Kiểm tra “đầu vào” bất ngờ, chiêu trò ép học sinh chính khóa đến lò dạy thêm
Điều đáng buồn là trong bức tranh dạy thêm hiện nay có những giáo viên đã dùng những chiêu trò để ép học sinh của mình đến nhà học thêm với mình.
Năm học 2020-2021 vẫn sẽ là một năm học khó khăn đối với ngành giáo dục bởi dịch bệnh covid-19 vẫn đang là nỗi lo thường trực cho mọi người trong bối cảnh hiện nay.
Vì thế, một số Sở Giáo dục trên cả nước đã ra công văn yêu cầu các nhà trường, giáo viên tạm dừng việc dạy thêm ở giai đoạn này nhưng rồi việc dạy thêm vẫn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là khu vực thành thị.
Điều đáng buồn là trong bức tranh dạy thêm hiện nay có những giáo viên đã dùng những chiêu trò để ép học sinh của mình đến nhà học thêm với mình. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy không còn được vẹn nguyên trong mắt phụ huynh nữa.
Bức tranh dạy thêm hiện nay vẫn khá phức tạp (Ảnh minh họa: Báo Vietnamnet)
Kiểm tra đầu năm không báo trước
Ngay đầu năm học này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
Tại Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT cũng đã quy định rất rõ số lượng bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và chúng ta thấy số lượng bài kiểm tra đã giảm xuống rất nhiều so với trước đây.
Hơn nữa, việc kiểm tra dù là kiểm tra thường xuyên thì các tổ chuyên môn và trường học đều có lịch rất cụ thể về số lượng bài, thời gian kiểm tra.
Vậy nhưng, vẫn có những giáo viên cho học sinh kiểm tra thường xuyên (15 phút) ngay tuần học đầu tiên với lý do để nắm tình hình lớp học nhưng thực chất là để “hạ gục” học sinh của mình.
Một phụ huynh kể với chúng tôi chuyện cô giáo dạy Tiếng Anh cho học sinh kiểm tra 15 phút ngay tuần đầu tiên của năm học này.
Lúc đầu, chúng tôi không tin vì mới vào học thì kiểm tra cái gì. Tức thì, vị phụ huynh này chụp cho chúng tôi tin nhắn mà 2 phụ huynh đã nhắn cho nhau.
Được biết, cô giáo này “có tiếng” về chiêu trò trong việc dạy thêm.
Cứ đầu năm học là cô cho học sinh kiểm tra bất ngờ, không hẹn trước để học sinh bị điểm thấp. Khi học sinh bị điểm thấp thì cô giáo bắt đầu giới thiệu cơ sở dạy thêm của mình.
Học sinh mà không đi học thêm thì thường không thể hiểu được bài vì đến lớp phần nhiều là cô chỉ giảng qua loa sau đó gọi học sinh không học thêm lên làm bài tập…
Video đang HOT
Tin nhắn trao đổi giữa 2 vị phụ huynh về chiêu trò kiểm tra bất chợt “đầu vào” để ép học sinh đến lớp dạy thêm của một giáo viên tiếng Anh.
Nhưng những em nào học thêm với cô giáo này thì ít bị cô giáo lớn tiếng trên lớp- dù cho việc làm bài tập trên lớp không tốt.
Thường thì điểm kiểm tra của những học sinh học thêm rất cao. Vì cô có thói quen là cho học sinh học thêm “làm nháp” bài kiểm tra trước khi “kiểm tra thật” ở trên lớp.
Vì thế, mỗi khi mà phụ huynh nghe con mình học với cô giáo này thì ai cũng ái ngại bởi cô quá xem trọng chuyện dạy thêm và hời hợt với việc dạy chính khóa trên lớp.
Giới hạn nội dung kiểm tra với học sinh học thêm nhưng không giới hạn với học sinh không học thêm
Không chỉ có chiêu trò kiểm tra bất thình lình để học sinh bị điểm thấp nhằm lôi kéo học sinh đi học thêm để “bổ sung kiến thức” mà có những giáo viên còn đối xử không phù hợp với những em không học thêm.
Đó là tình trạng khi kiểm tra thì thông thường giáo viên sẽ giới hạn một số đơn vị kiến thức trọng tâm đã học để học sinh học ôn tập bài trước khi kiểm tra. Nhưng, một số giáo viên đầu năm họ không làm như vậy.
Những thầy cô này chỉ nói là ngày nào đó kiểm tra nhưng không giới hạn kiến thức ôn tập. Trong khi, có những môn học nhiều tiết nên học sinh không thể nào ôn hết được. Vì thế, khi làm bài sẽ không tốt và dĩ nhiên là điểm kiểm tra sẽ thấp.
Trong khi đó, những em đi học thêm thì giáo viên lại giới hạn cụ thể bài nào, chương nào cho học sinh học. Vì vậy, khi kiểm tra thì những em đi học thêm với thầy cô sẽ được điểm cao hơn.
Những em bị điểm thấp sẽ là lý do để thầy cô nhắc nhở cần phải học thêm, nếu không học thêm thì sẽ không nắm được kiến thức và kết quả học tập sẽ thấp.
Nhiều phụ huynh dù không muốn cho con đi học thêm nhiều môn vì thấy con mình quá tải, hoặc là các thầy cô đang dạy con mình họ thấy không êm bằng những thầy cô khác.
Nhưng vì điểm số, vì sự yên ổn của con em mình trong lớp học mà họ đành phải ngậm ngùi để con đi học thêm với những giáo viên đang được phân công dạy chính khóa.
Méo mó hình ảnh người thầy vì dạy thêm học sinh chính khóa
Thực tế, có nhiều thầy cô dạy giỏi, họ mở lớp dạy thêm trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh. Trong những lớp dạy thêm của mình thì giáo viên không thu tiền những em học sinh khó khăn, thậm chí còn giúp đỡ thêm về vật chất cho học trò của mình.
Những thầy cô như vậy bao giờ cũng được học sinh kính trọng, phụ huynh mến phục. Nhất là những thầy cô đã khơi dậy lòng say mê học tập của học trò, giúp học trò tiến bộ và đỗ đạt cao.
Tuy nhiên, vẫn có những thầy cô dạy thêm không phải vì mình hay, mình giỏi mà là vì mình đang là giáo viên dạy chính khóa trên lớp và có một số chiêu trò để lôi kéo học trò đi học thêm.
Một số giáo viên quá xem trọng đồng tiền mà làm mất đi hình ảnh của người thầy. Chỉ tiếc, những trường hợp như vậy bây giờ không khó tìm trong các trường phổ thông…
Bao giờ chấm dứt được tình trạng dạy thêm, học thêm ở các trường phổ thông? Có thể không bao giờ chấm dứt được bởi ngoài lý do là chương trình, sác giáo khoa nặng kiến thức thì còn rất nhiều lý do khác nữa.
Những lý do này thì nhiều phụ huynh biết lắm nhưng rồi cũng đành phải gắng gượng cho con mình đến nhà thầy cô để học thêm dù trong lòng không hề muốn chút nào.
Hết ép học sinh học thêm vì giáo viên đó ra đề?
Những thay đổi về kiểm tra, đánh giá học sinh THCS, THPT tiếp tục được mổ xẻ, phân tích sâu hơn trước khi các quy định có hiệu lực và áp dụng từ tháng 11 tới.
Thay đổi kiểm tra, đánh giá trong năm học mới ở cấp THCS và THPT vì sự tiến bộ của người học - NGỌC DƯƠNG
Trong 2 ngày 17 - 18.9, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục trung học, trong đó có rất nhiều quy định mới được áp dụng từ năm học này.
Giảm đầu điểm nhưng không khống chế số lần kiểm tra
Tại hội nghị, một nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại diện các sở GD-ĐT là việc Bộ mới ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra, đánh giá với học sinh (HS) THCS, THPT.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng đổi mới đánh giá là rất cần thiết, nhưng lâu nay giáo viên (GV) có thói quen dùng điểm số để đánh giá HS nên khi tiếp cận thông tin thay đổi, một số thầy cô lo lắng.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ, nêu ví dụ hiện nay, số đầu điểm với HS THCS rất nhiều. HS tiểu học 1 năm chỉ chấm điểm có bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, nhưng lên lớp 6 thì dồn dập các bài kiểm tra tính điểm.
Theo ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), việc thay đổi cách kiểm tra, đánh giá để áp dụng ngay là vấn đề hết sức bức thiết, không thể chờ đến khi thực hiện chương trình, SGK mới.
"Chúng tôi đi kiểm tra thấy rằng có nơi HS lớp 9 có tới 49 lượt đầu điểm trong 1 năm học. Kiểm tra nhiều, liên tục như thế nhưng lại chưa đánh giá được thực chất năng lực của người học, lại gây áp lực quá lớn cho các em. Do vậy, việc giảm số đầu điểm là rất cần thiết", ông Hồng nói.
Ông Hồng cũng cho rằng việc chốt số đầu điểm theo thời lượng học tập theo hướng giảm đáng kể, nhưng Thông tư 26 không khống chế số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên, vì tinh thần xuyên suốt của quy định mới là đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
Ví dụ, môn toán có tối đa 12 đầu điểm 1 năm học, nhưng không có nghĩa HS chỉ làm 12 bài kiểm tra mà GV có thể cho HS thực hiện nhiều bài kiểm tra hơn. Mục đích là để HS có cơ hội nỗ lực để đạt kết quả tốt hơn so với chính em đó. Ví dụ, hôm nay kiểm tra HS A được 4 điểm nhưng nếu sau đó, GV không kiểm tra, đánh giá em đó thêm lần nào nữa, thì HS hết cơ hội. "Tuy nhiên, việc kiểm tra phải rõ mục tiêu yêu cầu cần đạt là gì... chứ không phải GV cứ thích kiểm tra gì thì kiểm tra", ông Hồng nhấn mạnh.
Quy định mới đa dạng hình thức đánh giá thường xuyên như trực tuyến; qua hỏi đáp, viết, thuyết trình, sản phẩm học tập... Kiểm tra viết trong đánh giá thường xuyên có thể 15 phút, 30 phút và 45 phút... "Do vậy, nếu hiểu rằng bỏ hẳn bài kiểm tra 1 tiết là cách hiểu không đúng", ông Hồng nói.
Ông Hồng cũng cho hay cuối tháng 10, Bộ sẽ tiếp tục tập huấn kỹ hơn cho GV cốt cán việc đánh giá bằng nhận xét. Nhận xét không phải viết chữ "cô khen" hoặc đóng cái dấu mặt cười vào bài viết của HS.
Chấm dứt đề kiểm tra của lớp này khó hơn lớp khác
Ông Hồng cũng cho rằng hiện nay có hiện tượng ngay trong một trường, do GV tự ra đề kiểm tra nên mức độ khó dễ của đề chênh lệch giữa mỗi lớp. GV có thể tùy tiện cho thêm câu hỏi rất khó vào đề kiểm tra vì cho rằng HS của mình học khá hơn. Do vậy, dẫn đến tình huống HS đạt điểm 10 của lớp này nhưng năng lực học tập lại không tốt bằng HS đạt điểm 8 của lớp khác, do không cùng một "thước đo".
Thực tế này sẽ được cải thiện khi thực hiện theo cách đánh giá mới, các bài kiểm tra định kỳ phải tuân thủ quy định chung. Đề kiểm tra phải xây dựng trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng các mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong chương trình. Theo ông Hồng, khi làm được như vậy thì việc đối sánh kết quả giữa các địa phương, giữa từng lớp, từng HS mới phản ánh đúng thực chất và khi đó việc các trường ĐH, CĐ tuyển sinh bằng học bạ sẽ yên tâm hơn.
Việc xây dựng bài kiểm tra trên ma trận, đặc tả còn giúp tránh được những việc tiêu cực như ép HS học thêm chỉ vì GV đó ra đề. Để làm được điều này, theo ông Hồng, sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ tập huấn sâu cho GV cốt cán xây dựng đề kiểm tra theo hướng ma trận, đặc tả. Trước khi Thông tư có hiệu lực (tháng 11.2020), Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chung về cách ra đề kiểm tra theo ma trận, đặc tả, kèm đề minh họa để gửi các sở GD-ĐT.
Ông Hồng cũng nhấn mạnh việc điều chỉnh kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 26 chỉ thực hiện cho chương trình giáo dục hiện tại. Còn chương trình mới sẽ thực hiện theo thông tư mới hoàn toàn.
Thi tốt nghiệp THPT ra sao khi thay đổi kiểm tra, đánh giá ?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết kỳ thi năm 2020 đã được giao về cho địa phương với cách ra đề theo chuẩn đầu ra của chương trình, chứ không ra đề nhằm 2 mục tiêu như kỳ thi THPT trước đây. Nhờ vậy, kết quả thi đã phản ánh đúng hơn chất lượng dạy học ở phổ thông, phù hợp với mục tiêu của kỳ thi với tên gọi thi tốt nghiệp THPT. Cách thức xây dựng đề kiểm tra theo ma trận, đặc tả mà Thông tư 26 đang hướng tới cũng nhằm tiến tới việc đánh giá định kỳ thực chất, công bằng hơn giữa các nhà trường, địa phương.
Ông Sái Công Hồng cho biết theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng, đầu tháng 10, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025 để các địa phương chuẩn bị. Trước khi công bố, phương án này phải trình và được Chính phủ đồng ý mới cho phép triển khai.
TP.HCM: Sẽ có bộ tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh tiểu học
Ngày 18.9, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo khẩn đến Sở GD-ĐT TP.HCM về việc phê duyệt đơn vị in ấn và phát hành tài liệu giáo dục địa phương.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chỉ đạo giao Sở GD-ĐT TP.HCM chịu trách nhiệm hoàn chỉnh tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương bậc tiểu học. Báo cáo Bộ GD-ĐT về tài liệu đã được phê duyệt trước khi chính thức ban hành bộ tài liệu giáo dục địa phương.
Tài liệu giáo dục địa phương TP.HCM lớp 1 phải đúng với nội dung được Hội đồng thẩm định thông qua bộ tài liệu giáo dục địa phương bậc tiểu học, được UBND TP.HCM phê duyệt. Mọi điều chỉnh, bổ sung phải được sự chấp thuận của UBND TP.
Bích Thanh
Chuyển giao quyền chọn SGK từ trường sang UBND cấp tỉnh
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 25 quy định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông thay thế cho Thông tư 01. Theo đó, thực hiện theo luật Giáo dục 2019, việc chọn SGK sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định thay vì cấp trường như Thông tư 01.
Tuy nhiên, ông Thành khẳng định vai trò của GV và mỗi cơ sở giáo dục vẫn rất quan trọng. Quy trình sẽ bắt đầu từ đề xuất của GV, tổ bộ môn của mỗi nhà trường, chọn ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học.
Kết quả chọn phải có trước 5 tháng trước năm học mới, để có đủ thời gian in ấn, tập huấn GV. Cuối tháng 11.2020, Bộ sẽ ban hành những SGK lớp 6 mới được hội đồng thẩm định phê duyệt, để các địa phương chuẩn bị lựa chọn cho năm học 2021 - 2022, năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, SGK với cấp THCS.
Vẫn dạy thêm, học thêm: Khó kỷ luật tích cực Sẽ áp dụng hình thức kỷ luật tích cực, không đuổi học học sinh...là một trong những điểm mới được áp dụng từ tháng 10/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, nhà trường khó có thể thực hiện khi giáo viên chưa được đào tạo, vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm. Học sinh lớp 6 ở Quảng Bình...