Kịch bản Trump từ chối rời Nhà Trắng gây lo ngại
Trump mới đây cho biết ông không hứa rời Nhà Trắng trong hòa bình nếu thất cử, làm dấy lên lo ngại Mỹ rơi vào khủng hoảng hậu bầu cử.
Khi ngày bầu cử tổng thống năm 2016 càng tới gần, các phát biểu của ứng viên Donald Trump khi đó ngày càng gây tranh cãi. Ông tuyên bố chỉ có cuộc bỏ phiếu gian lận mới có thể khiến ông thất cử. Trong vòng tranh luận trực tiếp thứ ba, Trump được hỏi liệu ông có chấp nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu này nếu thua Hillary Clinton hay không.
“Tôi sẽ xem xét vào lúc đó. Tôi không thể nói bất cứ điều gì lúc này. Tôi sẽ xem xét nó vào thời điểm đó. Điều tôi đã thấy thật sự rất tệ”, Trump nói.
Câu trả lời của Trump lúc đó khiến nhiều người lo ngại kịch bản ông có thể từ chối chấp nhận kết quả bầu cử nếu thua ứng viên Clinton, khi trước đó thường xuyên cáo buộc quá trình bầu cử Mỹ có nhiều gian lận.
Tuy nhiên, Trump đã thắng cử và điều mà nhiều người lo ngại không xảy ra. Ngay sau khi có kết quả kiểm phiếu ở những bang chủ chốt, bà Clinton đã thừa nhận thua cuộc và gọi điện chúc mừng Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 23/9. Ảnh: NYTimes.
Khi bầu cử tổng thống Mỹ 2020 chưa đầy 2 tháng nữa sẽ diễn ra, nhiều người lại một lần nữa nghĩ tới khả năng Trump từ chối chuyển giao quyền lực nếu thất cử. Trong cuộc họp báo ngày 23/9, Tổng thống Mỹ đã được yêu cầu giải đáp lo ngại này.
“Ngài Tổng thống, nếu ông thắng, hòa hoặc thua trong cuộc bầu cử này, ông có cam kết chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sau khi có kết quả không?”, một phóng viên đặt câu hỏi.
Trump không đưa ra lời cam kết, thay vào đó, ông nói rằng “chúng ta phải xem điều gì sẽ xảy ra”. “Các bạn biết rằng tôi đã phàn nàn rất nhiều về các lá phiếu. Và các lá phiếu đó là một thảm họa”, Tổng thống Mỹ nói, dường như đề cập tới hình thức bỏ phiếu qua thư, phương pháp mà ông luôn cáo buộc tiềm ẩn nhiều gian lận.
Trump cũng nói rằng Mỹ sẽ không chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực mà chỉ có “sự tiếp nối quyền lực”, như ngầm khẳng định ông sẽ không thua trong cuộc đua vào Nhà Trắng với ứng viên Joe Biden.
Video đang HOT
Câu trả lời của Trump khiến nhiều người không khỏi lo lắng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ông từ chối rời Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders trong bài phỏng vấn qua điện thoại trước đó cảnh báo Mỹ có thể đối mặt “kịch bản ác mộng” nếu Trump vẫn tuyên bố thắng cử và từ chối rời nhiệm sở ngay cả khi thua Joe Biden.
“Chúng ta đang sống trong thời khắc nguy hiểm chưa từng có, hay có thể nói là cực kỳ nguy hiểm, trong lịch sử Mỹ”, Sanders nói. “Điều đó sẽ quyết định liệu nước Mỹ có thể tiếp tục là một nền dân chủ và một đất nước hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật hay không”.
Thượng nghị sĩ Sanders cho biết ông sẽ dành thời gian còn lại trước ngày bầu cử để kêu gọi đất nước, cả phe Dân chủ và Cộng hòa, “làm mọi thứ có thể để ngăn chặn điều này xảy ra”.
Giới phân tích cho rằng nếu giành chiến thắng “không thể tranh cãi” trong cuộc bầu cử, Biden hoàn toàn có thể yêu cầu Sở Mật vụ đưa Trump rời Phòng Bầu dục nếu cần thiết. Nhưng do hệ thống bầu cử Mỹ rất phức tạp, một chính trị gia có rất nhiều con đường để từ chối rời nhiệm sở.
“Mối lo thực tế là Tổng thống Mỹ sẽ kết hợp nhiều chiến lược hùng biện và kiện tụng để ngăn cản kiểm phiếu hoặc công nhận kết quả bầu cử”, Aziz Huq, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Chicago, nói. “Bởi Mỹ có hệ thống bầu cử phi tập trung, trong đó việc quản lý bầu cử do các bang phụ trách, nên tồn tại rất nhiều điểm yếu”.
Quá trình tổng hợp phiếu bầu được thực hiện thông qua các nhánh chính trị của chính quyền bang. Tại nhiều bang, nhiệm vụ điều hành bầu cử do chính trị gia dân cử phụ trách.
“Kiện tụng, tranh chấp và nỗ lực trì hoãn quá trình kiểm phiếu công bằng và đầy đủ là những điều tôi nghĩ sẽ xảy ra”, Huq nói. “Tổng thống không có quyền ra sắc lệnh. Nó phức tạp hơn nhiều”.
Tuy nhiên, giáo sư Huq cho rằng để tuyên bố mình thắng cử dù kết quả kiểm phiếu trái ngược, Trump cần có sự hợp tác của giới chức các bang và cả các thành viên đảng Cộng hòa. Nhưng nhiều thành viên chủ chốt của đảng Cộng hòa đã thẳng thừng bác bỏ kịch bản này.
“Chuyển giao quyền lực trong hòa bình là điều cơ bản của nền dân chủ”, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney nói sau bình luận của Trump. “Bất kỳ ý tưởng nào cho rằng một tổng thống có thể không cần tôn trọng việc duy trì Hiến pháp đều là điều không tưởng và không thể chấp nhận”.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cũng khẳng định quá trình chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện một cách trật tự như những gì đã diễn ra 4 năm một lần kể từ năm 1792 và “người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sẽ nhậm chức vào ngày 20/1″.
Ứng viên Dân chủ Joe Biden (phải) tới vận động tranh cử ở Green Bay, bang Wisconsin hôm 21/9. Ảnh: Reuters.
Tuy vậy, lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra hậu bầu cử, nhóm chuyển giao quyền lực của ứng viên Dân chủ Joe Biden đang gấp rút chuẩn bị mọi kịch bản.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực trong bối cảnh khủng hoảng y tế toàn cầu và nền kinh tế suy thoái”, Ted Kaufman, cựu thượng nghị sĩ Delaware và là đồng chủ tịch nhóm chuyển giao của Biden, nói. “Đây là một quá trình khác hẳn mọi lần và đội ngũ được thành lập sẽ giúp ông Biden ứng phó với các thách thức khẩn cấp mà đất nước chúng tôi phải đối mặt trong ngày đầu tiên”.
Một trong những nguy cơ được nhóm chuyển giao quyền lực của Biden quan tâm nhất là sự thiếu chắc chắn về kết quả bầu cử và nếu trong trường hợp Trump thua, liệu ông có chấp nhận bàn giao lại Nhà Trắng, hay sẽ để đất nước rơi vào khủng hoảng vì từ chối rời đi.
Lịch sử Mỹ từng chứng kiến những lần chuyển giao quyền lực trong căng thẳng, trong đó có lần George W. Bush tiếp quản Nhà Trắng sau tổng thống Bill Clinton. Nhân viên của tổng thống Bush khi đó phát hiện tất cả chữ W trên bàn phím máy tính ở Nhà Trắng đều biến mất.
Tuyên bố của Trump về việc không cam kết rời Nhà Trắng trong hòa bình càng khiến nhóm chuyển giao quyền lực của Biden thêm lo lắng. “Tôi nghĩ tất cả mọi người đều hy vọng rằng tinh thần của những lần chuyển giao quyền lực trước đây sẽ được duy trì”, Mike Leavitt, cựu thống đốc Utah và từng là người đứng đầu nhóm chuyển giao quyền lực của Mitt Romney, ứng viên đảng Cộng hòa năm 2012, nói.
Để chuẩn bị tốt nhất cho các kịch bản, nhóm chuyển giao của Biden đã đặt mục tiêu gây quỹ khoảng 7-10 triệu USD, ngân sách nhiều hơn hẳn các nhóm chuyển giao quyền lực trong quá khứ, theo Politico. Nhóm cũng dự kiến xây dựng đội ngũ nhân viên lên tới 350 người cho tới thời điểm diễn ra lễ tuyên thệ nhậm chức nếu Biden thắng cử.
Nhóm đã tập hợp nhiều chính trị gia, của cả Dân chủ và Cộng hòa, cũng như những người từng góp mặt trong các nhóm chuyển giao trước đây, nhằm tăng cường sự đa dạng về tư tưởng và khả năng lãnh đạo.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 6, Biden cũng từng bày tỏ lo ngại về khả năng Trump “đánh cắp” cuộc bầu cử bằng cách gian lận. Để ngăn nguy cơ này, ông cho biết đảng Dân chủ sẽ bố trí người giám sát tại địa điểm bỏ phiếu của các bang. Ngoài ra, Biden cũng lạc quan cho rằng quân đội Mỹ sẽ can thiệp nếu Trump từ chối kết quả bầu cử.
“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng họ sẽ áp giải ông ấy khỏi Nhà Trắng với sự nhanh gọn tuyệt vời”, Biden nói.
Đảng Cộng hòa cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell cam kết việc chuyển giao quyền lực sau bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra hòa bình, có trật tự.
"Người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Quá trình chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện một cách trật tự như những gì đã diễn ra 4 năm một lần kể từ năm 1792", lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đăng Twitter hôm nay.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tại cuộc họp báo ở quốc hội hôm 22/9. Ảnh: AFP.
McConnell không đề cập trực tiếp đến Tổng thống Donald Trump, nhưng bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi Trump từ chối trả lời câu hỏi liệu ông có cam kết chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nếu không tái đắc cử trong cuộc đua năm nay hay không. Ông cũng lặp lại nghi ngờ việc bỏ phiếu qua thư, cho rằng đây là "thảm họa".
Phát biểu của Trump bị cho là không cam kết nguyên tắc dân chủ cơ bản nhất ở Mỹ và vấp phải chỉ trích từ cả hai đảng. Chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố chính phủ Mỹ "hoàn toàn có khả năng tống những kẻ xâm phạm ra khỏi Nhà Trắng".
"Điều cơ bản của nền dân chủ là quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình", thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney đăng Twitter, trong khi nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện Liz Cheney khẳng định việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình đã được ghi trong Hiến pháp Mỹ và là nền tảng cho sự tồn vong nền cộng hòa. "Các lãnh đạo Mỹ đã tuyên thệ trước Hiến pháp. Chúng ta sẽ giữ vững lời thề đó", Cheney viết.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, khẳng định cuộc tranh cử sắp tới giữa Trump và Biden sẽ hợp pháp, công bằng và phù hợp với thông lệ hơn hai thế kỷ của Mỹ.
"Không có gì định nghĩa nền cộng hòa lập hiến của chúng ta hơn sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Tôi đã tuyên thệ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp, và tôi sẽ giữ vững lời thề đó", nghị sĩ Cộng hòa Steve Stivers cho hay, trong khi nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer nói: "Tổng thống Trump: ngài không phải là nhà độc tài, và nước Mỹ sẽ không để ngài là nhà độc tài".
Hồi tháng 6, Trump từng công khai khẳng định trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sẽ rời Nhà Trắng trong hoà bình nếu thất cử, đáp trả cáo buộc trước đó một ngày của Biden rằng Trump sẽ không chịu rời Nhà Trắng và có thể cần triển khai quân đội để cưỡng chế ông rời đi. Tuy nhiên, Trump nói thêm rằng việc ông không tái đắc cử nhiệm kỳ hai "sẽ rất tồi tệ với đất nước".
Trong những bài phát biểu tranh cử gần đây, Trump liên tục tuyên bố rằng quá trình kiểm phiếu có thể bị phe Dân chủ "thao túng" bằng cách "lợi dụng làn sóng bỏ phiếu qua thư do đại dịch Covid-19".
Trump hôm 23/9 khẳng định ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nếu các phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện không được tính. "Những phiếu bầu đó đều nằm ngoài vòng kiểm soát", Tổng thống Mỹ nói. "Bỏ những phiếu bầu đó đi, và bạn sẽ có một quá trình chuyển giao hòa bình. Nhưng thẳng thắn mà nói, sẽ không có sự chuyển giao, chỉ có sự tiếp nối".
Mỹ kêu gọi quan chức cảnh giác Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi quan chức địa phương cảnh giác với các nhà ngoại giao Trung Quốc vì lo ngại "gián điệp và gây ảnh hưởng". "Hãy biết rằng khi một nhà ngoại giao Trung Quốc tiếp cận bạn, điều đó có thể không phải vì tinh thần hợp tác hay hữu nghị", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong sự...