‘Kì nghỉ Tết dài nhất lịch sử’: Trường học vắng hoe như mùa hè đã đến rồi vậy!
Trường học im lặng như tờ trong thời gian cho học sinh nghỉ để phòng ngừa dịch bệnh do virus corona gây ra.
Cùng với địa phương trên cả nước, Sở GD-ĐT Đà Nẵng thông báo cho phép HS-SV toàn thành phố tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 02/2019 để phục vụ công tác phòng dịch bệnh covid-19. Các trường cũng chủ động thông báo và đặt tại vị trí dễ nhìn để phụ huynh, học sinh nắm.
Không gian tĩnh lặng của trường học những ngày cuối xuân nhưng khiến người ta liên tưởng đến những ngày hè, thời điểm học sinh được nghỉ học để tái tạo năng lượng cho năm học mới.
Các lớp được khóa hoàn toàn dù bên ngoài, bảo vệ vẫn túc trực hàng ngày. Dịch bệnh kéo dài khiến không chỉ phụ huynh mà giáo viên các trường cũng vô cùng lo lắng, việc lịch học bị dời lại cũng khiến cho các kế hoạch xây dựng từ đầu năm, đầu học kì bị phá sản.
Bên trong lớp học ở trường THCS Lý Thường Kiệt (Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng), bàn ghế ngay ngắn, lớp học sạch sẽ, được biết trước đó thầy cô nhà trường đã tổng vệ sinh trước khi tiếp tục nghỉ đến hết tháng 02.
Trường học im lặng, vắng bóng học sinh vào trong ‘kì nghỉ Tết dài nhất lịch sử’. Đây có lẽ cũng là kì nghỉ dài mà giáo viên, học sinh muốn nhanh chóng kết thúc để trở lại trường. Thực tế, việc trở lại trường phụ thuộc vào tình hình diễn biến dịch bệnh covid-19, tại TP. Đà Nẵng dù chưa phát hiện ca nhiễm bệnh nào xong để đảm bảo an toàn, người dân vẫn phải chủ động phòng tránh liên tục.
Trong những ngày nghỉ, bảo vệ trường vẫn có mặt thường xuyên để kiểm tra, dọn dẹp hoặc chỉ đơn giản là cho đàn bồ câu trong trường ăn như trong ảnh.
Căng tin vắng vẻ do học sinh nghỉ
Video đang HOT
Loa trường cũng không còn phát đi những âm thanh rộn ràng mà nằm một góc yên tĩnh trong những ngày này.
Photo: Trọng Hiếu
Theo baodatviet
Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác chương trình hiện hành?
Từ những so sánh của hai chương trình này để giáo viên cũng như lãnh đạo quản lý nhà trường đưa ra những thay đổi phù hợp khi triển khai trong thực tế.
Để chuẩn bị cho chương trình mới, ngày 9/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị "triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học".
Giáo viên Đà Nẵng được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh: AN
Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, để thực hiện mục tiêu đổi mới, chương trình giáo dục phổ thông mới vừa kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Vừa khắc phục, hạn chế những bất cập của chương trình này. Những điểm cần khắc phục cũng chính là những khác biệt chủ yếu của chương trình mới so với chương trình hiện hành.
Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại.
Và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.
Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.
Theo đại diện Sở này thì chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh.
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa xác định rõ ràng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý một số môn học.
Đồng thời, thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, giáo dục thể chất, hoạt động trãi nghiệm...) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một số môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ.
Một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.
"Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học.
Việc xây dựng chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
Đồng thời, trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội", vị đại diện này cho hay.
Ngoài ra, một số nội dung giáo dục mới đưa vào của chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Cụ thể, cấp tiểu học dạy học 2 buổi/ngày (chương trình giáo dục phổ thông hiện hành tổ chức 1 buổi/ngày và khuyến khích tổ chức dạy 2 buổi/ngày).
Môn tiếng Anh bắt đầu học từ lớp 3 (chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn tiếng Anh là môn học tự chọn ở các lớp 3, 4, 5).
Môn Tin học và Công nghệ bắt đầu học từ lớp 3 (chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn Tin học là môn học tự chọn ở các lớp 3, 4, 5) và các lớp ở bậc trung học cơ sở).
Môn âm nhạc và môn mỹ thuật ở cấp trung học phổ thông là môn học mới được lựa chọn theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Nội dung giáo dục địa phương ở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được dạy học chủ yếu ở các môn học Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở với thời lượng thoe từng môn, khoảng 10 tiết/năm.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc
Nhật Bản mời học sinh THPT Đà Nẵng đăng ký sang học miễn phí 11 tháng Sở GD-ĐT Đà Nẵng hy vọng sẽ có nhiều học sinh các trường THPT dạy tiếng Nhật trên địa bàn đăng ký và được lựa chọn tham gia Chương trình "Cầu nối Châu Á dành cho học sinh THPT - Kakehashi Project" trong năm 2020 và có những trải nghiệm thú vị tại đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/10, Sở GD-ĐT Đà...