Kiểm định những tin đồn len lỏi trong thế giới ciné
Nếu cứ chăm chăm nghe theo những tin đồn như thế này, bạn sẽ bỏ qua khá nhiều bộ phim hay đấy.
1. Lời nguyền mang tên “Phần tiếp theo” ở Hollywood
Đồn rằng: Các phim được làm thêm phần tiếp theo thường sẽ chán hơn so với phần đầu.
Dẫn chứng: phim Nhật ký công chúa 2 (2001), Nhật ký tiểu thư Jones 2 (2001), Charlie’s Angels 2 (2003), New Moon (2009) – phần tiếp theo của Twilight.
Princess’s Diaries 2 và New Moon đối mặt với khá nhiều lời phê bình tiêu cực từ giới truyền thông
Chỉ số tin tưởng: 10%
Lập luận: Cứ xem bài viết mới nhất về Fast five – phần thứ 5 của Fast and Furious – là bạn sẽ thấy được một phản chứng hùng hồn. Đó là còn chưa kể đến sự trở lại đầy ngoạn mục của bộ thứ bảy Harry Potter và Bảo bối tử thần – Phần 1 so với các phần trước. Thật ra, không phải phim nào cũng làm được những cú đột phá xuất sắc như vậy. Dĩ nhiên nếu cái bóng của phần đầu đã quá lớn thì phần sau dù ít nhiều cũng sẽ vấp phải những nhận xét chê bai. Tuy vậy,bạn hãy nhớ là “chán hơn so với phần đầu” không có nghĩa là không đáng xem nhé.
Harry Potter phần 7 mang lại cảm giác hài lòng cho cả những khán giả chưa từng một lần cầm trên tay bộ truyện
2. Phim được đề cử hay đoạt giải Oscar thì ngán thôi rồi!
Đồn rằng: Những bộ phim được đề cử giải Oscar thường mang nội dung khá đậm và đặc tính nhân văn, đòi hỏi phải suy ngẫm, thường gây nặng nề đầu óc và tâm lý. Tình tiết phim thường lại khá chậm, nhiều lời thoại, nghe là thấy không hấp dẫn rồi!
Dẫn chứng: Million Dollar Baby (2004), Atonement (2007), Black Swan (2010).
“The Atonement” có một cái kết đầy ám ảnh cho một chuyện tình buồn
Video đang HOT
Chỉ số tin tưởng: 80%
Lập luận: Những phim được đề cử Oscar đúng là khá kén người xem bởi những yếu tố vừa kể trên, nhưng không phải vì vậy mà nó không hấp dẫn. Cứ thử nghĩ lại thành công của phim Titanic (1997), The Lord of The Rings: The Return of The King (2003), Slumdog Millionaire (2008)… hay gần đây nhất với The King’s Speech (2011) là sẽ thấy. Còn Black Swan hay Atonement là những bộ phim tâm lý khá nặng nề với nhiều yếu tố phim và phân cảnh ám ảnh đòi hỏi người xem phải bỏ thời gian suy ngẫm.
Tuy nhiên, không vì vậy mà bộ phim bị mất đi tính hấp dẫn (bằng chứng là đan xen vẫn có những cảnh phim kịch tính và hồi hộp). Nếu bạn là một người ngại xem phim Oscar, hãy cứ một lần thử xem những bộ phim được nhắc đến ở đây nhé. Bảo đảm bạn sẽ không phải hối hận đâu!
“The King”s Speech” – phim Oscar mới nhất và cực kỳ đáng xem nhé!
3. Phim hoạt hình chỉ dành cho con nít!
Đồn rằng: Tiêu đề nói lên hết tất cả còn gì.
Dẫn chứng: Monster Inc. (2001), Finding Nemo (2003), Gnomeo and Juliet (2010)
Chỉ số tin tưởng: 40%
Lập luận: Với những ai yêu phim hoạt hình thì lời đồn này không có tác dụng. Còn với những ai lỡ nghe theo lời đồn, bạn sẽ rất tiếc nuối khi biết rằng mình đã bỏ qua khá nhiều bộ phim hoạt hình hồn nhiên dễ thương nhưng không còn dán mác “chỉ dành cho con nít!” nữa. Up (2009) là một ví dụ cụ thể. Đây là một bộ phim hoạt hình nhẹ nhàng với nhiều yếu tố hài hước xen lẫn nhiều tình tiết ý nghĩa và cảm động, xứng đáng là lựa chọn số một cho cả gia đình cùng xem vào dịp cuối tuần.
“Up” mang đến nhiều bài học ý nghĩa dành cho cả trẻ con và người lớn
Chưa đủ và muốn nặng đô hơn một chút? Mời bạn thưởng thức bộ phim hoạt hình mới nhất ra rạp vào đầu tháng 3 vừa qua: Rango (2011). Có thể nói, Rango không hẳn là một lựa chọn tốt cho gia đình có nhiều trẻ nhỏ. Phim tích hợp nhiều yếu tố nội tâm với nhiều lời thoại, màu sắc phim cũng khá u ám mang đến cảm giác nặng nề cho người xem. Chưa kể, các nhân vật chính trong phim lại “không hề dễ thương” chút nào. Thế mà bất chấp sự “trái tự nhiên” đó, Rango vẫn, đã và đang tạo được những dấu ấn rất riêng cho mình, đặc biệt là trong lòng các fan yêu thích phim hoạt hình, từ teen cho đến cả người trưởng thành.
“Rango” đã thành công trong việc mang lại một cái nhìn mới cho thể loại phim hoạt hình 3D
4. Phim Việt Nam chiếu rạp?
Đồn rằng: Phim Việt Nam lúc nào cũng là một thảm hoạ. Phim chiếu rạp mùa Tết bảo đảm coi xong vừa tức vừa tiếc!
Dẫn chứng: Đa số các phim. Gần đây nhất là phim Bóng ma học đường hay xưa xưa tí thì là Công chúa teen và ngũ hổ tướng
Phim 3D đầu tiên của Việt Nam “Bóng ma học đường” chưa đem lại được hiệu ứng như mong muốn
Chỉ số tin tưởng: 70%
Lập luận: Phim Việt Nam mà hay và đáp ứng được thị hiếu của các teen nhà mình thì vẫn có, dù không nhiều. Điểm lại các phim từ Nữ Tướng Cướp cho đến Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, rồi gần đây nhất là hiệu ứng “chị Phạm Hương Hội” trong Để Mai Tính, đủ để cho thấy rằng phim Việt Nam vẫn đang cố gắng từng ngày để thoả mãn nhu cầu về chất lượng cho teen. Vấn đề chỉ còn là thời gian và kinh phí.
Tuy nhiên, với các hiện tượng nổi lên từ phim hành động kỹ xảo 3D của các bạn học sinh cấp ba cách đây không lâu, hay phim hoạt hình 3D Dưới Bóng Cây made in Vietnam, hứa hẹn sẽ đón nhận nhiều nhà sản xuất phim tài năng trong tương lai!
Diễn xuất tuyệt vời của Thái Hoà trong “Để Mai Tính” góp phần không nhỏ trong sự thành công của bộ phim
5. Nghi vấn mang tên IMDB (Internet Movie DataBase)
Đồn rằng: Phim có chỉ số rating cao là phim hay còn thấp là phim dở?
Chỉ số tin tưởng: 50%
Lập luận: Chỉ có chính bạn mới là người quyết định độ hay/dở của 1 bộ phim. Mỗi cá nhân có một gu xem phim khác nhau, không vì vậy mà chúng ta bị phụ thuộc theo số đông để xem phim, dẫn đến việc bỏ qua nhiều bộ phim cũng khá là thú vị và hấp dẫn nhưng bị chấm chỉ số rating thấp. Dẫn chứng như là series phim Twilight (món tủ của các bạn nữ) hay phim Red Riding Hood, Gnomeo and Juliet…
Điều quan trọng nhất vẫn là ở chính bạn: Hãy là một người xem phim sáng suốt nhé!
Theo PLXH
10 poster xấu "để đời" của Hollywood
Thử xem các tấm poster của Hollywood sẽ "xấu" như thế nào khi rơi vào tay các nhà thiết kế tồi.
Breakfast At Tiffany's (1961)
Star Wars (1977)
Tấm poster hoàn toàn không chuyển tải được bất kỳ nội dung nào của phim. Trước hết, đây là một bộ phim chiến đấu và tiếp theo là nó chả có gì ... sexy như poster của bộ phim miêu tả cả. Chắc có lẽ người thiết kế chưa bao giờ được đọc qua nội dung phim trước khi thực hiện.
The Green Mile (1999)
Charlie's Angels (2000)
Khó ai ngờ bộ phim nổi tiếng này lại có tấm poster được liệt vào hàng ... xấu "để đời" của Hollywood. Hãy nhìn vào các thiên thần trên tấm poster và bạn sẽ hiểu vì sao!
Meet The Fockers (2004)
Gần như không có một sự đầu tư khi chỉ cần chụp hình và ... xếp lên là đủ để ra đời tấm poster này. Một đứa trẻ cũng có thể dễ dàng làm được điều này. Hơn nữa, tên của bộ phim lại chiếm phần lớn không gian nhưng lại chẳng thể nào khiến khán giả có chút hứng thú với bộ phim.
Don't Look Now (1973)
THX 1138 (1971)
Bạn có nghĩ những hình ảnh trong poster sẽ là tương lai? Chắc chắn là không rồi và đừng hỏi vì sao poster của phim nằm ở danh sách này.
Brick (2005)
Nghệ thuật xé giấy? Chính xác, nhưng chỉ tiếc rằng nó được thể hiện quá tồi và thiếu sáng tạo nên kết quả là tấm poster nhìn rất phản cảm và nham nhở.
Wanted (2008)
The Hottie And The Nottie (2008)
Nghệ thuật "tả thực" là đây. Không cần phải mất công tìm hiểu làm gì khi tất cả đều được tả thực một cách quá rõ ràng trên tấm poster này.
Theo Bưu Điện VN
'The Hobbit' giữ truyền thống ra rạp vào Giáng sinh Tiếp nối truyền thống của ba phần phim &'The Lord of The Rings', hai phần mới của &'The Hobbit' sẽ ra mắt vào tháng 12 năm 2012 và 2013. Tên của hai bộ phim này cũng vừa được công bố. Hai bộ phim mới sẽ có tên The Hobbit: The Unexpected Journey và The Hobbit: There and Back Again, lần lượt ra mắt...