Khủng hoảng Ukraina có thể thay đổi thế giới
Trong bối cảnh Moscow và các nước phương Tây đang lún sâu vào tình trạng đối đầu kéo dài do việc sáp nhập Crưm, và có nguy cơ lan rộng sang các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và xa hơn nữa.
Theo Reuters, cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể làm thay đổi quan điểm và chính sách trên thế giới theo 10 cách dưới đây:
1. Vai trò của Nga bị thu hẹp
Vai trò của Nga trong các vấn đề quan hệ quốc tế bị thu hẹp, ít nhất là tạm thời. Trên thực tế, Moscow đã bị loại khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển G-8. Những nỗ lực của Nga nhằm gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) bị cản trở. Hội nghị thượng đỉnh với phương Tây diễn ra tại Moscow cũng bị huỷ cho tới khi có thông báo mới.
Việc Tổng thống Putin muốn dùng các nước trong nhóm BRICS để giảm thiểu sự cô lập từ các nước phương Tây thì không hiệu quả, bởi Trung Quốc và Ấn Độ lo ngại việc Crưm ly khai khỏi Ukraina có thể trở thành tiền lệ cho Tây Tạng và Kashmir. Một tuyên bố chung của BRICS lên án các biện pháp trừng phạt Nga nhưng không đề cập tới Crưm và Ukraina
2. NATO hồi sinh
Khi NATO tưởng như đang mất đi vai trò xác đáng của mình khi sứ mệnh của tổ chức này tại Afghanistan chuẩn bị kết thúc, thì liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đã nổi bật trở lại. Trong chương trình nghị sự, NATO tăng cường tuần tra trên không và tập trận tại Ba Lan và các nước Baltic. Bên cạnh đó, Warsaw cũng muốn hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được triển khai nhanh hơn tại miền trung Châu Âu.
Dưới sức ép của Mỹ, một số nước Châu Âu có thể xem xét lại việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Các nước trung lập Thuỵ Điển và Phần Lan xem Nga như một mối đe doạ tiềm tàng, có thể tăng cường an ninh và hợp tác với NATO.
3. Đa dạng hoá nguồn năng lượng
Các bản đồ năng lượng của Châu Âu được vẽ lại để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga. Các nước EU dự tính xây dựng thêm cơ sở khí hoá lỏng, nâng cấp hệ thống ống dẫn và đường truyền, mở rộng nguồn cung cấp khí đốt phía Nam, qua Grudia và Thổ Nhĩ Kỳ tới phía nam và trung Châu Âu
EU nhập 1/3 lượng dầu và khí đốt từ Nga, và 40% trong số này được dẫn qua Ukraina. Hiện tại, Châu Âu có thể hướng tới vịêc khai thác trữ lượng khí, của mình và sử dụng điện hạt nhân bất chấp những lo ngại về môi trường.
4. Nhân tố Trung Quốc
Liên minh ngoại giao giữa Nga và Trung Quốc, thường được thể hiện qua việc bỏ phiếu như nhau tại Hội đồng Bảo An LHQ, có thể thay đổi theo 1 trong 2 hướng hoặc được tái thiết lập thông qua quan hệ đối tác năng lượng mạnh mẽ hơn, với những đường ống dẫn mới đang được xây dựng để đưa dầu khí từ Nga sang Bắc Kinh – hoặc trở nên lạnh nhạt nếu Trung Quốc tự tạo khoảng cách và nhận thấy lợi ích suy giảm trong quan hệ với Moscow.
Video đang HOT
Hiện tại, Chủ tịch Tập Cận Bình từ chối đứng về bất kỳ bên nào.
5. Sự lãnh đạo của Mỹ
Vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ bị suy yếu do sự trỗi dậy của các nước đang nổi và do giảm bớt chi tiêu dưới thời Tổng thống Obama, đã được phục hồi phần nào.
Bất chấp sự rút lui của Mỹ tại các cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, cũng như chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, các diễn biến gần đây đã đưa ông Obama trở lại vai trò “Nhà lãnh đạo của Thế giới tự do” trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây ở Châu Âu.
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã gạt sang một bên sự tức giận của Châu Âu về việc nghe lén toàn cầu của Mỹ và đặt vấn đề hợp tác lên một tầm cao mới. Tại Brussels tuần trước, châu Âu đã kêu gọi Obama bán khí và cả hai bên đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư và thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, các chiến lược gia của Mỹ lại cho rằng, những lợi ích kinh tế của Mỹ và những thách thức an ninh trong việc kiểm soát một Trung Quốc đang lên đồng nghĩa có nghĩa là Châu Á sẽ vẫn là ưu tiên và Châu Âu sẽ phải tự thân vận động nhiều hơn.
6. Sự lãnh đạo của Đức
Các vấn đề Ukraina đã củng cố vai trò lãnh đạo của Berlin ở Châu Âu. Đức là một cường quốc kinh tế, giữ vai trò chỉ đạo vượt qua cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Euro, và Thủ tướng Angela Merkel đã trở thành người đối thoại chính với Tổng thống Putin.
Châu Âu phản ứng với cuộc khủng hoảng ngày càng cứng rắn hơn. Việc Đức sẵn sàng giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga sẽ là thước đo cho thấy phần còn lại của Châu Âu có thể tiến xa tới đâu. Bà Merkel cũng đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ với bà Yulia Tymoshenko – người mới tuyên bố tranh cử tổng thống, có thể làm gia tăng căng thẳng tại Ukraina.
7. Sự đoàn kết của EU
Liên minh Châu Âu đã đoàn kết lại, ít nhất là tại thời điểm này bởi sự trở lại của một mối đe doạ chung từ bên ngoài. Điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo EU vượt qua một số tranh chấp kéo dài.
8. Cuộc đua cho Trung Á
Cả ông Putin và phương Tây đều đang tìm cách lôi kéo các nước giàu năng lượng ở Trung Á như Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Nếu Nga suy yếu về kinh tế, các nước này có thể sẽ nghiêng về phía phương Tây.
9. Hợp tác Mỹ – Nga
Việc hợp tác trong một số vấn đề an ninh toàn cầu sẽ tiếp tục vì Moscow muốn duy trì điều này để tránh bị cô lập nhiều hơn. Tuy nhiên, căng thẳng có thể xảy ra với vấn đề Syria, Iran, Afghanistan hay Triều Tiên, và Moscow có những đòn bẩy có thể kích hoạt như hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S300 cho Damscus hay Tehran.
10. Tương lai của ông Putin
Nhà lãnh đạo của Nga đang trên đỉnh của sự nổi tiếng, ông đã tạo một làn sóng tự hào dân tộc về Crưm. Tuy nhiên, sự bất ổn có thể gia tăng nếu ông chịu sức ép từ những nhà tài phiệt Nga vốn đang tức giận vì thua lỗ trong kinh doanh, thua thiệt trong đầu tư nước ngoài tại Nga và phải đối mặt với việc hạn chế đi lại và phong toả tài sản của phương Tây.
Quỳnh
Theo vietbao.vn
Vai trò của Trung Quốc trong "ván bài Ukraine"
Liệu Trung Quốc có lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine trong các kế hoạch khu vực và toàn cầu, hay sẽ đứng ngoài cuộc?
Vai trò của Trung Quốc trong "ván bài Ukraine"
Phương Tây ra sức lôi kéo Trung Quốc
Theo đài Tiếng nói nước Nga, vị thế của Trung Quốc có thể được làm rõ một phần qua chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Châu Âu, qua cuộc hội đàm của ông Tập với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khuôn khổ Diễn đàn Hague về an ninh hạt nhân cũng như các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Pháp.
Báo chí phương Tây đưa tin Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande đang tính chuyện "lôi kéo lãnh đạo Trung Quốc". Các phương tiện truyền thông phương Tây viết rằng, sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc "gần như đã được quyết định" và chỉ còn chờ đợi vài thủ tục nhỏ.
Trong các cuộc gặp chính thức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ "có trách nhiệm" tái khẳng định cam kết trung thành các nguyên tắc "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", không quên 5 nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Bắc Kinh, tình trạng rối ren ở Tân Cương, Tây Tạng.
Phương Tây nhận thấy một thứ "bàn đạp chính trị" mà từ đó có thể tiếp tục phát triển quá trình "lôi kéo ông Tập" vào cuộc chiến chống Nga.
Bàn về các hợp đồng khí đốt tương lai mà Nga và Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ ký trong tháng Năm, nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Quốc, một số tờ báo Anh kêu gọi Bắc Kinh không ký bất kỳ hợp đồng năng lượng nào nhằm giúp "phương Tây dân chủ" đánh bật "át chủ bài khí đốt" của ông Putin.
Kế hoạch ve vãn Trung Quốc dễ sụp đổ
Phải thừa nhận rằng trong quan điểm chính thức của Trung Quốc có tính chất "nước đôi". Một mặt, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về "những đặc thù lịch sử của Crimea". Mặt khác, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu trắng về dự thảo nghị quyết chống Nga liên quan đến Crimea và Ukraine.
Ban lãnh đạo Nga hiểu rằng Trung Quốc không thể làm khác được, khi có những lợi ích kinh tế đáng kể ở Ukraine và quan hệ kinh tế ràng buộc với Mỹ.
Tháng 12/2013, trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Viktor Yanukovich đã ký các hợp đồng đầu tư trị giá nhiều tỷ USD, bao gồm cả xây dựng cảng biển nước sâu của Trung Quốc ở Crimea mà giờ đây là một phần lãnh thổ của Nga.
Tuy nhiên, Brussels và Washington không nhận thức được rằng thực ra ông Tập Cận Bình mới là đối thủ lớn nhất của phương Tây, so với bất kỳ chính trị gia đương đại nào của thế giới đang phát triển. Bởi vậy, kế hoạch ve vãn Trung Quốc của Mỹ và Châu Âu rất dễ sụp đổ, chỉ là "hình thức".
Cái giá của sự hỗ trợ
Đối với Mỹ, việc để mất Sevastopol và Crimea là khởi đầu của thất bại địa chính trị nghiêm trọng trong cuộc đối đầu với Nga. Một số chuyên gia lưu ý rằng Mỹ bày trò biểu tình trên Quảng trường Maidan với dự kiến sẽ tổ chức tái thiết cơ sở quân sự ở Crimea và Sevastopol thành các căn cứ tên lửa và hải quân. Đột nhiên vào một ngày, ông Putin làm đảo lộn tất cả các kế hoạch của Mỹ. Để bù đắp cho thất bại chiến lược này, Mỹ sẽ tìm cách "đặt cược" vào Trung Quốc.
Theo Tiếng nói nước Nga, để lôi kéo Trung Quốc, Mỹ thậm chí có thể "nhắm mắt làm ngơ" trước việc Trung Quốc thâu tóm Đài Loan hay lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí Nhật Bản và một số chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về "nguy cơ phải một mình đối mặt với Trung Quốc ở Châu Á".
Hỗ trợ hay đẩy Nga đụng độ với Mỹ?
Các chuyên gia Trung Quốc không thống nhất về vấn đề này. Nhiều chuyên gia hàng đầu viết hiện thời Nga và Trung Quốc đang tạo thành một "vùng đệm chiến lược" chống lại sự mở rộng của phương Tây. Họ cho rằng phương Tây đang chuẩn bị "một cuộc cách mạng màu" tiếp theo ở Ukraine và nhiệm vụ của Trung Quốc là hỗ trợ Nga.
Một số ý kiến khác hoàn toàn trái ngược, đề nghị ban lãnh đạo Trung Quốc "tọa sơn quan hổ đấu", "ngư ông đắc lợi" từ cuộc đụng độ Mỹ-Nga.
Những người đại diện của ý kiến này đã dẫn chứng chiến lược thành công của Mao Trạch Đông. Trong thời kỳ đối đầu Trung-Xô, Bắc Kinh đã khéo léo đẩy hai siêu cường vào đối đầu gay gắt.
Theo Đời sống pháp luật
Trung Quốc bị nghi tham gia tìm kiếm MH370 để do thám nước khác Trung Quốc đang có vai trò là một trong những nước tham gia tìm kiếmmáy bay MH370 mất tích, nhưng nhiều quốc gia cùng tham gia nghi ngờ rằng cường quốc châu Á này đang lợi dụng vụ việc để do thám họ, tờ Wall Street Journal ngày 26.3 dẫn lời các chuyên gia quân sự cho hay. Một trực thăng cất cánh...