Kích cầu trong thận trọng, tín dụng khó tăng
Một mặt, các ngân hàng liên tiếp đưa ra các gói kích cầu cho vay, nhưng chiều ngược lại là sự thận trọng khi không hạ thấp chuẩn cho vay.
Một mặt, các ngân hàng liên tiếp đưa ra các gói kích cầu cho vay, nhưng chiều ngược lại là sự thận trọng khi không hạ thấp chuẩn cho vay.
Nhu cầu tín dụng thấp hơn thường lệ là nguyên nhân khách quan để tín dụng khó giữ được tốc độ tăng trưởng như điều kiện bình thường.
Nhưng bên cạnh đó về mặt chủ quan, các ngân hàng dường như rơi vào mâu thuẫn khi vừa đưa ra gói ưu đãi vừa tỏ ra thận trọng với các khách hàng mới, theo nguyên tắc đảm bảo chuẩn rủi ro để hạn chế nợ xấu phát sinh.
Hai chiều tác động khiến tín dụng ngân hàng năm nay diễn ra theo một kịch bản khá đặc biệt.
Ghi nhận trên thị trường đến thời điểm hiện tại không thiếu các gói ưu đãi được công bố. Chẳng hạn, tại ABBank, lãi suất cho vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân đã giảm mức vay khởi điểm xuống còn 7,6%/năm, thay vì 8,5%/năm và 9,7%/năm như trước đó.
Nam A Bank cũng vừa tung gói vay ưu đãi lên đến 15.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng trong thời điểm bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19, hạn hán và xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với lãi suất giảm lên đến 3,1%/năm so với mức lãi suất trước đó.
Eximbank cũng đưa ra gói tín dụng gần 7.000 tỷ đồng, lãi vay từ 5,2-6,79%/năm. Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng cho biết, khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại nhà băng nay là 2.221 khách hàng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ (hơn 16.000 tỷ đồng).
Đến nay, Eximbank đã và đang thực hiện việc giãn nợ gốc, lãi cho 696 khách hàng và với tổng dư nợ 4.572 tỷ đồng (số lượng và tổng dư nợ bao gồm đang chuẩn bị được phê duyệt tương ứng 1.061 khách hàng với tổng dư nợ lên đến hơn 6.566 tỷ đồng).
Trong khi đó, OCB chấp nhận giảm gần 100 tỷ đồng thu nhập lãi để chia sẻ với đối tác, khách hàng bị ảnh hưởng trong mùa dịch. Ngay khi dịch Covid-19 xảy ra, OCB đã triển khai một loạt ưu đãi như giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay VND so với khoản vay thông thường, các doanh nghiệp nhận ưu đãi hoạt động trong một số lĩnh vực thiết yếu…
Video đang HOT
Mặc dù vậy, tín dụng 3 tháng đầu năm của ngành ngân hàng chỉ tăng 1,3%. Tính riêng trong nửa đầu tháng 4/2020, tín dụng giảm 0,5%. Con số này cũng giảm so với tháng 3/2020 (tín dụng tháng 3 tăng 1,1%).
Đáng chú ý, mặc dù lãi suất hạ và tăng trưởng tín dụng giảm, nhưng lãnh đạo ngành ngân hàng vẫn khẳng định sẽ không hạ thấp chuẩn cho vay để mở rộng tín dụng. Đây là lý do khiến dòng vốn ngân hàng không thể ào ạt ra thị trường như đã từng diễn ra trong quá khứ, khi các gói kích cầu kinh tế được kích hoạt.
Tuy nhiên, diễn biến này đang có những hy vọng cải thiện trong tháng 5 này và những tháng cuối năm.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp diễn ra cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng khẳng định, cơ quan này sẽ đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ để ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để hồi phục nền kinh tế sau dịch.
Thống đốc cũng cam kết đủ vốn cho nền kinh tế, căn cứ theo nhu cầu vốn thực tế có thể xem xét tăng chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng cao hơn so với đầu năm. Theo đó, NHNN đã có chính sách điều hành lãi suất phù hợp.
Đáng chú ý, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục giảm lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và thị trường mở. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm chi phí, từ đó tiếp tục giảm lãi suất cho vay một cách bền vững trong thời gian tới.
Như vậy, có thể khẳng định, lãi suất sẽ tiếp tục được hạ thêm nữa trong thời gian tới và điều này vừa giúp giảm chi phí lãi vay cho doanh nghiệp, vừa kích thích nhu cầu vay vốn tăng thêm, đặc biệt khi hoạt động kinh tế – xã hội trong nước đã khôi phục trạng thái bình thường mới trong 3 tuần vừa qua.
Tất nhiên, đó chỉ là logic lý thuyết, còn thực tế vẫn phải chờ vào diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự phục hồi mạnh mẽ hay không.
Hiện tại, vẫn có những nhân tố khó dự báo, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, khi diễn biến dịch Covid-19 dù dịu đi nhưng vẫn khá phức tạp tại một số thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và Nga.
Ngăn cách xã hội còn khiến thất nghiệp tăng và nhu cầu tiêu dùng giảm, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn, khách hàng sẽ chưa mặn mà với việc sử dụng vốn vay để mở rộng sản xuất, dù lãi suất giảm.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn dĩ đã không dễ tiếp cận vốn ngân hàng, thì kể cả không có dịch, mối quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp vẫn là đề tài “khó” nhiều năm qua.
Còn với những doanh nghiệp lớn và đủ khả năng thì không sử dụng vốn vay nhiều trong giai đoạn này để giảm bớt chi phí, chiến lược chủ yếu của các doanh nghiệp này là giảm chi (kể cả lãi vay) để giữ trạng thái an toàn tài chính.
Việc sử dụng vốn vay chủ yếu là khoản cấp bách hoặc thực hiện theo các hợp đồng tín dụng dang dở.
Ngân hàng sáng cửa 2020
Nhiều dự báo có phần tích cực đối với triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2020.
Nguồn ảnh: QH
Đến nay, tất cả các ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý III. Trong đó, 12 ngân hàng niêm yết hàng đầu chiếm 57,6% tổng thị phần tín dụng toàn hệ thống như ACB, BIDV, CTG, HDB, LPB, MBB, TCB, TPB, STB, VCB, VIB và VPB đều đã ghi nhận kết quả kinh doanh tốt. Nhìn chung, tăng trưởng này đến từ việc gia tăng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), đồng thời kiểm soát tốt tỉ lệ nợ xấu. Xét riêng trong quý III, tổng lợi nhuận trước thuế của 12 ngân hàng này tăng 42,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 27.000 tỉ đồng. Kết quả trên có được chủ yếu nhờ vào việc kiềm chế chi phí hoạt động và chi phí dự phóng, chỉ tăng lần lượt 7% và 17,8%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của 12 ngân hàng trên đạt 75.000 tỉ đồng trong khi thu nhập hoạt động tăng trưởng với tốc độ thấp hơn, tăng trưởng lần lượt là 25,9% và 17,8% so với cùng kỳ. Ngoài ra, chất lượng tài sản vẫn trong tầm kiểm soát với kết quả tỉ lệ nợ xấu là 1,75% trong quý III/2019 so với 1,93% cùng kỳ năm ngoái.
Dấu ấn 2019
Vietcombank chính là ngân hàng niêm yết làm ăn tốt nhất hệ thống trong 9 tháng đầu năm 2019. Ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 17.592 tỉ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt gần 86% kế hoạch của cả năm. Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 709.128 tỉ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018 và hoàn thành kế hoạch 9 tháng. Mức tăng trưởng này cũng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 9,4%.
Một ngân hàng nhà nước khác cũng đạt kết quả kinh doanh tốt là VietinBank. Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 8.456 tỉ đồng, tăng 11,3%. Riêng quý III, VietinBank tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ấn tượng 34%, đạt 3.121 tỉ đồng. Sự tăng trưởng này chính là thành quả của công cuộc chuyển dịch trong kinh doanh, tăng mạnh tỉ trọng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời củng cố nguồn vốn huy động bền vững và có chi phí thấp.
Không có được kết quả ấn tượng như Vietcombank và VietinBank, BIDV chỉ ghi nhận lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm là 7.028 tỉ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ. Riêng quý III, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế 2.319 tỉ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Vấn đề lớn nhất của BIDV chính là xử lý nợ xấu. Nợ xấu của BIDV (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) cũng liên tục tăng. Tính đến ngày 30.9, tổng nợ xấu là hơn 22.600 tỉ đồng, tăng 4,7% so với quý II/2019, chiếm tỉ lệ 2,09%, tăng so với mức 1,98% tại thời điểm kết thúc quý II/2019.
Trước ngưỡng cửa 2020
Đầu năm nay, Vietcombank và VIB là 2 ngân hàng đầu tiên được chấp thuận áp dụng Basel II, kế tiếp là OCB. Sau đó, các ngân hàng cổ phần tư nhân lần lượt được chấp thuận Basel II là ACB, VPBank, MB, Techcombank, MSB, HDBank, TPBank, SeABank, Viet Capital Bank, VietBank, LienVietPostBank, Nam A Bank. Gần đây nhất, BIDV cũng đã đạt chuẩn Basel II sau khi tăng vốn thành công.
Đáng chú ý là các ngân hàng đang và sẽ tăng vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu Basel II thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành tăng vốn cho cổ đông nước ngoài (Vietcombank, BIDV), phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2. Tháng 7.2019, BIDV đã đàm phán xong việc bán 15% cho KEB Hana Bank với giá 33.640 đồng/cổ phiếu. Các ngân hàng khác như VPBank, TPBank... đang phát hành trái phiếu quốc tế thời hạn dài nhằm tăng vốn cấp 2, từ đó cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Hiện nay, CAR Basel I của toàn ngành ước đang ở mức 11% (CAR theo Basel II sẽ thấp hơn từ 1-2%). Một số ngân hàng dự kiến niêm yết trong thời gian tới gồm OCB, MSB, SeABank, ABBank, Saigonbank, Nam A Bank, Viet A Bank.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% sẽ được áp dụng theo Basel II, thấp hơn quy định 9% hiện tại, nhưng các hệ số rủi ro thì khắt khe hơn nhiều. Đến giữa tháng 12, mới chỉ có 16/38 ngân hàng tại Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Theo Fitch Ratings, thách thức yêu cầu về vốn theo chuẩn Basel II sẽ khiến những ngân hàng nhỏ trở thành mục tiêu thâu tóm - sáp nhập trong năm 2020.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đánh giá, lợi nhuận ngành ngân hàng dần cải thiện trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, nhất là sau giai đoạn ngành đẩy mạnh tái cơ cấu. Tiếp đà tăng trưởng tốt trong quý III/2019, các chuyên gia đưa ra dự báo có phần tích cực đối với triển vọng lợi nhuận của nhiều ngân hàng trong năm 2019 và năm 2020.
Hiện tại, nợ xấu vẫn là mối lo đối với hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỉ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 8.2019 của toàn ngành là 1,98%. Tuy vậy, nếu đi vào từng ngóc ngách của mỗi ngân hàng thì sẽ thấy vấn đề nợ xấu rất đáng ngại, khi có nhiều ngân hàng tăng số lượng nợ xấu, thậm chí có ngân hàng tỉ lệ nợ xấu vượt mức 3% theo quy định. Tiêu biểu như ABBank, 9 tháng năm 2019, nợ xấu tăng từ 1,89% hồi đầu năm lên 3,39%; Nam A Bank cũng tăng từ 1,54% lên 2,37%; VPBank với tỉ lệ nợ xấu ở mức 3,5%.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận diện 3 rủi ro khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2020. Rủi ro đầu tiên là chủ trương kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng và quy định chặt chẽ về vốn giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, áp dụng Basel II sẽ gây ảnh hưởng đến biên lãi ròng và tăng trưởng thu nhập lãi. Thứ 2 là tỉ trọng dư nợ bán lẻ liên tục tăng, trong đó hướng vào cho vay mua nhà vẫn chiếm ưu thế, dẫn đến rủi ro khi ngành bất động sản rơi vào chu kỳ đi xuống. Cuối cùng là các khó khăn của ngành tài chính tiêu dùng khi lĩnh vực này cho thấy sự bão hòa trong nhu cầu khiến tăng trưởng cho vay có mục đích khó khăn.
Theo Nhipcaudautu.vn
Cuộc đua Basel II chạm đích Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định, từ năm 2020, các ngân hàng sẽ phải chính thức áp dụng và tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn của Basel II. ến nay, đã có 18 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận áp chuẩn Basel II. Các ngân hàng còn lại cũng từng bước hoàn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Mắc kẹt trên ban công gần 2 ngày, một phụ nữ treo quần áo cầu cứu
Thế giới
4 phút trước
Sống chung với đam mê của chồng, cả nhà được nhiều phen hú vía, thậm chí mẹ chồng còn lo lắng hỏi: "Con bị trúng gió à?"
Góc tâm tình
13 phút trước
Bắt nhóm đối tượng mua gần 1kg ma túy từ cửa khẩu Campuchia về Đồng Nai tiêu thụ
Pháp luật
28 phút trước
Bà xã Lee Byung Hun sốc nặng khi sinh con thứ 2: "Tôi nghĩ con của mình đã bị tráo đổi"
Sao việt
36 phút trước
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
1 giờ trước
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
1 giờ trước
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
2 giờ trước
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
2 giờ trước
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
2 giờ trước