Kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học cần những cú hích mới
Tính đến ngày 30/11/2020, hơn 50% các trường đại học Việt Nam đã kiểm định trường và khoảng 10% chương trình đào tạo đạt kiểm định chương trình.
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung nghiên cứu đối sánh kiểm định chất lượng và bảo đảm chất lượng bên trong của Hoa Kỳ và Việt Nam. Bà đã có thẻ kiểm định viên vùng HLC- Hoa Kỳ.
Sau khi về nước, bà tiếp tục tham gia hội đồng tư vấn bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng quốc gia tư vấn các chính sách liên quan đến kiểm định chất lượng.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung.
Phóng viên: Được biết bà là chuyên gia về đảm bảo chất lượng, xin bà cho biết, để chuẩn bị kiểm định chương trình, điều gì quan trọng nhất đối với các trường?
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung: Kiểm định chất lượng là một trong các công cụ quản lý chất lượng được nhiều nước sử dụng. Kiểm định chất lượng ra đời lâu nhất ở Hoa Kỳ với lịch sử hơn trăm năm, sau đó được các nước châu Âu, châu Úc và châu Á thực hiện. Kiểm định được phân thành hai bậc: kiểm định trường đại học và kiểm định chương trình đào tạo.
Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý chất lượng ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) đến ngày 30/11/2020, hơn 50% các trường đại học Việt Nam đã kiểm định trường và khoảng 10% chương trình đào tạo đạt kiểm định chương trình.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã quy định đối với một chương trình đào tạo khi mở mới:
” Trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định của Luật này.
Trường hợp không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu, cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bảo đảm quyền lợi cho người học, không được tiếp tục tuyển sinh ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ”
Điều này cho thấy kiểm định chương trình, điều quan trọng nhất không chỉ có giấy chứng nhận đạt được chuẩn các tiêu chí kiểm định chương trình mà quan trọng hơn là hỗ trợ các chương trình đào tạo liên tục cải tiến chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung nghiên cứu đối sánh kiểm định chất lượng và bảo đảm chất lượng bên trong của Hoa Kỳ và Việt Nam. (ảnh: NVCC)
Trong khi đó, việc đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo là một thành tố trong chu trình phát triển chương trình đào tạo, gắn liền với quá trình đảm bảo chất lượng bên trong đối với chương trình đào tạo.
Vì vậy, để chuẩn bị cho kiểm định, điều quan trọng nhất là mỗi cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng cho mình một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong hiệu quả và bền vững để mỗi chương trình đào tạo của trường mình luôn được xây dựng và vận hành đảm bảo chất lượng đào tạo.
Tại sao bà lại đề cập đến vấn đề đảm bảo chất lượng bên trong? Đảm bảo chất lượng bên trong nghĩa là gì, thưa bà?
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung: Nghiên cứu của tôi về kiểm định chất lượng cở sở giáo dục ở Hoa Kỳ và đối sánh với kiểm định chất lượng Việt Nam nhằm đưa ra những đề xuất cho kiểm định chất lượng Việt Nam, trong đó nghiên cứu sâu về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cho các chương trình đào tạo.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, để chuẩn bị được kiểm định thành công, các trường đại học phải xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong bền vững có cơ chế cải tiến liên tục hàng năm để minh bạch chất lượng cho các bên liên quan và sẵn sàng cho kiểm định định kỳ.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng quy định ” Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học “.
Do đó càng khẳng định để kiểm định, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng và vận hành được hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cho các chương trình đào tạo để sẵn sàng kiểm định.
Tôi thường hay ví kiểm định như kiểm tra sức khỏe định kỳ và các cơ sở giáo dục là bệnh nhân đến khám. Nếu bệnh nhân ý thức được việc bảo vệ sức khỏe hàng ngày tốt ví dụ tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút thì ắt hẳn sẽ có cơ thể khỏe mạnh, lúc đi khám định kỳ sẽ yên tâm mình ít “bệnh” hơn.
Theo tôi, bảo đảm chất lượng bên trong chính là xây dựng quy trình từ việc đặt ra mục tiêu, lên phương án thực hiện, thu thập và phân tích số liệu để giám sát việc hiện và quan trọng nhất là các bên liên quan phải thảo luận, sử dụng các kết quả bảo đảm chất lượng để đưa ra các giải pháp cải tiến chất lượng liên tục.
Như vậy, đảm bảo chất lượng bên trong là rất quan trọng đối với chất lượng đào tạo. Bà có nhận định gì về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong để chuẩn bị cho kiểm định chương trình hiện nay?
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung: Trong thời gian về nước, tôi có cơ hội tham gia vào các nhóm nghiên cứu liên quan đến bảo đảm chất lượng bên trong do quỹ Nafosted tài trợ và tham gia nghiên cứu về việc thực hiện khung trình độ quốc gia, tôi nhận thấy các cơ sở giáo dục hiện nay chưa xây dựng được hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong đồng bộ.
Do các hoạt động bảo đảm chất lượng đều để phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng, các trường đại học chỉ ưu tiên nguồn lực cho các chương trình được quy hoạch sẽ kiểm định trong tương lai nên việc quản lý chất lượng bên trong các chương trình đào tạo không đồng đều.
Video đang HOT
Một thực tế là các giảng viên và trưởng khoa có chương trình kiểm định thì được tập huấn và được cấp ngân sách để thực hiện thì hiểu biết về quy trình và nhận thức về cải tiến liên tục tốt hơn. Những chương trình chưa tham gia kiểm định thì hoàn toàn không biết về quy trình này.
Bà có thể cho biết kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cho các chương trình đào tạo?
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung: Quy trình xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cho các chương trình đào tạo Hoa Kỳ chịu một số tác động sau.
Thứ nhất, các chính sách nhằm bảo đảm chất lượng chương trình từ các Bộ giáo dục các Bang, chính sách minh bạch chất lượng thông qua việc hỗ trợ kinh phí ngân sách hàng năm dựa vào thành tích thực hiện (performance-based funding).
Thứ hai là các quy định từ các tổ chức kiểm định. Từ các yêu cầu về chính sách, các tổ chức kiểm định cập nhật và cụ thể hóa vào các tiêu chí kiểm định.
Ví dụ, Bộ Giáo dục cập nhật các tiêu chí về sự thành công của sinh viên không chỉ ở tỉ lệ tiếp tục học, tỉ lệ tốt nghiệp và tỉ lệ có việc làm mà còn yêu cầu minh bạch về việc trường đào tạo đạt được chuẩn đầu ra đã tuyên bố.
Ngay khi sinh viên tốt nghiệp, tổ chức kiểm định vùng hiệp hội đại học (Higher Learning Commission) đã có một tiêu chí 4B ghi rõ các yêu cầu về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên nhằm cải tiến chất lượng đào tạo chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo.
Từ các quy định về chính sách và kiểm định, các trường đại học xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong thực hiện đồng bộ cho 150 chương trình đào tạo trong trường đại học.
Quy trình bao gồm từ xây dựng các kế hoạch thực hiện như các công việc phải làm, những thời hạn để thực hiện, sổ tay hướng dẫn và mẫu các báo cáo, đến quá trình thực hiện như tổ chức các lớp tập huấn hàng năm cho các trưởng khoa và giảng viên trong trường để thực hiện cũng như các hướng dẫn viết báo cáo trên hệ thống hàng năm.
Để quá trình thực hiện thành công, hội đồng bảo đảm chất lượng bên trong đóng vai trò quan trọng không chỉ tham mưu lãnh đạo các quy trình chính sách mà còn hỗ trợ quá trình đánh giá việc thực hiện quy trình như xây dựng công cụ để đánh giá quy trình, thực hiện đánh giá cung cấp các phản hồi cho các chương trình đào tạo, cung cấp báo cáo bảo đảm chất lượng cho nhà lãnh đạo để đưa ra các quyết định về chính sách nhà trường hay phân bổ tài chính và minh bạch thông tin trên các website của trường.
Quy trình này thực hiện hàng năm đã góp phần xây dựng được văn hóa bảo chất lượng, đặc biệt quy trình dần chuyển đổi từ tuân thủ theo các yêu cầu của các bên liên quan sang quy trình cải tiến liên tục và xây dựng văn hóa cải tiến dựa vào minh chứng.
Hệ thống bảo đảm chất lượng này yêu cầu tất cả các chương trình đào tạo dù có trong quy hoạch kiểm định hay không đều phải thực hiện quá trình rà soát và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng quá trình đào tạo và học tập của sinh viên.
Theo bà, khó khăn nhất của việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong hiện nay ở các trường là gì? Để tháo gỡ các khó khăn này cho các trường, theo bà cần phải có giải pháp gì?
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung: Thứ nhất, khoảng 10% chương trình đào tạo đạt kiểm định cho thấy còn nhiều khó khăn cho việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cho tất cả các chương trình đào tạo hiện nay ở các trường.
Thứ hai, chúng ta đang thiếu một chính sách kích hoạt các trường xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong bền vững để có tác động đến tất cả các chương trình đào tạo.
Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT có các yêu cầu quản lý về đầu vào và quy trình, có nhắc đến các yêu cầu về đầu ra nhưng để quản lý chất lượng việc thực hiện các chương trình đào tạo có hiệu quả hay không thì văn bản này vẫn chưa đề cập đến nên chưa hỗ trợ các trường “kích hoạt” hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.
Thứ ba là nhận thức của các nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và tác động của nó đến cải tiến chất lượng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xây dựng và thực hiện các hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong hiệu quả thường mất thời gian và nguồn lực và tác động của nó mang lại cần thời gian để kiểm chứng, thông thường là từ 5 đến 10 năm.
Thứ tư là nguồn lực tài chính vì hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong thường là hoạt động cần có kinh phí triển khai nên để nó hoạt động hiệu quả thì cần có các nguồn ngân sách cố định và duy trì hàng năm. Hiện nay, tùy vào nhận thức của các hiệu trưởng mà các phòng bảo đảm chất lượng có ngân sách hoạt động hàng năm.
Trong cuộc phỏng vấn với một phó giám đốc đại học cho đề tài nghiên cứu về bảo đảm chất lượng bên trong, ông chia sẻ tùy vào nhận thức của hiệu trưởng mà trường có hạn mục chi cho bảo đảm chất lượng trường hay không.
Thứ năm là về phương diện chính sách, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có các quy định nào liên quan đến bắt buộc các trường phải thực hiện đảm bảo chất lượng bên trong thì tôi tin rằng hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong sẽ được “kích hoạt” trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ.
Tính chuyên nghiệp của giáo viên phải quan trọng như ngành Y
Một trong những giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là phải xác định đúng vị trí của khoa học giáo dục đối với các vấn đề của giáo dục quan trọng như y học đối với y tế.
Đó là quan điểm của GS.TS Khoa học giáo dục Giám đốc Đại học Thái Nguyên Phạm Hồng Quang.
Hoạt động đào tạo giáo viên chưa có sự thay đổi lớn theo hướng dự báo chiến lược, vẫn chủ yếu mô hình đào tạo như một số nghề nghiệp có tính ổn định.
GS Phạm Hồng Quang cho rằng, thực tiễn hoạt động đào tạo giáo viên chưa có sự thay đổi lớn theo hướng dự báo chiến lược, vẫn chủ yếu mô hình đào tạo như một số nghề nghiệp có tính ổn định. Trong khi công tác bồi dưỡng lại tách rời chương trình đào tạo và môi trường giáo dục đại học. Đây là những vấn đề thực tiễn cần giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu các giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần xuất phát từ 3 quan điểm:
Thứ nhất, xác định đúng vị trí của khoa học giáo dục đối với các vấn đề của giáo dục quan trọng như y học đối với y tế;
Thứ hai, Đào tạo giáo viên là xuất phát điểm của chất lượng nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gồm: phát triển nhân tính và khả năng của con người; sử dụng có hiệu quả những khả năng ấy (UNDP), do vậy liên quan trực tiếp đến nội dung-chương trình và quản lí.
Thứ ba, Vấn đề nhân cách được hình thành trong môi trường giáo dục trong khi tính chuyên nghiệp rất thấp trong quản lí và tổ chức thực hiện.
Từ những lý do trên, GS.TS Khoa học giáo dục Giám đốc Đại học Thái Nguyên Phạm Hồng Quang đã đưa ra giải pháp cơ bản là: " Đổi mới chương trình sư phạm và đào tạo bồi dưỡng giáo viên" . Chương trình sư phạm là yếu tố cốt lõi thể hiện mục tiêu chiến lược, là điều kiện cơ bản để đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên.
Theo GS Quang, điểm hạn chế của chương trình hiện nay là nặng, chương trình chủ yếu dựa vào khả năng thực tế của giảng viên với nội dung truyền thống, ít có sự sáng tạo môn học mới; cách dạy chưa đổi mới căn bản; hoạt động của người học tại môi trường phổ thông còn hạn chế; yêu cầu mới của thực tiễn giáo dục phổ thông chưa được phản ánh đậm nét vào nhà trường sư phạm từ nội dung đến phương pháp giáo dục.
Nhiều chương trình đào tạo giáo viên chưa phải là kết quả, sản phẩm của một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục được đầu tư công phu; cần có tổng kết thực tiễn, sử dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Theo đó, chuẩn đầu ra của chương trình phải là những thành tố cơ bản của cấu trúc năng lực người giáo viên trong tương lai. Cụ thể:
Cần có sự đánh giá và kiểm định chất lượng chung giữa các trường sư phạm về chuẩn đầu ra.
Xác định lại mục tiêu đào tạo giáo viên
Xác định lại mục tiêu đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực. Theo đó, chương trình cần tập trung vào Hình thành năng lực chuyển hóa tri thức khoa học thành tri thức dạy học, phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học cho người học.
Mục tiêu đào tạo chuyên gia giáo dục phải được coi trọng, đào tạo giáo viên giảng dạy các nội dung tích hợp là chiến lược. Tại các cơ sở đào tạo giáo viên cho các vùng miền, cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên riêng; chương trình bồi dưỡng giáo viên dựa vào kết quả nghiên cứu nhu cầu của địa phương và theo định hướng của trường đại học, viện nghiên cứu.
Nội dung coi trọng yếu tố văn hóa, đặc điểm con người, hiệu quả và giá trị của giáo dục đem lại cho cộng đồng phải thiết thực, có ý nghĩa cụ thể đối với đời sống hàng ngày cũng như đảm bảo cho cá nhân phát triển bền vững.
Trách nhiệm của giáo viên đối với các giá trị cơ bản của con người
GS Phạm Hồng Quang cho rằng, người giáo viên đã có sự thay đổi chức năng theo các hướng sau: Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.
Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội.
Coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò.
Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên; Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng; Yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh ( Tổng kết của UNESCO ).
UNESCO khuyến cáo: " Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức "; Hội nghị Paris về giáo dục đưa ra quan niệm " nhà giáo mới " ở đại học: " Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ ".
Cùng với năng lực dạy học, cần nhấn mạnh năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường và năng lực đánh giá của người giáo viên.
Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục gồm: năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; năng lực cảm hóa thuyết phục người học; năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh để có các phương án giáo dục có hiệu quả; năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.
Do vậy phải tạo điều kiện để các giáo viên tương lai rèn luyện trong 5 lĩnh vực hoạt động cơ bản: hoạt động trên lớp; hoạt động cấp trường; hoạt động ngoại khóa; các hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với các phụ huynh học sinh; các hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với cộng đồng.
Đặc biệt, đề cao 5 lĩnh vực trách nhiệm của người giáo viên tương lai: Trách nhiệm với học sinh; trách nhiệm với xã hội; trách nhiệm với nghề nghiệp; trách nhiệm đối với việc hoàn thành tốt công việc; trách nhiệm đối với các giá trị cơ bản của con người.
Kiểm định chuẩn đầu ra với các trường sư phạm
GS Phạm Hồng Quang cho rằng, cần có sự đánh giá và kiểm định chất lượng chung giữa các trường sư phạm về chuẩn đầu ra.
Hiện nay, việc xét tuyển giáo viên khi tuyển dụng đang là thách thức đối với cách đào tạo và đánh giá sinh viên tốt nghiệp. Nếu đánh giá quá chặt hoặc quá rộng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoặc "thiệt thòi" đối với người được xét tuyển, do đó cần sự đồng bộ giữa đánh giá của các trường với kiểm định chất lượng và xét tuyển giáo viên.
Người tốt nghiệp sư phạm cần có bộ hồ sơ năng lực đầy đủ (đã được trải nghiệm) thay vì chỉ có bằng tốt nghiệp và bảng điểm học tập. Đây chính là thách thức của các trường sư phạm trước sự cạnh tranh chất lượng từ các mô hình đào tạo giáo viên đa dạng như hiện nay.
Giáo viên có quyền "tự quyết"
Theo GS Phạm Hồng Quang, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, gồm : Xác định lại mục tiêu, triết lí và chức năng môn học của giáo dục phổ thông. Mục tiêu giáo dục phổ thông được xác định trọng tâm là hướng cho các em có khả năng tham gia một cách tốt nhất vào đời sống xã hội.
Giáo viên được "giải phóng" khỏi một khung chương trình cứng từ sách giáo khoa hoặc sách hướng dẫn, sách đánh giá; họ được dạy trong môi trường có nguồn học liệu phong phú; quyền "tự quyết" của giáo viên đối với việc xác nhận kết quả học tập của học sinh với tiêu chí chủ yếu đánh giá dựa vào sự tiến bộ của người học.
Mục tiêu giáo dục nhân cách, chương trình giáo dục phổ thông mới cần được xây dựng dựa trên triết lí nhân văn "Tất cả cho con người, tất cả vì con người".
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là giáo dục nhân cách
GS Phạm Hồng Quang khẳng định: Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo mục tiêu giáo dục nhân cách. Với mục tiêu giáo dục nhân cách , chương trình giáo dục phổ thông mới cần được xây dựng dựa trên triết lí nhân văn " Tất cả cho con người, tất cả vì con người ".
Nội dung học vấn dựa trên nền tảng văn hóa của nhân loại với sự chắt lọc những tinh hoa, những giá trị cốt lõi và tôn trọng tính chỉnh thể của hệ thống tri thức khoa học.
Điểm nhấn của chương trình cần hướng đến là: làm cho người học nhận ra ý nghĩa của nội dung học vấn có tác dụng thực sự đối với sự phát triển của cá nhân . Do vậy, định hướng lồng ghép và tích hợp vào chương trình môn học là xu thế tất yếu.
Ngoài định hướng trên, theo GS Quang, cần sử dụng có hiệu quả tri thức địa phương và kinh nghiệm của người học; thay đổi nhận thức xã hội về giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp-việc làm cho thanh niên .
Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong nhận thức xã hội, là quá trình và sự thay đổi mang đậm tính chất văn hóa đòi hỏi sự cộng hưởng của toàn xã hội đồng thuận về dư luận, về sự tôn vinh các giá trị lao động, về kết quả của sự tiến bộ của con người quan trọng hơn sự thành đạt về bằng cấp.
Đồng thời, cần cách tiếp cận văn hóa một cách đồng bộ về việc học từ cộng đồng, từ gia đình và xã hội hiện đang còn "ám ảnh" nặng nề việc khoa cử và bằng cấp. Ví dụ, việc chuyển đổi đánh giá từ điểm số sang nhận xét, việc giảm tải, việc sử dụng điện thoại...cũng gặp cản trở từ chính người trong cuộc và sự cản trở của cha mẹ học sinh và xã hội.
GS Quang cho biết, trong bối cảnh thời đại thông tin, công nghệ số và 4.0, chúng ta dành quá nhiều thời gian vào sách giáo khoa -thực ra chỉ là một kênh tham khảo của người giáo viên.
Mặc dù theo Luật, các trường tự chủ chương trình, song Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo trực tiếp để các trường sư phạm đổi mới chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng giáo viên (gồm đào tạo mới và đào tạo lại) có sự tham gia và thẩm định của các viện nghiên cứu, các Sở GD -ĐT với quan điểm cộng tác trách nhiệm và cùng chia sẻ.
Các quan hệ giữa trường sư phạm với hệ thống giáo dục phổ thông (để thiết lập hệ thống thực hành nghề nghiệp cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo, và triển khai bồi dưỡng) cần được thể chế hóa với những cam kết cụ thể.
Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục liên thông đại học-phổ thông
GS Phạm Hồng Quang cho rằng, môi trường giáo dục đại học là nhân tố quyết định phẩm chất và năng lực người chuyên gia; xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục đại học tốt có tác dụng tăng chỉ số hấp dẫn đối với cơ sở giáo dục, trong đó trách nhiệm thuộc về các thành viên trong tổ chức: nhà quản lí, giảng viên và sinh viên.
Bản chất của việc tạo lập môi trường giáo dục hiện đại chính là thể hiện tinh thần dân chủ hóa nhà trường , kích thích sáng tạo và góp phần thực hiện tốt vai trò dẫn đường của giáo dục đại học.
Thành phần của môi trường giáo dục đại học gồm: giảng viên, sinh viên (giáo sinh sư phạm), giáo viên và học sinh. Chuỗi liên thông sư phạm -phổ thông phải thể hiện rõ các khâu, bước của quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bối cảnh môi trường số đang đặt ra các cách tiếp cận mới từ cấu trúc nhà trường, khoa, bộ môn, tương tác thày trò, nhà trường với xã hội, thế giới thực với không gian ảo...
Đặc biệt là chiến lược chuyển đổi số trong nhà trường đang phá vỡ mọi cấu trúc cũ của truyền thống, đang làm chuyển động mạnh mẽ từ tư duy, hành động và xuất hiện những mô hình học tập mới, không gian mới và cách đánh giá mới.
Chương trình đào tạo tại các trường sư phạm cần thống nhất, hiện đại và thường xuyên đổi mới. Cùng với nhiệm vụ này là hoàn thiện chương trình bồi dưỡng. Triển khai đồng bộ bồi dưỡng từ lãnh đạo địa phương, lãnh đạo sở giáo dục, lãnh đạo phòng giáo dục, lãnh đạo trường phổ thông...là đối tượng cần tác động mạnh, liên tục và đi trước, trọng tâm của đối tượng tác động là giáo viên.
GS Phạm Hồng Quang khẳng định: "Đổi mới" chính là quá trình nhận thức và làm đúng theo quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng. Nền tảng để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục chính là xem xét chức năng các thành tố trong hệ thống lớn (quá trình sư phạm tổng thể) để xác định có đi đúng quy luật hay không. Bởi suy đến cùng, quản lí và quản trị giáo dục thành công hay không bởi chính là sự tôn trọng quy luật của quá trình giáo dục".
Bách khoa Hà Nội dẫn đầu các đại học Việt Nam về đổi mới sáng tạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học Việt Nam duy nhất vinh dự nhận giải thưởng "Đổi mới sáng tạo năm 2020" của Clarivate. * Link gốc: https://clarivate.com/news/clarivate-recognizes-most-influential-innovators-at-south-and-south-east-asia-innovation-forum Clarivate (Anh Quốc) đã công nhận 235 tổ chức dẫn đầu về đổi mới sáng tạo, bao gồm các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của Chính...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025