tra trực tuyến chưa có tiền lệ
Chia sẻ về vấn đề này, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, gián đoạn việc học là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong 1-2 năm học tới. Việc các trường chủ động xây dựng kịch bản tổ chức kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến là điều cần thiết.
Trong thông tư 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT cũng đã có quy định về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến, như vậy là căn cứ pháp lý cho việc này đã được đảm bảo.”
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cho hay, trong điều kiện dịch Covid-19 này mà học sinh vẫn tiếp tục chương trình học thì vẫn phải cho học sinh kiểm tra để kết thúc học kỳ; bởi dù sao quy trình học và kiểm tra phải gắn liền với nhau.
Với tình hình hiện tại không thể kiểm tra trực tiếp thì các trường phải cố gắng để làm sao việc kiểm tra trực tuyến phản ánh được khách quan nhất.
Dù có nhiều vấn đề nhưng trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp, kiểm tra học kỳ theo hình thức trực tuyến được coi là phương pháp tối ưu nhất vào thời điểm này. (Ảnh minh họa)
Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc cho học sinh đến trường để kiểm tra trực tiếp là bất khả kháng với hầu hết các địa phương.
Video đang HOT
Trong khi đó, thời gian kết thúc năm học không còn nhiều (gần 3 tuần). Vì vậy, kiểm tra học kỳ theo hình thức trực tuyến được coi là phương pháp tối ưu nhất.
Khẳng định những lợi ích của kiểm tra trực tuyến, tuy nhiên, thầy Ngọc cũng thừa nhận, hiện nay, hình thức kiểm tra này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.
“Kiểm tra bằng hình thức trực tuyến là việc chưa có tiền lệ. Có lẽ, kiểm tra học kỳ trực tuyến còn là khái niệm còn khá mới mẻ với cả phụ huynh, học sinh, giáo viên và nhà trường. Điều này có thể gây ra tâm lý e ngại, lúng túng, việc thực hiện sẽ trở nên khó khăn hơn”, thầy Ngọc chia sẻ.
Theo thầy Ngọc, cơ sở vật chất, hạ tầng mạng cũng được coi là thách thức lớn, khiến việc tổ chức thi trực tuyến trở nên bất cập. Việc có một máy tính, một đường truyền ổn định riêng không phải học sinh nào cũng đáp ứng được.
Trong khi đó, thầy giáo Trần Mạnh Tùng ( trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội) lại cho rằng, việc đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong kiểm tra trực tuyến là một bài toán lớn, khiến thầy cô, nhà trường và các nhà giáo dục “đau đầu”.
“Tính tự giác của học sinh nói riêng và của con người Việt Nam nói chung còn chưa cao. Căn bệnh thành tích đã ăn sâu, bén rễ vào tư duy mỗi người. Do đó, nếu học sinh ngồi tại nhà để kiểm tra thì việc đảm bảo tính nghiêm túc và đánh giá đúng năng lực của các em sẽ được xem là “điều không tưởng”, thầy Tùng nhấn mạnh.
Xem lại điểm thi của học sinh nếu điểm cao bất thường
Để chuẩn bị tốt nhất cho việc kiểm tra trực tuyến, thầy cô và nhà trường cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả các kịch bản có thể phát sinh trong quá trình tổ chức kiểm tra.
Thầy Vũ Khắc Ngọc chia sẻ: “Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như năng lực của mỗi cấp học mà nhà trường lựa chọn nội dung, mức độ yêu cầu và hình thức của bài thi phù hợp. Ví dụ học sinh tiểu học còn nhỏ thì nên hạn chế các câu hỏi tự luận phải gõ phím nhiều mà nên ưu tiên trắc nghiệm”.
Theo thầy, để kỳ kiểm tra thật diễn ra suôn sẻ thì tốt nhất các trường nên làm thử 1-2 lần trước để kịp thời rút kinh nghiệm cho lần đánh giá cuối cùng.
Trong trường hợp điểm kiểm tra chênh lệch quá nhiều so với sức học bình thường của các em khi ở lớp, các thầy cô cũng cần phải rà soát, cân nhắc cho kiểm tra lại bằng hình thức phù hợp.
Còn theo Tiến sĩ Tùng Lâm, ngoài việc chuẩn bị các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, cơ sở vật chất, nội dung kiểm tra… phù hợp với các em học sinh, thì kỳ kiểm tra này sẽ thành công và nhân văn hơn nếu như có được ý thức tự giác, trung thực của học sinh và phụ huynh.
Dù việc tổ chức kiểm tra trực tuyến còn mới mẻ và vẫn còn tồn tại khá nhiều những bất cập. Tuy nhiên, chúng ta hãy tin rằng, nếu nhà trường và thầy cô giáo luôn quan tâm, sát sao với học sinh, thì kết quả bài thi trực tuyến vẫn sẽ là căn cứ quan trọng nhất để có thể nắm bắt và đánh giá đúng được năng lực thật của các em.
Trường học "mắc kẹt" vì COVID-19, làm thế nào để thi trực tuyến hiệu quả?
Thực hiện kiểm tra như thế nào để đánh giá đúng năng lực học sinh? Trong trường hợp thi trực tuyến, phải tổ chức như thế nào để đảm bảo hiệu quả? - đó là những băn khoăn lớn nhất hiện nay của các trường học trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Học sinh nhanh chóng thích nghi
Đã nhiều lần được "tập dượt" bằng các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút bằng hình thức trực tuyến, Lê Việt Hoàng - học sinh Trường THPT Bến Tre (tỉnh Vĩnh Phúc) - tỏ ra hào hứng với hình thức này. Hoàng cho rằng, thời gian đầu làm bài kiểm tra theo hình thức trực tuyến, cả lớp ai cũng "đau tim" vì áp lực thời gian, thiếu kinh nghiệm về công nghệ và chưa kịp thích nghi. Nhưng khi đã quen, em và các bạn thích hình thức này vì cảm thấy thoải mái và công bằng.
"Kiểm tra online sẽ không "caosu" được như ở trên lớp vì phải đúng thời gian, chỉ muộn vài giây cũng không nộp được bài. Hơn nữa, cô giáo cũng phân cho chúng em mỗi người 1 mã đề riêng tuỳ theo sĩ số của lớp để hạn chế tối đa việc chép bài của nhau" - Hoàng cho biết.
Theo chia sẻ của Hoàng, để làm tốt bài thi bằng hình thức trực tuyến, học sinh phải phân chia thời gian mỗi bài, mỗi câu hợp lý. Phạm vi kiến thức đều đã được trang bị trên lớp cũng như học trực tuyến, nên chỉ cần ôn tập là có thể làm bài tốt.
Nhiều học sinh đã thích nghi với hình thức thi trực tuyến. Ảnh: Thiều Trang
Đã nhiều lần thực hiện bài kiểm tra 15 phút bằng hình thức trực tuyến, Nguyễn Khánh Linh - học sinh lớp 10, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (TP.Hà Nội) - cho rằng, để làm bài tốt, học sinh phải đầu tư khá nhiều. Cụ thể là máy tính, điện thoại hay thiết bị di động có cấu hình cao, mạng phải siêu "khỏe", hoặc bỏ tiền đầu tư 4G, 5G thì mới có thể làm bài trơn tru.
Về kỹ năng, phải có kỹ năng máy tính tốt, tự giải quyết được vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm bài. Theo đó, trong quá trình làm bài kiểm tra phải cẩn thận, phải chụp màn hình bài thi để làm bằng chứng, đề phòng làm xong rồi mà máy tính bị thoát ra ngoài, hay đến giờ thi không vào được kênh thi do quá tải người truy cập.
"Có một số lần chúng em kiểm tra, vào được rồi nhưng máy chưa chạy xong, vẫn quay đều quay đều, tức là bọn em chưa thể làm bài, trong khi đồng hồ bấm giờ thì vẫn chạy. Vì vậy, phải chụp bằng chứng gửi cô giáo để cô có phương án khác" - Khánh Linh chia sẻ.
Kinh nghiệm thi trực tuyến hiệu quả
Là trường phổ thông đầu tiên của Hà Nội thử nghiệm việc kiểm tra đánh giá cuối học kỳ theo hình thức trực tuyến, TS Lại Thị Phương Thảo - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho rằng, việc kiểm tra theo hình thức trực tuyến khác việc tổ chức kiểm tra trên lớp.
Về đề thi, nhà trường, thầy cô cần chuẩn bị ngân hàng đề thi đầy đủ để mỗi học sinh có một mã đề thi khác nhau, đảm bảo thí sinh không thể trao đổi bài, đáp án.
Về phần mềm thi, thầy cô phải dành thời gian để kiểm tra hệ thống máy chủ, test lại hệ thống giám sát, các phần mềm truy vết, kiểm tra trong quá trình học sinh làm bài thi trên máy tính.
Về coi thi, nhà trường phân công cán bộ coi thi, đưa cán bộ coi thi vào các lớp học ảo rồi hoàn thiện lịch trình coi thi của các môn thi. Đồng thời, nhà trường phải ban hành quy chế tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến. Quy chế này được phổ biến đến toàn thể học sinh, giáo viên, phụ huynh trong trường.
Giáo viên Trường THPT chuyên Ngoại ngữ giám sát học sinh làm bài kiểm tra cuối học kỳ bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: Bích Hà
Chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Cảnh Toàn - giáo viên Trường THCS thị trấn Hoa Sơn (Vĩnh Phúc) - nói rằng, việc kiểm tra, thi trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Điển hình như việc giáo viên không thể kiểm soát hết tất cả học sinh hay đường truyền mạng không ổn định. Vì vậy, để đảm bảo công bằng, khách quan, các trường cần soạn đề thi phù hợp, xây dựng quy chế thi cụ thể và kiểm soát chặt chẽ quá trình làm bài thi của học sinh.
Thầy Toàn cũng đề ra phương án kiểm đánh giá trong "mùa COVID-19" đối với những môn xã hội. Theo đó, giáo viên sẽ giao bài tập mang tính dự án, có tính vận dụng thực tiễn cao cho học sinh làm thay vì thi. Đó không phải là bài tập trong sách giáo khoa hay bài tập trên lớp mà là các bài tập ứng dụng từ kiến thức đã được học, như vậy mới có thể để đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Dạy trực tuyến chỉ hiệu quả khi đừng coi đó là giải pháp tình thế "Dạy và học trực tuyến nhiều khi cả người dạy, người học như đang ngồi xem một bộ phim không yêu thích trong khoảng thời gian dài 45 đến 90 phút dẫn đến sự mệt mỏi." - Thầy Trần Mạnh Tùng chia sẻ. Trải qua 2 đợt dạy học trực tuyến trong vòng một năm qua, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên...