Kiểm soát thế nào chất lượng dạy học trực tuyến ở các trường đại học
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng, đào tạo trực tuyến thời điểm dịch là biện pháp tình thế, nhưng trước mắt các trường phải có trách nhiệm giải trình về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Trao đổi với báo chí về làm thế nào để kiểm soát việc đảm bảo chất lượng dạy – học trực tuyến ở khối đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng: Việc đào tạo trực tuyến thời điểm này có thể chấp nhận như biện pháp tình thế để phòng chống dịch. Trước mắt, Bộ GD&ĐT chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, nhưng các trường phải có trách nhiệm thực hiện giải trình về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra của các học phần dạy trực tuyến.
Thứ trưởng Phúc cho hay, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc đại học, theo đó sẽ bổ sung các quy định theo hướng mở rộng cho phép các khoá chính quy, vừa làm vừa học có thể đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp (gọi là blended learning).
Việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam sẽ là một trong những phương thức đào tạo phổ biến trong thời gian tới của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế để ứng phó với Dịch Covid-19.
Thưa thứ trưởng, trong đợt dịch Covid-19 này, các trường đại học đã triển khai dạy trực tuyến như thế nào?
Theo số liệu báo cáo nhanh về tình hình các cơ sở đào tạo (CSĐT) triển khai đào tạo từ xa (ĐTTX) về Bộ GDĐT, đến đầu tháng 4/ 2020, cả hệ thống GDĐH hiện có 98 cơ sở GDĐH đang tổ chức giảng dạy trực tuyến. Bức tranh ĐTTT của các cơ sở GDĐH Việt Nam hiện có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm các trường đã có kinh nghiệm triển khai về ĐTTX, ĐTTT. Đây là những trường đã sớm quan tâm đầu tư đến hình thức đào tạo này. Họ đã xây dựng và phát triển được hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS), đã cung cấp được đầy đủ nội dung học tập, quản lý được việc học và sự tiến bộ của người học, có phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách chính xác, khách quan bằng CNTT.
Nhóm này chỉ là số ít các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình ĐTTX cấp văn bằng điển hình là 2 trường đại học Mở.
Video đang HOT
- Nhóm các trường chưa có hệ thống quản lý học tập (LMS), nhưng bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy – học trực tuyến theo thời gian thực (Giảng viên giảng dạy qua mạng internet trực tiếp cho sinh theo đúng thời khóa biểu của CSĐT) khá hiệu quả như Zoom, Google Hangouts Meet, Webex, Micorsoft Teams,…
- Nhóm các trường chưa triển khai, chưa sẵn sàng cho việc tổ chức ĐTTT đối với sinh viên chính quy, mới chỉ ở diện cung cấp tài liệu sinh viên tự học.
Có thể thấy, ĐTTX theo phương thức đào tạo trực tuyến (ĐTTT) tại Việt Nam không phải là mới mẻ. Thực tế, nhiều CSĐT đã quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng và phần mềm, đào tạo nhân sự, chuẩn bị giáo trình, học liệu điện tử bài bản.
Sinh viên trường ĐH Mở Hà Nội hát bài chào mừng ngày thành lập Đoàn trong một giờ học online
Vậy khó khăn chung mà các trường gặp khó khăn trong triển khai dạy trực tuyến như thế nào, thưa thứ trưởng?
Khó khăn chung mà các CS GDĐH đang phải đối mặt hiện nay là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đầy đủ và đồng bộ; thiếu học liệu phù hợp cho đào tạo trực tuyến; thiếu kinh nghiệm quản lý và các quy trình quản lý phù hợp với đào tạo trực tuyến;
Sinh viên, giảng viên mới được bắt đầu tiếp cận về phương pháp, cách thức đào tạo, học theo hình thức trực tuyến, cần có thời gian thích ứng với công nghệ, phương pháp;
Khả năng tự học, đọc tài liệu và lĩnh hội kiến thức của sinh viên còn hạn chế trên môi trường mạng; Hiệu quả chưa cao đối với những nội dung/học phần cần sự tương tác giữa giảng viên và người học; Kiểm tra, thi kết thúc học phần còn gặp khó khăn;…
Bộ GD& ĐT s ẽ có giải pháp gì giúp các cơ sở giáo dục đại học tháo gỡ khó khăn?
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH khắc phục bớt những khó khăn trong việc triển khai đào tạo trực tuyến, Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) đã hợp tác tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ các trường. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ký kết nhận sự giúp đỡ của bốn doanh nghiệp viễn thông lớn đối với các CS GDĐH.
Cụ thể: Viettel và VNPT sẽ hỗ trợ miễn phí hạ tầng, công nghệ gồm máy chủ, đường truyền băng thông đủ lớn đảm bảo dạy và học trực tuyến.
Viettel, VNPT, Vietnamobile và Mobifone sẽ cung cấp miễn phí cước data di dộng cho học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh khi sử dụng các giải pháp đào tạo trực tuyến do Bộ TTTT và Bộ GDĐT công bố trong giai đoạn dịch bệnh.
Tất cả các cơ sở GDĐH có nhu cầu hỗ trợ, cung ứng hạ tầng dịch vụ, giải pháp ĐTTT có thể liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để được hỗ trợ và cung ứng tối đa.
Như vậy, với sự tham gia của các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel, VNPT,… hỗ trợ các trường về hệ hạ tầng kết nối cũng như hệ thống phần mềm quản lý ĐTTT.
Tôi hy vọng, các trường sau mùa dịch này sẽ thực sự quan tâm đến việc đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, không chỉ để ứng phó trong mùa dịch mà còn là tiền đề để phát triển trong tương lai, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Bộ GDĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy hình thức đào tạo trực tuyến và xây dựng học liệu mở. Đồng thời, tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học, về phát triển đào tạo từ xa và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.
Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh
Công nhận kết quả đào tạo trực tuyến, từ xa của trường đại học ra sao?
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học phải tuân thủ các điều kiện nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.
Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Trường đại học Thương mại đã tổ chức dạy học trực tuyến cho sinh viên - Ảnh Trọng Trinh
Bộ GD-ĐT vừa gửi công văn cho các cơ sở đào tạo đại học và các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm, trong đó yêu cầu các đơn vị phải tuân thủ các điều kiện nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa đối với cả đào tạo chính quy, cả vừa làm vừa học, trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, đối với những học phần được tổ chức trên hệ thống đào tạo trực tuyến, bao gồm hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập, phải có đầy đủ học liệu và hệ thống mô phỏng thí nghiệm, thực hành... theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
Cơ sở đào tạo phải giám sát được quá trình tổ chức đào tạo, có hệ thống thi và kiểm tra đánh giá trực tuyến, đảm bảo trung thực, khách quan theo yêu cầu chuẩn đầu ra của từng học phần; lưu được hồ sơ quản lý học tập của từng sinh viên...
Nếu đủ các điều kiện nói trên, căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng người học, thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định công nhận kết quả học tập tích luỹ đối với chương trình đào tạo chính quy và vừa làm vừa học trong thời gian dịch Covid-19.
Đối với những học phần chỉ tổ chức đào tạo qua các công cụ dạy học trực tuyến như Microsoft Teams, Zoom, Google meeting,... thì việc tổ chức đánh giá kết thúc học phần chỉ được tiến hành khi đã thực hiện đầy đủ khối lượng học tập của học phần.
Nếu chưa thực hiện được đầy đủ khối lượng học tập qua công cụ dạy học trực tuyến thì khi quay trở lại học tập trung, cơ sở đào tạo phải tổ chức học bù những nội dung chưa thể triển khai để đánh giá học phần, sau đó mới công nhận kết quả học tập tích lũy. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu, nếu cơ sở đào tạo chưa cung cấp các giải pháp đào tạo trực tuyến thì cần khẩn trương xây dựng phương án tổ chức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, để sớm ổn định hoạt động của nhà trường và ổn định tâm lý cho người học.
Sinh viên nộp bài tập, giảng viên chấm điểm trực tuyến Học, nộp bài tập và được giảng viên chấm điểm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19, nhiều sinh viên ĐH Đà Nẵng nhận ra thêm nhiều hiệu quả từ dạy, học trực tuyến. Giảng viên, sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng tạm dừng đến giảng đường nhưng không ngừng dạy, vẫn học trực tuyến mùa dịch Covid-19. Đã dần...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi
Sao việt
19:41:26 03/04/2025
Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
Tin nổi bật
19:29:06 03/04/2025
Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt
Netizen
19:21:27 03/04/2025
Luis Diaz tái lập kỳ tích của Salah ở trận derby Merseyside
Sao thể thao
18:26:02 03/04/2025
Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng
Sao châu á
18:15:42 03/04/2025
'Canh bạc' khó lường
Thế giới
18:14:45 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
17:01:36 03/04/2025
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
16:58:10 03/04/2025