Kiểm định trường phổ thông: Trường chất lượng cũng khó đạt chuẩn
Những tiêu chuẩn mới đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông bắt đầu áp dụng từ tháng 1 năm nay khiến không ít trường không biết làm thế nào để đạt chuẩn.
Lo lắng vì được… đánh giá
Bộ tiêu chuẩn đánh giá mới yêu cầu nghiêm ngặt về sĩ số học sinh (HS) và cơ sở vật chất. Đây là 2 tiêu chí mà ngay các trường đã được chứng nhận chất lượng giáo dục cũng chưa đạt.
Giai đoạn 2008 – 2012, khi Bộ GD-ĐT triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường phổ thông, TP.HCM đã có 9 trường được cấp giấy chứng nhận.
Sĩ số HS vượt quy định là chuyện hết sức phổ biến và rất nan giải đối với nhiều trường học ngay tại TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có điểm tuyển sinh hằng năm vào lớp 10 cao nhất thành phố, nằm trong số gần 10 trường THPT được đầu tư về cơ sở vật chất với khuôn viên khá đồ sộ, khu thể dục thể thao đa năng đầy đủ thiết bị luyện tập. Dù đã được chứng nhận chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) trong giai đoạn vừa qua, nhưng đến nay lãnh đạo trường cũng hết sức lo lắng nếu áp dụng bộ chuẩn mới. Bà Hồ Cam Thanh, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: “Năm học vừa qua, do có 39 HS cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào trường nên chúng tôi phải thực hiện tiếp nhận hết số lượng này. Vì vậy, chỉ tiêu năm vừa rồi vượt nên một số lớp không còn đảm bảo đúng quy định về sĩ số của trường trung học là 45 HS/lớp theo quy định”.
Quận Gò Vấp có 4 trường THCS: Nguyễn Văn Trỗi, Phan Tây Hồ, Thông Tây Hội, Nguyễn Văn Nghi được chứng nhận đạt kiểm định chất lượng. Trong đó chỉ có Trường Phan Tây Hồ đạt tiêu chí về tổng diện tích mặt bằng của nhà trường tính theo đầu HS (ít nhất 6 m2/HS trở lên). Riêng tiêu chí sĩ số thì không trường nào thỏa mãn được. Ông Trần Phú Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, nhìn nhận: “Đúng là 2 tiêu chí về sĩ số và diện tích làm cho các trường gặp khó khăn trong công tác kiểm định. Gò Vấp là một trong những quận dân số đông, còn thiếu thốn về trường lớp nên sĩ số 50 HS/lớp là chuyện bình thường”.
Theo kế hoạch trong năm 2013, Sở GD-ĐT TP sẽ thực hiện đánh giá ngoài ở 91 trường từ mầm non cho đến THPT. Có tên trong danh sách trường được đánh giá, bà Nguyễn Thị Kim Ân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5), lo lắng: “Căn cứ vào thực tế và áp vào bộ chuẩn, trường có thể bị mất điểm ở tiêu chí sĩ số và diện tích tính theo số lượng HS”.
Ông Nguyễn Văn Vượng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình), cho rằng: “Hai tiêu chí trên đều là những yếu tố cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm dạy và học theo hướng cá thể hóa. Tuy nhiên, hiện nay thành phố còn gần 50% số trường học được xây dựng cách đây hơn 40 năm, diện tích khá nhỏ, không còn phù hợp với quy mô hiện nay. Trong đó có những trường hằng năm gặp áp lực tuyển sinh rất lớn. Vì vậy những tiêu chí này lại trở thành một nghịch lý”.
Cách xa thực tế
Ông Nguyễn Văn Vượng thông tin: “Hiện nhà trường có 2.100 HS, để thỏa mãn tiêu chí về cơ sở vật chất thì trường phải có tổng diện tích mặt bằng hơn 12.000 m2. Trong khi đó, trên thực tế trường chỉ có khoảng 9.000 m2, bãi tập không có, sân chơi nhỏ hẹp… Hằng năm để phục vụ yêu cầu thể dục thể thao trong chương trình, nhà trường ký hợp đồng với trung tâm bơi lội, trung tâm thể dục thể thao của quận. Thế nhưng, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế”.
Ông Trần Phú Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Q.Gò Vấp), băn khoăn: “Trường nào càng có tiếng về chất lượng thì càng đông HS muốn vào học. Nên để đảm bảo chất lượng chỉ còn cách phải giải tỏa áp lực sĩ số, xây dựng trường mới hoặc mở rộng cơ sở vật chất trường cũ”.
Video đang HOT
Hiệu trưởng các trường đều khẳng định mục đích của việc kiểm định là ưu việt, nhằm giúp các cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu, cải tiến chất lượng… Thế nhưng trên thực tế, đâu phải trường nào muốn cũng được mở rộng hay quận nào muốn xây thêm trường là có ngay.
Thống kê hiện nay, thành phố vẫn tồn tại hàng chục dự án trường học “trên giấy” vì chưa có đất, khó khăn về ngân sách… dù HS phải học trong những ngôi trường xập xệ, không sân chơi. Chính vì lý do này mà nguyên Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Bình cho rằng: “Chỉ lo việc kiểm định chất lượng có khi chỉ mang tính hình thức. Việc làm này có thể sẽ đi vào ngõ cụt tương tự với việc công nhận trường chuẩn quốc gia. Có trường được công nhận chuẩn nhưng nợ tiêu chí sĩ số hay có trường vừa đạt danh hiệu năm trước năm sau phải tự phá chuẩn vì áp lực về sĩ số”.
Theo thanh niên
Nâng cao năng lực dạy tiếng Anh của giáo viên với FCE Cambridge
AMA cam kết kết quả đầu ra chứng chỉ FCE quốc tế cấp B1, B2 dành cho giáo viên tiếng Anh theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng lịch học linh động, giáo trình cá nhân hóa và thực tập giảng dạy trong môi trường thực tế.
Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông và trung học đã có bước đột phá ở nhiều mặt về đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, giáo trình, kỹ năng... Tuy nhiên, đẩy mạnh hiệu quả dạy và học tiếng Anh vẫn đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục.
Chính vì thế, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế FCE của đại học Cambridge đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy làm thước đo năng lực tiếng Anh của các giáo viêntiếng Anh các cấp (theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/9/2008). Để vượt qua kỳ kiểm tra năng lực FCE (Cambridge English: First hay còn gọi là First Certificate in English), các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở cần đặt 60-79 điểm; giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường uyên, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần 80-100 điểm.
Sở hữu chứng chỉ FCE quốc tế để nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Anh.
Điều này đã khiến không ít giáo viên hoang mang vì chưa được cập nhật đầy đủ thông tin về FCE, cũng như chưa được làm quen với các dạng bài thi của chứng chỉ này. FCE là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về khả năng sử dụng Anh ngữ nhuần nhuyễn để làm việc hoặc học tập nâng cao trong khung trình độ cao trung cấp của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), nên khi sở hữu chứng chỉ này với điểm số cao như mong đợi, các thầy cô đã có được cơ hội đánh giá lại trình độ, năng lực của bản thân để được bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt.
Trung tâm Anh ngữ AMA sẽ triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh chứng chỉ FCE Cambridge theo đề án 2020. Chương trình đã được các giảng viên nước ngoài nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và ban học thuật của trung tâm Anh ngữ AMA nghiên cứu và phát triển theo mô hình Active Learning (mô hình dạy và họctiếng Anh đã được áp dụng thành công tại các trường đại học tại Mỹ dành cho sinh viên quốc tế).
Chương trình FCE được đào tạo theo mô hình Active Learning độc quyền tại AMA.
Lợi ích của chương trình đào tạo FCE theo mô hình Active Learning tại AMA dành cho giáo viên:
- Thời gian đến lớp linh động, tùy thuộc vào thời khóa biểu riêng của giáo viên. Với lịch hnày, các thầy cô sẽ chủ động được thời gian đến lớp cũng như kế hoạch ôn luyện của mình để có kết quả tốt nhất.
- Đảm bảo điểm số đầu ra FCE Cambridge theo chuẩn B1 với giáo viên cấp 1, B2 với giáo viên cấp 2 và C1 với giáo viên cấp 3.
- Phương pháp học một thầy - một trò: Giáo viên sẽ được học tập và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp với 100% giáo viên bản xứ để được luyện và chỉnh sửa phát âm theo chất giọng Anh - Anh hoặc Anh - Mỹ.
- Môi trường áp dụng thực tế: Các giáo viên sẽ được thực hành kỹ năng sử dụng Anh ngữ trong giảng dạy với đồng nghiệp cũng như thực tập các kỹ năng và phương pháp thực tập kỹ năng tại lớp.
- Thực hành nhuần nhuyễn với cấu trúc bài thi thực tế: Các giáo viên sẽ được làm quen với bài thi FCE thực tế cũng như nắm được các bí quyết để đạt được điểm cao như mong đợi sau kỳ thi.
Bên cạnh đó, các giáo viên sẽ được:
- Bồi dưỡng kiến thức Anh ngữ chuyên sâu theo tiêu chuẩn Cambridge FCE.
- Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các giáo viên bản ngữ cũng như giáo viên các cấp trong khu vực.
- Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường.
Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo tiếng Anh FCE theo đề án 2020 xin vui lòng liên hệ: Trung tâm Anh ngữ AMA - 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM. ĐT: (08) 3930 2681. Website: www.ama.edu.vn
Các chi nhánh AMA trên toàn quốc:
612A 3 Tháng 2, P. 14, Q.10 - TP.HCM. Tel: 84 08 38 687 655.
195 - 197 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận - TP.HCM. Tel: (08) 3995 6666.
165 Nguyễn Văn Cừ, P. 2, Q.5 - TP.HCM. Tel: (08) 3 9246 393.
52-53 Nguyễn Văn Lượng, P. 10, Quận Gò Vấp - TP.HCM. Tel: (08) 6260 3939.
02-04 Đường số 2, Phường An Lạc A, Q. Bình Tân, TP.HCM. Tel: (08) 3751 8585
. AMA Hà Nội - Chi nhánh Cầu Giấy: 92/5 Nguyễn Khánh Toàn, Q. Cầu Giấy. ĐT (04) 626 77 666.
73A Bùi Thị Xuân, P.8, TP Đà Lạt. Tel: (063) 3551552.
12K1 Trung Tâm Thương Mại, P. 7, TP Vũng Tàu. Tel: (064) 357 6110.
53 Nguyễn Việt Hồng, P.An Phú, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: (0710) 373 4848.
96 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng. Tel: (04) 3972 2122.
. 56 Lê Đình Dương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. ĐT (0511)3 821 821
Tư liệu: AMA
Theo Infonet
'Olympic tiếng Anh THCS' - cơ hội vào trường top ở Hà Nội Ngày 13/1, "Olympic Tiếng Anh THCS" - cuộc thi do Sở GD&ĐT Hà Nội và Language Link phối hợp tổ chức - sẽ khởi động, mở rộng cơ hội vào những trường phổ thông tốt nhất cho tất cả học sinh khối 9 trên toàn thành phố. Olympic Tiếng Anh THCS là cuộc thi diễn ra hàng năm, nằm trong khuôn khổ dự...