Kiểm soát cân nặng cách nào?
Để xác định cân nặng của một người có đạt chuẩn hay không, người ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Nếu chỉ số này trong khoảng từ 18,5 – 22,9 là bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 23 trở lên là thừa cân, từ 23 – 24,9 là tiền béo phì, từ 25 – 29,9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Ảnh minh họa
BMI đạt chuẩn là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của một người ở hiện tại và tương lai, là cơ sở cho một sức khỏe hoàn hảo, cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động hằng ngày và một thể lực vững chắc trước các biến cố của thời tiết, khí hậu, tuổi tác và ít nguy cơ mắc bệnh.
Khi cân nặng không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu cân nặng thấp thì thể trạng gầy yếu, dễ bị mệt mỏi khi làm việc, học tập nhanh uể oải, sức sáng tạo và sức chịu đựng kém, cơ thể còi cọc, thấp bé, mất tự tin, thiếu lạc quan, dễ bị trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu cân nặng vượt quá mức cho phép thường gọi là thừa cân béo phì (TCBP) cũng gây nhiều hệ lụy. Những người TCBP khả năng làm việc, lao động cũng sẽ bị hạn chế, trẻ TCBP dễ bị tai nạn.
Người TCBP có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, sỏi mật, tổn thương xương khớp, biến dạng xương… Người TCBP còn có nguy cơ vô sinh (liên quan đến nội tiết tố), chưa kể người TCBP thường hay tự ti, thậm chí trở nên tự kỷ.
Video đang HOT
8 cách để ăn ít nhưng không cảm thấy đói: Đôi khi bạn có thể hack cân nặng nhờ "tự đánh lừa" chính mình!
Áp dụng những mẹo ăn uống này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn, mà lại không phải bị "vật vã" vì thèm ăn.
Không chỉ những người theo chế độ ăn kiêng mới gặp phải khó khăn trong vấn đề kiểm soát lượng thực phẩm, cân nặng. Ngay cả người bình thường cũng có lúc cần ăn ít đi, nhưng cơn thèm ăn thì vẫn cứ trực trào. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể thử 8 mẹo dưới đây để giúp kiểm soát lượng thức ăn mà không cảm thấy đói. Tất nhiên sẽ có những khó khăn ở thời gian đầu áp dụng, nhưng hiệu quả không ngờ đó!
1. Ăn cay
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ớt đỏ có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn và đốt cháy nhiều calo hơn sau bữa ăn, đặc biệt là đối với những người ăn nhạt (lạt). Cách này khuyến khích bạn ăn ớt tươi, hạt tiêu các loại hơn là tương ớt, sốt cay đóng chai...
2. Uống bằng cốc cao
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn sẽ cảm thấy có nhiều thứ để uống hơn nếu uống bằng cốc/ ly cao, dài. Ngoài ra, bạn có thể thêm đá vào thức uống để làm cho nó trông đầy hơn. Lưu ý là nên hạn chế các loại đồ uống nhiều đường, đồ uống có gas, nước ép đóng chai có chất bảo quản...
3. Ăn bằng tay không thuận
Đúng hơn thì đây là một thử thách "tự ngược" bản thân. Ăn bằng tay không thuận sẽ khiến bạn ăn chậm hơn và tập trung hơn, cảm giác đói nhanh chóng bị thay thế. Nếu không trong chế độ ăn kiêng và phải giảm cân bằng mọi giá, bạn có thể bỏ qua mẹo này.
4. Ăn bằng các đĩa có màu sắc sặc sỡ
Theo như nghiên cứu của một số chuyên gia, sự tương phản màu sắc giữa món ăn và bát/ đĩa đựng nó sẽ khiến con người muốn ăn ít đi, cụ thể hơn là không muốn gặp quá nhiều thức ăn vào đĩa. Dù cho nghiên cứu này chưa được xác thực, nhưng nhiều cuộc kiểm nghiệm khác cũng chỉ ra việc sử dụng đĩa/ bát có màu đỏ sẽ khiến chúng ta ăn ít đi cho dù món ăn có màu gì đi chăng nữa.
5. Ăn bằng đĩa nhỏ hơn
Nguyên lý đơn giản: nếu đĩa đựng được nhiều thức ăn hơn thì bạn sẽ ăn nhiều hơn. Dù cho bản thân có nhận thức về việc giảm bớt thực phẩm tiêu thụ nhưng những chiếc đĩa lớn sẽ vô hình chung khiến bạn "xoá nhoà" ranh giới đó. Những chiếc đĩa nhỏ trong trường hợp này có vai trò tối quan trọng - đặt ra ranh giới về lượng thức ăn bạn có thể lấy. Các nhà hàng buffet cũng thường xuyên sử dụng mẹo này để tránh lãng phí.
6. Bắt đầu mỗi bữa ăn đều uống một cốc nước lọc
Mất nước cũng có thể gây ra các triệu chứng "cồn cào" trong bụng khiến cơ thể bạn lầm tưởng là bị đói, nên việc bổ sung nước rất cần thiết. Ngoài ra bắt đầu bữa ăn bằng việc uống một ly nước, bạn có xu hướng cảm thấy no sớm hơn và ăn ít hơn.
7. "Đánh tráo" các món nhiều đạm bằng rau
Ăn rau, bổ sung chất xơ là cách quá phổ biến trong hầu hết tất cả các chế độ ăn. Nhưng đôi lúc ăn rau thông thường (luộc, xào, hấp...) lại trở thành "cực hình" với nhiều người. Bạn có thể bổ sung rau cho bữa ăn bằng cách thay thế dần chúng với các loại đạm, loại thịt khác qua nhiều cách chế biến. Như nấm thay thịt trong món xào, khoai tây thay thế cho bột bánh, đậu phụ thay thế cho món cá chiên...
8. Tận dụng "sức mạnh" của bạc hà
Mùi hương và hương vị của bạc hà có thể thúc đẩy quá trình giảm cân vì chúng có một chất "kìm hãm" cảm giác thèm ăn của con người. Vì vậy, bạn có thể uống trà, uống nước có vị bạc hà hoặc thắp nến thơm bạc hà, xông tinh dầu bạc hà, dùng sữa tắm bạc hà... để giảm cảm giác thèm ăn và ăn ít hơn.
6 loại trái cây hàng đầu giúp hỗ trợ giảm cân nhanh chóng Trái cây có xu hướng giàu chất xơ và ít calo làm cho nó trở thành một thực phẩm tuyệt vời để giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Dưới đây là một số loại trái cây hỗ trợ giảm cân khá tốt như: táo, bơ, dứa, cam, xoài,... Táo Giống như nhiều loại trái cây khác, táo có nhiều chất xơ nhưng...