KIDO: Công bố kết quả kinh doanh quý III/2018 một loạt công ty thành viên
Doanh thu mảng kinh doanh dầu ăn vẫn tăng nhưng mảng kem và sữa chua bị sụt giảm do mức độ cạnh tranh cao cùng với việc đầu tư mở rộng thị trường và đội ngũ bán hàng của ngành dầu ăn đã dẫn đến lợi nhuận của KDC và các thành viên bị sụt giảm.
CTCP Tập đoàn KIDO (mã KDC) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2018 của KDC và các công ty thành viên gồm CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (mã KDF), CTCP Dầu thực vật Tường An (mã TAC) và Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP (mã VOC).
Theo đó, trong quý III/2018 doanh thu thuần của KDC đạt 1.930,6 tỷ đồng, giảm 9,4%; lợi nhuận gộp đạt 369,3 tỷ đồng, giảm 15,3%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 40 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 5.712 tỷ đồng, tăng 12,5%; lợi nhuận gộp đạt 1.039 tỷ đồng, giảm 3,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 87,6 tỷ đồng, giảm 83,2% so với cùng kỳ năm trước.
KDC cho biết, 9 tháng đầu năm doanh thu thuần tăng 12,5% chủ yếu đến từ mảng kinh doanh dầu ăn; nhưng doanh thu bán hàng thấp hơn từ mảng kem và sữa chua cùng với việc đầu tư mở rộng thị trường và đội ngũ bán hàng của ngành dầu ăn đã dẫn đến lợi nhuận của công ty bị sụt giảm.
Cụ thể, đối với TAC, doanh thu thuần quý III đạt 1.122 tỷ đồng, tăng 2%; lũy kế 9 tháng đạt 3.211 tỷ đồng, tăng 4,5%. Lợi nhuận gộp quý III đạt 152 tỷ đồng, tăng 2,5%; lũy kế 9 tháng đạt gần 385 tỷ đồng, tăng 6,1%. Lợi nhuận sau thuế quý III đạt hơn 19 tỷ đồng, giảm 45,5%; lũy kế 9 tháng đạt 55,2 tỷ đồng, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Video đang HOT
Mảng kinh doanh bán lẻ dầu ăn tăng trưởng trong QIII/2018 so với cùng kỳ năm trước do đã bắt đầu vào giai đoạn cao điểm. TAC chuyển đổi dần từ các dòng sản phẩm giá trị thấp, lợi nhuận thấp sang đẩy mạnh các dòng sản phẩm cao cấp nhằm tăng trưởng lợi nhuận, cải thiện khả năng sinh lời.
Tuy nhiên, chi phí bán hàng vẫn cao hơn so với năm trước do TAC tiếp tục đầu tư vào hệ thống kênh phân phối để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng trong mùa cao điểm sắp tới đã khiến cho lợi nhuận của TAC sụt giảm.
KDC cho biết, động lực chính cho sự tăng trưởng và khả năng sinh lời của TAC trong tương lai sẽ đến từ việc tăng doanh thu từ phân khúc sản phẩm cao cấp và những cải thiện trong việc phát triển sản phẩm. Ngoài ra, TAC tiếp tục chiến lược đa dạng hóa danh mục thực phẩm đóng gói, đẩy mạnh những sản phẩm có lợi nhuận và mức tăng trưởng cao.
Doanh thu từ thực phẩm đóng gói của TAC vẫn còn khá khiêm tốn, vẫn đang tiếp tục trong giai đoạn đầu phát triển và dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến quý IV. Ban lãnh đạo KDC dự kiến lợi nhuận của các sản phẩm mới sẽ khả quan hơn trong năm 2019 khi họ đã sàng lọc và lựa chọn được danh mục sản phẩm phù hợp.
Đối với VOC, doanh thu thuần quý III đạt hơn 1.093 tỷ đồng, giảm 2,9%; 9 tháng đạt gần 3.265 tỷ đồng, tăng 4,8%. Lợi nhuận gộp quý III hơn 17 tỷ đồng, giảm 60,4%; 9 tháng đạt gần 80 tỷ đồng, giảm 26,1%. Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 64,4 tỷ đồng, tăng 13,7%; 9 tháng đạt gần 203 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Được biết lợi nhuận trong kỳ của VOC tăng chủ yếu nhờ thu nhập đến từ hoạt động đầu tư.
KIDO cho biết, giá dầu giảm đã tác động đến mảng thương mai trong QIII khi doanh thu và biên lợi nhuận gộp đều giảm. Điều này ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của VOC vì mảng thương mại là mảng doanh thu cốt lõi của VOC.
Nhằm giảm thiểu sự biến động của doanh thu và lợi nhuận, VOC đang dần chuyển đổi sang kênh công nghiệp và xuất khẩu, nơi mà thị trường đang tăng trưởng và lợi thế về quy mô có thể bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn trong mảng thương mại.
Đối với KDF, trong quý III, doanh thu thuần đạt 348 tỷ đồng, giảm 22%; lợi nhuận gộp đạt 186,8 tỷ đồng, giảm 24%; lợi nhuận sau thuế đạt 816 triệu đồng, giảm 98,7% so với quý III/2017
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt gần 1.052 tỷ đồng, giảm 14,2%; lợi nhuận gộp đạt gần 561 tỷ đồng, giảm 15,5%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 46 tỷ đồng, giảm 68% so với 9 tháng đầu 2017.
KDC cho biết, doanh thu mảng kem và sữa chua của KDF bị sụt giảm do mức độ cạnh tranh cao ở phân khúc phổ thông của ngành kem và sữa chua. Mảng sữa chua tiếp tục giảm do ảnh hưởng của sự cạnh tranh về giá dẫn đến doanh thu thuần giảm khoảng 30%. Dù vậy, đối với mảng kem, sự gia tăng ở phân khúc cao cấp đã bù đắp phần nào sụt giảm ở các phân khúc thấp hơn và điều này tiếp tục giúp KDF đảm bảo thị phần.
Doanh thu từ các sản phẩm hợp tác với Dabaco Foods chưa cao như mong đợi do giãn tiến độ thử nghiệm và triển khai sản phẩm mới để tập trung cho việc kiểm soát chi phí và đẩy mạnh ngành kem. Sự ra mắt các sản phẩm mới của KDF đã bị trì hoãn vì KDF đang trong quá trình tổ chức lại việc bán hàng và cải thiện hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, điều này nhằm giúp công ty xác định được đúng sản phẩm, đúng địa điểm và đúng thời điểm với chi phí hợp lý.
HỒNG QUÂN
Theo bizlive.vn
Vì sao lợi nhuận của Tập đoàn KIDO 6 tháng giảm 88% so với cùng kỳ?
Năm 2018, KIDO đặt kế hoạch doanh thu 12.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 70%; lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 40% so với năm 2017. Sau 6 tháng, công ty đạt chưa tới 10% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Giá cổ phiếu KDC điều chỉnh khoảng 28% so với hồi đầu năm.
CTCP Tập đoàn KIDO (mã KDC) vừa có giải trình về chênh lệch lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét giữa niên độ năm 2018 và 2017.
Theo đó, kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, KDC ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 47,7 tỷ đồng, giảm 88,8% so với con số đạt được cùng kỳ năm trước là hơn 426 tỷ đồng.
Phía KDC cho biết, lợi nhuận giảm sâu như trên là do 6 tháng đầu năm 2017 công ty ghi nhận doanh thu tài chính liên quan gồm chuyển nhượng phần còn lại của mảng bánh kẹo 205 tỷ đồng; định giá lại khoản đầu tư 325 tỷ đồng tương ứng với 24% cổ phần sở hữu của KDC tại Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (mã VOC) khi thực hiện việc hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam khi KDC hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm nay công ty không có những khoản mục này.
Năm 2018, KIDO đặt kế hoạch doanh thu 12.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 70%; lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 40% so với năm 2017. Sau 6 tháng, công ty đạt chưa tới 10% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Giá cổ phiếu KDC hiện giao dịch ở vùng giá 30.500 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 28% so với đầu năm nay.
DANH PHÚ
Theo Trí Thức Trẻ
CEO Kido Group Trần Lệ Nguyên đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu KDC Nếu giao dịch thành công, ông Trần Lệ Nguyên sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Kido lên 11,27%. Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido vừa thông báo đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu KDCtrong khoảng thời gian từ 7/12/2017 đến 5/1/2018 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện ông Trần Lệ Nguyên đang là...