Khuyến học ở huyện miền núi
Nhiệm kỳ 2015-2019, Hội Khuyến học huyện Tri Tôn cùng Hội Khuyến học cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình chăm lo cho học sinh, sinh viên (HSSV) khó khăn được “Tiếp bước đến trường”, nâng cao trình độ.
Đồng thời tiếp sức, khích lệ HSSV bằng những suất học bổng khuyến học, khuyến tài nhằm ươm mầm tài năng.
Hội Khuyến học huyện Tri Tôn nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh
Xây dựng xã hội học tập
Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới, đa tôn giáo và có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn với 15 trường mầm non – mẫu giáo; 24 trường tiểu học, 15 trường THCS và 3 trường THPT. Trong đó, tổ chức Hội Khuyến học từ huyện đến cơ sở được phủ kín 100%.
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Tri Tôn Quách Ngọc Thương cho biết, đến nay, tổ chức Hội Khuyến học các cấp đã phát triển rộng khắp ở các xã, thị trấn; trường học và cơ quan, đơn vị với 15 cơ sở và 413 chi hội; tổng số hội viên trong toàn huyện là 17.669 hội viên và đã phát triển 21.745 hội viên liên kết (Hội Phụ nữ).
Video đang HOT
Để công tác khuyến học thực sự gắn với mỗi nhà, Hội Khuyến học huyện đã phát động phong trào xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến năm 2019, toàn huyện đã thành lập 11.654 gia đình học tập (đạt 34,6% số hộ toàn huyện), từ đó lập thành 36 dòng họ học tập.
Đây là những nhân tố tích cực, góp phần thắt chặt mối quan hệ, trách nhiệm giữa gia đình với nhà trường và xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ngoài ra, toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn có Trung tâm Học tập cộng đồng. Các trung tâm này đã phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền chính trị – pháp luật, khoa học – kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học…
Hỗ trợ học sinh, sinh viên gặp khó khăn
Với đặc thù là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao, thời gian qua, Hội Khuyến học các cấp đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, UBND trong vận động xây dựng quỹ Khuyến học đạt hiệu quả, năm sau cao hơn năm trước. Nhiệm kỳ 2015-2019, các cấp hội đã vận động được trên 22,63 tỷ đồng (tiền mặt và quà quy ra tiền). Qua đó, đã trao gần 32.450 suất học bổng và quà “Tiếp bước đến trường” cho HSSV nghèo của huyện.
Theo bà Quách Ngọc Thương, có được kết quả trên là nhờ Hội Khuyến học các cấp đã tạo được lòng tin, uy tín đối với các ban, ngành, đoàn thể; các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài huyện. Nổi bật nhất là sự quan tâm của Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang và Công ty TNHH Liên doanh Antraco đã đóng góp tổng số tiền trên 2,9 tỷ đồng để tài trợ cho các hoạt động như: “Tiếp sức đến trường”; trao học bổng cho học sinh nghèo, vượt khó…
Cùng với đó, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã đóng góp trên 600 triệu đồng để hỗ trợ gần 840 suất quà cho HSSV. Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh đã hỗ trợ 4.508 suất học bổng với số tiền trên 5,1 tỷ đồng cho học sinh cấp THCS, THPT; hỗ trợ trên 406 triệu đồng quà “Tiếp bước đến trường” cho học sinh hộ nghèo, cận nghèo…
Bên cạnh đó, Hội Khuyến học huyện Tri Tôn thường xuyên phối hợp ngành giáo dục, mặt trận, đoàn thể… vận động trẻ em vào lớp 1, học sinh bỏ học trở lại trường, vận động các nhà hảo tâm để xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học…
Với phương châm, gắn kết công tác khuyến học với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và phong trào xây dựng nông thôn mới”, Hội Khuyến học huyện Tri Tôn sẽ tiếp tục thúc đẩy việc phát triển hội viên; các loại hình chi hội dưới cơ sở, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị kinh tế… để công tác khuyến học phủ khắp địa bàn, trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức khuyến học, học tập suốt đời trong toàn xã hội.
Thắp lửa hiếu học trên cao nguyên Mộc Châu
Trong những năm gần đây, việc vận động con em đến trường với bà con dân tộc miền núi của huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) luôn được quan tâm.
Bà Giàng Khánh Ly
Bà Giàng Khánh Ly, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mộc Châu cho biết, đây là huyện trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của tỉnh Sơn La, nhưng Chi Hội khuyến học cách xa trung tâm huyện gần 70km đường rừng núi hiểm trở, nhất là mùa mưa lũ.
Địa bàn khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống nên điều kiện học tập rất khó khăn. Để đáp ứng được nhu cầu học tập tại cộng đồng đòi hỏi nỗ lực rất lớn của gia đình và bản thân học sinh.
Vượt lên khó khăn, Ban Thường trực Hội Khuyến học huyện đã tích cực tham mưu cho Hội Khuyến học tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai nhiệm vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, theo phương châm "Hướng về cơ sở, bám sát cơ sở".
Đến nay, toàn huyện có 340 tổ chức khuyến học với 40.102 hội viên; 100% xã, thị trấn, bản, tiểu khu, trường học, doanh nghiệp và trên 80% số cơ quan, đơn vị có tổ chức khuyến học.
Bà Giàng Khánh Ly cho hay, để nâng cao nhận thức về xã hội học tập, tỉnh Hội đã làm đĩa hình bằng tiếng Mông, tiếng Thái. Bản thân bà Giàng Khánh Ly cũng đã biên tập sang các tiếng dân tộc khác và tập huấn cho các cán bộ khuyến học là người dân tộc để tuyên truyền, hướng dẫn bằng tiếng dân tộc cho bà con.
Mỗi năm huyện hội cũng tổ chức tuyên dương khen thưởng cho những mô hình học tập có nhiều sáng kiến hay, cách làm hiệu quả. Nhờ vậy, nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân với công tác khuyến học, khuyến tài được nâng lên một bước đáng kể.
Với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học từ huyện đến cơ sở, phong trào xây dựng "Gia đình hiếu học", "Dòng họ hiếu học" ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Nhờ làm tốt những mô hình này, Hội Khuyến học huyện đã vận động xây dựng được 10.150 gia đình hiếu học; tỷ lệ dòng họ hiếu học đạt gần 56%; bình quân mỗi năm có 2.030 lượt hộ gia đình chủ động đăng ký, bình xét và đạt danh hiệu gia đình hiếu học của huyện. Tỷ lệ gia đình hiếu học các dân tộc Kinh, Thái, Mông, Mường... đạt tỷ lệ cao.
Có thể nói, phong trào "Gia đình hiếu học", "Dòng họ hiếu học" đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng nông thôn mới và công tác dạy và học ở các đơn vị trường học; khuyến khích động viên con, cháu trong các gia đình chăm chỉ học tập, vươn lên trong học tập.
Treo thưởng dưới góc nhìn khoa học, giáo dục Không ít phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh "treo" phần thưởng, thưởng "nóng" cho học sinh (HS) khi đạt thành tích học tập tốt, có tiến bộ... bằng tiền mặt giá trị lớn. Giáo dục hiện đại không khuyến khích trừng phạt, trách cứ mà chỉ động viên khen thưởng HSGV và HS. Trong ảnh: Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu...