Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật từ chức: Thuốc nào trị tham quyền cố vị?
Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện từ chức.
Người tham quyền, cố vị xử sao?
Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký thông báo số 20-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
Đáng chú ý, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật mà uy tín giảm sút tự nguyện từ chức. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm nhưng tham quyền cố vị không tự nguyện xin từ chức. Dư luận đặt câu hỏi: “Thuốc” nào trị căn bệnh này?
Trong thông báo 20 nêu rõ: “Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định”.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, Bộ Chính trị ban hành kết luận, trong đó khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện làm đơn xin từ chức. Đây là một vấn đề mở để cho mỗi một cán bộ có suy nghĩ về bản thân mình.
Nếu cán bộ có lòng tự trọng mà cảm thấy trong thời gian qua, bản thân hoạt động công tác vi phạm kỷ luật, năng lực hạn chế, yếu kém, dư luận có ý kiến mà vẫn giữ chức vụ như vậy thì phải suy nghĩ đến việc nộp đơn xin từ chức.
Dù người dân không nói ra nhưng họ bàn tán xôn xao. Thực tế thời gian qua đã có như vậy. Do đó mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có suy nghĩ để thực hiện theo kết luận của Bộ Chính trị về văn hóa từ chức.
Theo ông Hòa, nếu cán bộ mà bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, theo kết luận của Bộ Chính trị mà không tự giác từ chức thì cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên đó phải động viên, khuyến khích để thực hiện nhiệm vụ khác hoặc cho thôi giữ chức vụ.
“Nếu tham quyền cố vị, đeo bám khi đang bị kỷ luật thì cần xem xét bản thân còn xứng đáng để giữ cương vị lãnh đạo, giữ vị trí đó hay không. Nếu còn có lòng tự trọng, thấy mình không xứng đáng thì nên thực hiện văn hóa từ chức là phù hợp. Không nên tham quyền cố vị để làm gì. Hãy để vị trí đó cho người khác, xứng đáng hơn. Đây cũng là vấn đề nêu gương cho các cán bộ khác trong văn hóa từ chức khi bị kỷ luật”, đại biểu Hòa cho biết.
Video đang HOT
Đại biểu Phạm Văn Hòa.
Theo Bộ Chính trị, việc bố trí cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và theo định hướng: Cụ thể, cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng.
Trong trường hợp cán bộ có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí như sau: Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm, với cán bộ là Ủy viên Trung ương Đảng thì Bộ Chính trị xem xét, bố trí công tác phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Còn cán bộ ở cơ quan Trung ương và địa phương thì cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm.
Trường hợp thời gian công tác còn từ 5 năm trở lên thì cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác theo nguyên tắc như trên.
Thông báo cũng nêu rõ, cán bộ sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật.
Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
Bộ Chính trị cũng nêu rõ, việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
Đồng thời, kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Cả nước đang thiếu 101.745 giáo viên
Năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người.
Trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin:
Tại Quyết định số 72-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người.
Tổng số biên chế giáo viên giai đoạn 2022 - 2026, Bộ Chính trị giao cho các địa phương là 1.095.527 người và biên chế bổ sung giai đoạn 2022 - 2026 là 65.980 người. Trong đó, năm học 2022-2023, Bộ Chính trị tạm giao cho các địa phương là 27.580 người.
Về vấn đề sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); thu gọn các điểm trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:
Giáo dục mầm non:
Tổng số trường mầm non công lập là 12.181 trường, trong đó 77,9% số trường có điểm trường, với số trường có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) là 1.482 trường, chiếm 12,2% số trường.
Tổng cộng hiện có 205.234 nhóm/lớp và 203.792 phòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ (phòng kiên cố và bán kiên cố), tỷ lệ trung bình phòng/nhóm, lớp là 0,99; tổng số điểm trường là 21.236, trung bình có 1,37 điểm trường/trường; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục mầm non là 13,3 lớp, nhóm lớp/trường.
Giáo dục tiểu học:
Tổng số trường tiểu học công lập là 12.527 trường, trong đó 56,2% số trường có điểm trường, với số trường có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) là 496 trường, chiếm 3,9% số trường.
Tổng số lớp tiểu học là 278.312 lớp và 267.107 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,96; tổng số điểm trường là 13.408, trung bình có 1,9 điểm trường/trường; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục tiểu học là 22,2 lớp/trường.
Ảnh minh họa: Phạm Linh
Giáo dục trung học cơ sở:
Tổng số trường trung học cơ sở công lập là 8.798 trường, trong đó khoảng 18,2% trường có điểm trường.
Tổng số lớp là 154.764 lớp và 133.924 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,87; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục trung học cơ sở là 17,5 lớp/trường.
Giáo dục trung học phổ thông:
Tổng số trường trung học phổ thông công lập là 2.102 trường, trong đó khoảng 6,5% trường có điểm trường.
Tổng số lớp là 62.495 lớp và 58.069 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,93; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục trung học phổ thông là 29,7 lớp/trường.
Về sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên: Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số Bộ, ngành liên quan đã tham mưu Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn sáp nhập các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Kết quả, giảm số đơn vị sự nghiệp công lập tại mỗi quận huyện. Cơ bản mỗi quận/huyện chỉ có 01 trung tâm thực hiện các chức năng: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. Theo số liệu năm học 2021- 2022, số trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn quốc là 554 trung tâm.
Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi sắp xếp bao gồm:
Sắp xếp, tổ chức lại, giảm đầu mối, số lượng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể, phù hợp với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường lẻ trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.
Mạng lưới trường học được sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần tinh giản biên chế, đầu mối quản lý, các vị trí việc làm có cùng chức năng nhưng vẫn bảo đảm hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập.
Việc dồn dịch, sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô quá nhỏ và chất lượng giáo dục chưa cao, từ đó có điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tránh đầu tư dàn trải, kể cả về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
Việc dồn dịch, sáp nhập phải căn cứ vào các quy định về: tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học; quy mô trường, lớp; số học sinh tối đa, tối thiểu/lớp; tiêu chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có tính đến yếu tố phù hợp với từng vùng, miền và đặc thù của các địa phương. Chỉ sáp nhập đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thuận lợi về khoảng cách giữa các điểm trường.
Các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn dịch, xóa bỏ các điểm trường lẻ cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất ở điểm trường chính (phòng học, phòng ở bán trú, nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước...), đặc biệt đối với các trường bán trú và cấp học mầm non, nhằm bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa.
Việc sáp nhập các trường cần gắn liền với việc thực hiện tinh giản biên chế đồng thời gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh số giáo viên dôi dư sau khi sắp xếp, sáp nhập trường. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập.
Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông; Không sáp nhập các Trung tâm giáo dục thường xuyên vào các cơ sở giáo dục trung học phổ thông.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.
Trước khi tiến hành, cần phải xây dựng đề án cụ thể về việc rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trong đó: xác định rõ lộ trình thực hiện; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất; sắp xếp, sử dụng đội ngũ và phương án giải quyết số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư; bảo đảm chất lượng giáo dục; Ban hành chính sách của địa phương như hỗ trợ giáo viên, học sinh... để duy trì kết quả của việc sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Làm tốt công tác truyền thông trước khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Giá sách tăng vọt, Bộ GD&ĐT chỉ đạo 'không để thiếu sách' Đó là nội dung đáng chú ý trong Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023 được ban hành ngày 29/8. Để chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, Bộ GD&ĐT đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt và triển khai thực...