Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ: Trao quyền chủ động cho địa phương
Thời điểm kiểm tra cuối kỳ của học sinh (HS) phổ thông đang đến gần. Phương án nào để vừa có được bài kiểm tra phản ánh đúng chất lượng học tập, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả thầy và trò là vấn đề được người dân quan tâm.
Ảnh minh họa.
“Xoay” như chong chóng…
Có con đang học lớp 2 Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (Hà Nội), chị Vũ Mai Hoa cho biết, cả tuần trước các phụ huynh trong lớp đều lo lắng với việc con sẽ đến trường để thi cuối học kỳ trực tiếp theo văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT. Chính cô giáo chủ nhiệm là người đã trấn an các bậc phụ huynh rằng cụ thể phải chờ hướng dẫn của phòng, của trường rồi mới có thông báo chính thức về hình thức kiểm tra cuối kỳ của học sinh nên các bố mẹ trước mắt cứ yên tâm đồng hành cùng con học bài, ôn tập các kiến thức đã học.
Mới đây, mọi sự chú ý đổ dồn về hai khối 1 và 2 khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành văn bản quy định về hình thức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ I năm học 2021-2022 với HS tiểu học. Theo Bộ, 2 khối này sẽ đến trường kiểm tra trực tiếp để đảm bảo đánh giá chính xác việc học tập thời gian qua. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao lại là 2 khối lớp nhỏ nhất này kiểm tra trực tiếp mà lớp 3, 4, 5 lại kiểm tra trực tuyến?
Theo văn bản của Bộ GDĐT, các cơ sở giáo dục thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn phòng dịch. Cụ thể là họp cha mẹ HS để thống nhất cách thực hiện, có kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ, chia nhỏ lớp bảo đảm giãn cách để tổ chức ôn tập cho HS… Tuy nhiên theo nhiều phụ huynh và giáo viên tiểu học, việc này chỉ phù hợp khi HS đã trở lại trường học tập trong bối cảnh an toàn về dịch. HS nhỏ tuổi, nhất là lớp 1 ở nhiều địa bàn như Hà Nội, TP HCM chưa từng học trực tiếp lớp 1 bao giờ nên nếu giờ mở cửa trường học cho các con, cần thời gian để làm quen, ổn định nề nếp, tiến hành ôn tập sau đó mới có thể kiểm tra. Vậy ai sẽ đảm bảo an toàn cho các em?
Mặc dù văn bản của Bộ cũng nêu “trường hợp bất khả kháng” HS không đến trường được để làm bài kiểm tra trực tiếp thì các trường cần báo cáo cơ quan quản lý để có phương án làm bài kiểm tra theo hình thức trực tuyến. Nhưng thế nào là “trường hợp bất khả kháng” hiện cũng không được nêu rõ.
Rất mừng sau đó Bộ GDĐT lại tiếp tục có văn bản hướng dẫn về việc này. Theo đó, tùy điều kiện thực tế từng địa phương, các sở GDĐT hướng dẫn trường học tổ chức kiểm tra định kỳ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngoài ra, địa phương có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian thực hiện kiểm tra phù hợp với kế hoạch năm học trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn.
Địa phương chủ động
Video đang HOT
Trên thực tế, hai năm học vừa qua, thầy trò nhiều nơi đã làm quen và thích ứng dần với hình thức dạy học trực tuyến. Hàng ngày, hàng tuần các em vẫn được giao phiếu bài tập, làm bài kiểm tra gián tiếp sau đó phụ huynh chụp ảnh gửi cô giáo nhận xét, sửa chữa. Nhiều trường hiện đại hơn thì cả cô và trò đã dần làm quen với việc HS làm bài tập, bài kiểm tra trắc nghiệm trên phần mềm trực tuyến nên nếu kiểm tra định kỳ bằng hình thức này, có lẽ cũng không ai còn bỡ ngỡ nữa. Nếu ngay lập tức thay đổi hình thức kiểm tra thì chính HS sẽ là người ngỡ ngàng nhất, kết quả phản ánh cũng chưa chắc là thực chất. Vì vậy, đa số ý kiến đồng tình với việc học trực tuyến thì kiểm tra trực tuyến, học trực tiếp kiểm tra trực tiếp.
Bên cạnh đó, nội dung thi nên là học gì, thi nấy để giảm bớt áp lực, căng thẳng cho cả thầy và trò bởi với việc học trực tuyến một thời gian dài đã rất áp lực. Ngay cả những nơi được học trực tiếp thì tâm trạng nơm nớp lo lắng nhỡ có F0 của nhiều phụ huynh, HS và giáo viên cũng sẽ tồn tại, ít nhiều ảnh hưởng đến việc học và thi so với mọi năm.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh kiểm tra định kỳ là một hoạt động trong các hoạt động học tập của HS nhằm xác định HS đã hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, linh hoạt các hình thức kiểm tra học kỳ nhưng không thể linh hoạt về thời điểm kiểm tra mà cần có lịch cố định sau khi HS học xong một phần nội dung chương trình, từ đó có đánh giá để rút kinh nghiệm việc dạy và học của thầy và trò những thời gian sau tốt hơn.
Hiệu trưởng một trường Tiểu học của huyện Thanh Trì cho rằng, từ đầu năm đến nay Bộ đã nhiều lần có chỉ đạo về việc kiểm tra đánh giá định kỳ với khối tiểu học với các yêu cầu trái ngược nhau khiến thầy và trò đều lúng túng. Từ không kiểm tra, đánh giá HS hồi đầu năm học đến kiểm tra trực tiếp, và hiện tại là kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Vị này mong muốn Bộ nên giao quyền chủ động cho các địa phương, các Sở, phòng quyết định hình thức kiểm tra, đánh giá HS tiểu học bởi mỗi địa bàn có cấp độ dịch khác nhau và thống nhất kỹ càng phương án để đến khi công bố, không gặp phải những ý kiến trái chiều, băn khoăn của phụ huynh.
Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết sắp tới, sở sẽ có hướng dẫn để các trường kết hợp với cha mẹ HS có hình thức kiểm tra nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, không gây căng thẳng cho HS.
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, sở sẽ yêu cầu các trường thăm dò ý kiến phụ huynh về việc tổ chức kiểm tra học kỳ 1. Về cơ bản, HS đang học trực tiếp sẽ được tổ chức ôn tập kiểm tra trực tiếp, đang học trực tuyến sẽ ôn tập để kiểm tra theo hình thức trực tuyến.
Thầy cô chủ nhiệm thay đổi, học trò hạnh phúc
Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh thân yêu, nhiều thầy cô giáo trong ngành Giáo dục Hải Phòng đã có thay đổi tích cực.
Học sinh trường THCS cùng đập lợn góp vào phong trào chung.
Nhờ đó mà mối quan hệ thầy - trò trở nên tốt đẹp, học trò cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến trường.
Lan tỏa yêu thương
Công tác chủ nhiệm lớp có một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Thầy cô chủ nhiệm được ví như người cha, người mẹ của học sinh mà trường học chính là ngôi nhà thứ 2 của các em. Trong thực tế, nhiều thầy cô giáo đã làm tốt công tác chuyên môn nhưng rất e ngại làm chủ nhiệm. Và cũng không ít học sinh lo sợ đến tiết sinh hoạt lớp mỗi tuần bởi đó là giờ thầy cô "xử tội".
Tuy nhiên, cùng với đổi mới trong hoạt động chuyên môn, công tác chủ nhiệm có sự chuyển biến tích cực. Thầy cô chủ nhiệm đã thay đổi, dần xa lối giáo dục "dập khuôn" với những lời nói giáo điều, răn đe trong tiết sinh hoạt lớp. Từ đó, các tiết sinh hoạt trở nên sôi động, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm được tăng cường, cô trò hiểu nhau, gần gũi hơn.
Cô giáo Vũ Thị Phượng, chủ nhiệm lớp 7A8, Trường THCS Đằng Hải, quận Hải An có 19 năm công tác trong ngành Giáo dục. Cô từng là Tổng phụ trách Đội, làm công tác chủ nhiệm nhiều năm. Trong vai trò chủ nhiệm lớp, cô luôn tận tâm, dốc sức cho học sinh và coi các em như những đứa con của mình.
Cô Phượng từng phát hiện một học sinh thường xuyên cầm nhiều tiền đến lớp và xao nhãng học tập bởi các trò chơi qua mạng. Ngay lúc đó, cô liên lạc với phụ huynh để trao đổi. Cha mẹ em đã không sát sao con, thấy mất tiền trong ví nhưng không hoài nghi, để ý. Cô và phụ huynh đã phối hợp uốn nắn, giúp em có nhận thức đúng đắn, chăm học hơn.
Trong quá trình chủ nhiệm lớp, nhiều học sinh tâm sự với cô rằng em chán học, cha mẹ cứ ép học trong khi em không tiếp thu được, không muốn thi THPT mà cha mẹ kì vọng làm em bị áp lực. Được cô động viên, các em đã cố gắng hơn, có em đã lấy lại được sự hứng thú trong học tập để thi đỗ THPT. Với học sinh không đủ năng lực để thi cô cũng trao đổi để phụ huynh nắm được, định hướng khác cho con.
Phạm Minh Hương, học sinh lớp 7A8, Trường THCS Đằng Hải hào hứng, cô chủ nhiệm của em rất tâm lý, cô luôn vui vẻ nhưng cũng chừng mực và nghiêm khắc đúng lúc. Quá trình học tập, em cùng các bạn luôn được cô dạy bảo ân cần. Nhờ thế, cả lớp bạn nào cũng chăm ngoan, học giỏi và không có ai vi phạm nội dung lớp học hay quy định của nhà trường.
Lớp 7A8 đưa ra sáng kiến phong trào "Mỗi ngày một câu chuyện tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp", để các thành viên phấn đấu xây dựng. Phong trào của lớp luôn đứng trong tốp đầu của trường. Chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20/11 vừa qua của lớp được giải Nhì. Các em tự tay chuẩn bị quà tri ân thầy cô và bí mật tổ chức cho cô giáo chủ nhiệm một buổi lễ 20/11 thật ngọt ngào, hạnh phúc.
Lý Minh Trang, lớp trưởng lớp 7A8 cũng chia sẻ, cô Phượng như người mẹ thứ 2 của lớp. Lứa tuổi mới lớn rất cần sự định hướng, giáo dục về giới tính, chính vì thế cô thường trò chuyện với học trò, đưa ra những tình huống giả định để học sinh giải quyết và cô đưa lời khuyên.
Học sinh lớp 7C2 cùng cô giáo chủ nhiệm trong Tết Trung thu.
Yêu trò bằng cái tâm
Thầy giáo Lê Đức Vương - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, quận Hải An cho hay, mục tiêu chính trong quá trình giáo dục là học sinh cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Muốn làm được điều đó, thầy cô cần thay đổi bằng chính cái tâm yêu thương học trò và phụ huynh cũng cần sự phối hợp đồng điệu để định hướng giáo dục đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, theo thầy Vương, thầy cô giáo không chỉ làm công tác chủ nhiệm mà còn rất bận rộn, vất vả công việc chuyên môn. Nhưng nếu chỉ đầu tư vào tiết sinh hoạt đầu tuần để định hướng, giáo dục học sinh chưa đủ. Người giáo viên chủ nhiệm phải sát sao hơn nữa, giải quyết trực tiếp các tình huống phát sinh trong thực tế để định hướng phát triển nhân cách cho các em.
Ở Trường THCS Lê Lợi, thầy Hiệu trưởng công khai số điện thoại và sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe những tâm tư, tình cảm của học sinh để cùng các em hướng tới mục đích giáo dục tốt nhất.
Tạ Phương Linh, học sinh lớp 7C1, Trường THCS Lê Lợi chia sẻ, rất hạnh phúc khi được học dưới mái trường này. Em thầm cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Phùng Thị Hòa bởi chính cô đã dạy dỗ, dìu dắt em từ khi bỡ ngỡ bước chân vào trường với thái độ cởi mở, yêu thương.
TS Nguyễn Quỳnh Phương, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hải Phòng chia sẻ, hạnh phúc luôn ở xung quanh mỗi chúng ta, nhưng hướng tới trường học hạnh phúc thì ngay trong mỗi giờ sinh hoạt lớp, thầy cô nên thay đổi, lấy khen làm chính, phê bình là phụ. Điều đó khiến học sinh hứng thú, không nhàm chán, lo lắng mỗi khi đến tiết sinh hoạt.
Thầy cô cùng học sinh cần thay đổi từ trong suy nghĩ đến hành động, để mỗi giờ sinh hoạt lớp là một diễn đàn để các em được nói những điều mình muốn nói, nghe những điều mình muốn nghe, làm những điều mình muốn làm. Lúc đó, giáo viên chủ nhiệm chỉ đứng trên vai trò định hướng, cố vấn, còn học sinh làm chủ các giờ sinh hoạt lớp, các em được bộc lộ khả năng bản thân.
Công tác chủ nhiệm sẽ phong phú, hiệu quả hơn khi giáo viên ứng dụng CNTT kết nối với phụ huynh học sinh giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm ngay trong lớp học của mình. Từ đó, các em sẽ yêu quý thầy cô, thích thú với các giờ sinh hoạt lớp, tạo nên năng lượng tích cực cho việc dạy và học.
Làm công tác chủ nhiệm không đơn giản, nhất là giáo viên chủ nhiệm bậc THCS, bởi giai đoạn lứa tuổi của học sinh đang phát triển, sự thay đổi tâm sinh lí mạnh mẽ. Nếu thầy cô chủ nhiệm không sát sao thì khó có thể quán xuyến, giáo dục tốt cho các em. Đặc biệt, với cách giáo dục hiện nay, nhiều phụ huynh để con phát triển theo tự nhiên trong khi sự bùng nổ về công nghệ dẫn đến các em sa đà vào trò chơi điện tử, ham chơi, lười học và hay chống đối. - Cô Vũ Thị Phượng
TP HCM: Hơn 100.000 học sinh quay lại trường, những điều cần lưu ý Sáng mai, ngày 13-12, hơn 83.000 học sinh lớp 9 và hơn 66.000 HS lớp 12 tại TP HCM quay lại trường học, vậy những học sinh không thể học trực tiếp thì sao? Ảnh minh họa - Phóng viên: Thưa ông, khi học sinh (HS) lớp 9 và 12 quay trở lại trường học tập trực tiếp, các nhà trường và HS...