Kĩ năng chắm sóc cho thai nhi tuần 39 để bé khỏe mạnh
Quá trình mang thai là một quá trình rất quan trọng, nếu như mẹ mong muốn em bé của mẹ ra đời được khỏe mạnh thì trong quá trình mang thai mẹ cần phải chăm sóc bản thân cũng như là chăm sóc thai nhi thật tốt.
Vậy mẹ đã hiểu hết về các đặc điểm của thai nhi tuần 39 để tìm cách chăm sóc thật tốt chưa? Vậy thì ngày hôm nay, hãy cùng với Viknews Việt Nam tìm hiểu kĩ hơn về những đặc điểm của thai nhi tuần 39 nhé!
Mẹ đã biết thai nhi tuần thứ 39 là mấy tháng tuổi?
Việc tìm hiểu về độ tuổi của thai nhi, có lẽ cũng sẽ có nhiều mẹ không rõ. Vì thông thường, các bác sĩ cũng như là chuyên gia đều sẽ tính tuổi thai theo tuần. Lý do tính tuổi thai theo tuần là vì thai nhi phát triển thực sự rất nhanh.
Trong 1 tháng sẽ có 4 tuần, nếu như theo dõi theo tuần và chăm sóc sức khỏe theo tuần là không hợp lí, bởi vì sự phát triển của tuần đầu tiên của tháng và sự phát triển của thai nhi vào tuần thứ 4 của tháng đã rất khác nhau, vì thế nên chế độ dinh dưỡng cũng như là chế độ chăm sóc cho bà bầu cũng hoàn toàn khác nhau.
Nếu như tính chuẩn theo tuần thai của mẹ bầu, thì mang thai tuần thứ 39 sẽ rơi vào 8 tháng, cụ thể là cuối tháng 9, lúc này tuổi thai đã lớn và gần như là phát triển về toàn bộ.
Thông tin về cân nặng và kích thước của thai nhi tuần 39
Lúc này, thai nhi tuần 39 gần như là đã phát triển giống như 1 đứa trẻ sơ sinh mới được sinh ra trong bụng mẹ. Các bộ phận của bé đã bắt đầu được hoàn thiện, cân nặng của bé cũng được cải thiện rõ rệt và trở nên ổn định hơn rất nhiều. Đối với một em bé có tốc độ phát triển bình thường là sẽ có chiều dài 50cm và nặng tầm 3,4 đến 3,6kg. Với kích thước cũng như là cân nặng này là kích thước tiêu chuẩn của các em bé chuẩn bị sinh.
Nhưng có những mẹ sức khỏe yếu dẫn đến việc em bé trong bụng cũng không được phát triển khỏe mạnh như các em bé khác. Có rất nhiều ca sinh nở, em bé chỉ được 2,5-3kg. Với cân nặng như thế này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé yêu.
Thai nhi tuần 39 đã bắt đầu chuyển dạ hay chưa?
Có lẽ, ở cương vị 1 người làm mẹ ai cũng đều mong muốn em bé của mình sẽ sớm chào đời. Mẹ sẽ bắt đầu mong mỏi con từng ngày khi thai nhi tuần 39. Mỗi người phụ nữ sẽ có một cơ địa khác nhau, có người sẽ sinh sớm, có những người sẽ sinh rất muộn. Nếu như mẹ thuộc vào nhóm người sinh sớm thì rất có thể trong tuần thứ 39 mẹ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ. Nhưng nếu như thai nhi tuần 39 mà mẹ vẫn chưa thấy mình có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ đừng lo lắng, bởi vì có đến 70% các ca sinh muộn hơn dự kiến và điều này hết sức bình thường.
Video đang HOT
Tuần 39, thai nhi quay đầu xuống xương chậu của mẹ
Thai nhi tuần 39 vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể là do nhiều nguyên nhân chứ không phải hoàn toàn do cơ thể của mẹ. Nhiều trường hợp sinh muộn hơn dự kiến của bác sĩ là do chuẩn đoán sai tuổi của thai nhi, điều này cũng rất thường gặp ở các ca sinh nở. Tiếp theo, có thể là do phần bụng của mẹ không thoải mái để bé có thể di chuyển xuống vùng xương chậu, vì phần đầu của bé phải được di chuyển xuống gần với ống sinh, như thế quá trình sinh nở của mẹ và bé mới diễn ra dễ dàng được.
Những dấu hiệu cho thấy sắp chuyển dạ để mẹ nhận biết
Đối với những mẹ lần đầu tiên mang thai, sẽ ít kinh nghiệm về vấn đề chuyển dạ này. Có thể khi gặp phải một trong những dấu hiệu này thì mẹ sẽ chỉ nghĩ đó là dấu hiệu của việc mang thai bình thường và lơ là nó đi.
Bụng bầu tụt xuống dưới là biểu hiện đầu tiên cho việc chuyển dạ
Em bé nào chào đời cũng phải quay đầu lại, di chuyển đầu xuống dưới phần xương chậu của mẹ đề có thể gần với ống sinh hơn. Khi đã quay đầu thành công thì mẹ sẽ có cảm giác khác thường, đó là bụng đang ở trên cao bỗng dưng bị tụt xuống dưới, đến mức mà mẹ cảm thấy nặng nề hơn bao giờ hết và cảm giác như em bé cưng của mẹ có thể chui ra ngoài bất cứ lúc nào.
Khi nhận thấy dấu hiện này thì mẹ có thể chắc chắn là mình đã chuyển dạ. Vì thế nên mẹ có thể chuẩn bị sẵn sàng tâm lí để lâm bồn, và hơn nữa là vào thời điểm này mẹ hãy chuẩn bị dần các đồ sinh cho bé là vừa.
Cổ tử cung bắt đầu mở ra nhiều hơn
Vào những tuần cuối của thai kì, mẹ sẽ thấy ở quần lót xuất hiện nhiều các dịch màu trắng hay màu vàng nhạt. Loại dịch này sẽ xuất hiện nhiều và liên tục, nó là cổ tử cung mềm để mở ra. Khi bắt đầu thấy dấu hiệu này thì mẹ hãy bắt đầu chuẩn bị tâm lí để sinh bé nhé.
Bỗng dưng bị giảm cân
Khi thai nhi tuần 39, rất có thể mẹ sẽ thấy cân nặng của mình bị giảm đột ngột. Điều này cho thấy khi sắp sinh, nước ối trong bụng mẹ sẽ giảm xuống để phù hợp với lượng nước ối khi sinh. Nếu như mẹ theo dõi cân nặng và nhận thấy điều này thì chứng tỏ cơ thể của mẹ đã bắt đầu chuyển dạ.
Những lời khuyên bổ ích cho mẹ bầu mang thai tuần 39
Mang thai có lẽ sẽ là trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong đời người phụ nữ. Tuy nhiên, các cụ vẫn thường nói là khi mang thai, phụ nữ như đang bước vào Quỷ Mô Quan, điều này cho thấy rằng khi mang thai, phụ nữ sẽ có thể gặp phải muôn vàn nguy hiểm mà họ chưa bao giờ nghĩ đến. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý về sức khỏe của bản thân mình cũng như là sức khỏe của các thai trong bụng.
Mẹ bầu nên điều chỉnh giấc ngủ hợp lí.
Vào thời điểm thai nhi tuần 39, cơ thể của mẹ bầu sẽ bị đau nhức, mỏi lưng, cơ thể suy nhược và luôn cảm thấy mệt mỏi, chưa kể mẹ sẽ bị đi vệ sinh rất nhiều. Vì vậy sẽ rẩt ảnhn hưởng đến sức khỏe của mẹ. Lúc này đây mẹ cần tìm ra giải pháp để có thể cải thiện giấc ngủ của mình. Mẹ có thể tìm một chiếc giường thật thoải mái, hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để giảm số lần đi vệ sinh vào ban đêm.
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng vào những tuần cuối thai kì
Các bác sĩ đều nói rằng, càng vận động nhiều thì ca sinh nở của mẹ sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Càng đến cuối thai kì, mẹ lại càng nên vận động nhiều hơn, nhưng là vận động ở mức độ nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ. Mẹ có thể đi bộ đi dạo hàng ngày, thực hiện 1 số động tác yoga để điều hòa sức khỏe của mẹ.
Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để đảm bảo cân nặng cho bé yêu
Có nhiều mẹ có thể là do sợ ăn nhiều sẽ béo phì nên không dám bổ sung thêm quá nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng nếu như không ăn các loại thực phẩm có chất thì cân nặng của bé sẽ không tăng. Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng mà khi ăn vào, dinh dưỡng chỉ để nuôi vào mà lại không hề vào mẹ. VÌ thế nên mẹ hãy tìm những loại thực phẩm như vậy để ăn bồi bổ cho bé. Nếu như cân nặng của bé không được cải thiện từ trong bụng mẹ thì khi sinh ra cũng rất khó để tăng cân.
Đối với thai nhi tuần 39, mẹ hãy chăm sóc thật cẩn thận cho bản thân mình và cho em bé. Viknews mong rằng với những thông tin này, mẹ sẽ chăm sóc thật tốt cho bé yêu của mình.
Theo Viknews
Thai làm tổ trên sẹo tử cung - Nguy cơ tử vong cao
Để đỡ đau hơn hoặc muốn con sinh đúng ngày đẹp giờ đẹp, nhiều người đã chọn sinh mổ mà không biết rằng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Một trong những nguy cơ đó là thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ.
Mới đây truyền thông đưa tin về một trường hợp suýt chết do thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ ở TPHCM. Vậy thai làm tổ trên sẹo tử cung là bệnh lý gì?
Thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ là hiện tượng túi thai làm tổ tại vị trí sẹo mổ tử cung. Đây là hình thái khá hiếm gặp của chửa lạc vị trí. Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung - nơi có lớp nội mạc đủ dày để làm tổ và sinh trưởng. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ có sẹo ở tử cung do lần mổ thai trước, trứng có thể bám vào đúng vị trí sẹo phát triển thành túi thai. Chửa tại sẹo mổ lấy thai nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt phải cắt tử cung và có thể nguy hiểm tính mạng.
Hình ảnh siêu âm thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ.
Tại Bệnh viện Phụ sản TW, tỷ lệ thai phụ gặp tình trạng này là bao nhiêu? Có dấu hiệu gì để nhận biết thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ không, thưa bác sĩ?
Trong vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng. Theo như con số bệnh viện thống kê được, trong năm 2001 chỉ có 71 trường hợp thì đến năm 2018 đã có tới 674 ca sản phụ bị thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ. Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân từ 26 - 35 tuổi, trung bình là 33 tuổi. Đây là độ tuổi sinh đẻ ở phụ nữ.
Nguyên nhân là do số ca mổ lấy thai ngày càng gia tăng nên tỷ lệ thai bám ở vết mổ cũ cũng tăng lên. Thời điểm năm 2001, tỷ lệ mổ lấy thai là hơn 20% đến năm 2018 đã tăng thành hơn 50%. Ngoài ra, trình độ siêu âm của bác sĩ cũng như các tiến bộ về công nghệ giúp chẩn đoán sớm được tình trạng này.
Hiện nay, thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ chưa có "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán. Tuy nhiên có thể phát hiện sớm nhất là khi thai 5 - 6 tuần và muộn nhất là khi thai 16 tuần. Có trường hợp bệnh nhân phát hiện tình cờ khi thăm khám mà không có triệu chứng bất thường. Ngoài ra có một số các triệu chứng lâm sàng cần lưu ý: Sản phụ ra máu âm đạo tính chất ít một, máu sẫm màu; Đau âm ỉ vùng bụng dưới, triệu chứng đau này không khác so với những trường hợp dọa sẩy thai hay chửa ngoài tử cung, cảm giác tức nặng, buồn đi ngoài; Băng huyết: ra máu âm đạo ồ ạt trên 500ml. Một vài trường hợp chảy máu cấp tính có nguy cơ vỡ tử cung, dễ nhầm lẫn với sẩy thai.
Vậy khi phát hiện thì cần được xử lý như thế nào?
Thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ được chia làm hai dạng: Thứ nhất, gai nhau xâm nhập phía trước sẹo mổ có xu hướng phát triển về phía eo - cổ tử cung hoặc hướng lên trên buồng tử cung. Chỉ dạng thai phát triển về buồng tử cung có thể sống được, còn thai phát triển về eo - cổ tử cung có nguy cơ gây băng huyết phải bỏ thai. Dạng 2: gai rau thâm nhập sâu vào trong sẹo mổ và có xu hướng phát triển vào bàng quang, trong ổ bụng. Dạng này tiến triển dẫn tới biến chứng vỡ tử cung trong lúc mang thai, gây chảy máu ồ ạt và nguy cơ đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi.
Thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ không thể giữ được vì thai càng lớn, nguy cơ vỡ tử cung càng nhiều. Những sản phụ đã từng sinh mổ, khi có thai lần tiếp theo, cần được thăm khám sớm để xác định vị trí chính xác của thai. Khi thai nằm ở vị trí bất thường, cần tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt. Thủ thuật bỏ thai trong những trường hợp này cũng đòi hỏi chuyên môn cao, bệnh nhân nên thực hiện tại tuyến Trung ương để tránh tai biến.
Ngoài nguy cơ thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ, xin bác sĩ cho biết thai phụ đã có tiền căn mổ lấy thai còn có thể gặp những nguy cơ gì?
Ngoài hiện tượng trên, thai phụ đã từng sinh mổ còn tăng nhiều nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược gây chảy máu phải cắt tử cung cấp cứu, nứt vết mổ, vỡ tử cung ở những trường hợp có sẹo mỏng trong 3 tháng cuối thai kỳ, tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan như ruột, bàng quang trong cuộc mổ.
Tỷ lệ thai làm tổ trên sẹo cũ ngày càng gia tăng một cách đáng báo động. Bác sĩ có lời khuyên gì cho chị em phụ nữ?
Trước hết, các thai phụ và thân nhân không nên xin mổ lấy thai trong những trường hợp không cần thiết để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tất cả các thai kỳ có sẹo mổ cũ ở tử cung (mổ lấy thai, mổ bóc nhân sơ,...) khi có thai cần được đi thăm khám sớm, được đánh giá cẩn thận, kiểm tra và theo dõi tại các bệnh viện chuyên khoa sẽ giúp phát hiện kịp thời và xử trí sớm. Khi đã chẩn đoán thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ, thai phụ phải được điều trị ở các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ điều kiện, cùng với sự phối hợp của các bác sĩ nhằm tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Khó thở khi mang thai tháng đầu có đáng lo ngại không? Khó thở là cảm giác thường trực mà chị em phải chịu đựng trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, cảm giác khó thở ở mỗi người lại khác nhau. Có người khó thở khi mang thai tháng thứ 5, thứ 6 hay thậm chí là những tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó cũng có không ít chị em lại khó...