Khủng hoảng ngoại giao khiến Mỹ “bội thu” các nước thù địch
Do không hiểu hết những nguyên tắc làm ngoại giao cơ bản, Hoa Kỳ chỉ biết đến áp lực quân sự trên vũ đài địa chính trị, đài Spurnik của Nga bình luận.
Ảnh minh họa: Flickr/ Supermac1961
Điều này gây tổn hại trước hết cho chính Hoa Kỳ, ông Chas Freeman, người từng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và cựu Đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia viết trên tạp chí The American Conservative.
Tác giả chỉ ra rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ chính sách đối ngoại của Mỹ hầu như chỉ biết ỷ lại các biện pháp trừng phạt kinh tế và vũ lực.
Đối với giới chóp bu Mỹ, quyền lực chính trị quân sự của siêu cường duy nhất thế giới cùng trở thành nguyên nhân và biện minh cho “… sự khước từ các công cụ ngoại giao thuyết phục và chọn giải pháp sức ép quân sự với người nước ngoài.”
Video đang HOT
Ông Chas Freeman viết: “Chúng ta sử dụng các biện pháp cưỡng chế theo mặc định, gây áp lực với các nước khác bất kể họ là bạn hay thù. Nhiều năm gần đây, Hoa Kỳ đã làm chết vô số nạn nhân trong các cuộc chiến và hoạt động chống khủng bố ở Tây Á, Bắc Phi. Chúng ta gây đổ máu, hủy hoại cuộc sống và làm nhiều người lính Mỹ trở thành tàn tật trong các chiến dịch vũ trang. Ngoài ra, chúng ta làm suy yếu nền kinh tế của chính mình, đem các khoản tiền cần cho đầu tư dùng vào mục đích quân sự.”
Đối với Hoa Kỳ, mục tiêu duy nhất của mọi cuộc chiến là đối phương “đầu hàng vô điều kiện”. Do đó, theo học giả Chas Freeman, Hoa Kỳ “hoàn toàn không có kinh nghiệm kết thúc chiến tranh bằng đàm phán với bên bị thua dù nó là các chuẩn mực trong suốt lịch sử nhân loại.”
Lý do của điều này không chỉ bởi sự tự tin thái quá mà còn tiềm ẩn trong khủng hoảng ngoại giao của nước Mỹ.
Vị cựu đại sứ cho rằng, Mỹ đã không nâng được ngành ngoại giao của mình lên cấp độ chuyên nghiệp. Sự vắng bóng các phân tích công tác đối ngoại không cho phép trau dồi kinh nghiệm tích lũy.
Ngoại giao không là một phần nằm trong hoạt động giáo dục dân sự ở Hoa Kỳ, vì thế nên tầng lớp chóp bu không nhận thức được nhiệm vụ và vai trò của các nhà ngoại giao. Họ cho rằng, giới nghiệp dư thừa sức thực hiện các mối quan hệ quốc tế. Và kết quả, có thể nói là rất hiển nhiên. Washington hoàn toàn đặt cược vào sức mạnh vũ lực trong chính sách địa chính trị “…đang không chỉ gây đau khổ cho các dân tộc khác, mà đồng thời làm tăng mối thù hận với Hoa Kỳ trên khắp thế giới,” – ông Chas Freeman nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhà ngoại giao kỳ cựu còn chỉ trích các chính sách trừng phạt kinh tế, gây tổn hại cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và dẫn tới sự tích cực áp dụng biện pháp bảo hộ ở những nước bị ắp đặt cấm vận.
“Đã đến lúc phải trang bị cho cơ quan ngoại giao của chúng ta đội ngũ chuyên gia được đào tạo tốt. Đòi hỏi ở họ nỗ lực tối đa cống hiến cho đất nước”, ông Chas Freeman viết trên The American Conservative.
Theo NTD/Bizlive
G7 nhấn mạnh quan ngại về Biển Đông trong tuyên bố chung
Kết thúc hai ngày họp tại miền Nam nước Đức, lãnh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung đề cập toàn diện đến nhiều vấn đề quốc tế, trong đó đặc biệt nêu quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.
Căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông là một trong những chủ đề được các nhà lãnh đạo G7 dành nhiều thời gian thảo luận (Ảnh: RT)
Bản tuyên bố của G7 dài 23 trang, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác chặt chẽ trên cơ sở những giá trị và nguyên tắc chung nhằm giải quyết các thách thức về chính trị và kinh tế quốc tế.
Về an ninh hàng hải, Tuyên bố chung của G7 nêu rõ cần phải duy trì trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế, cũng như bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo các nhà lãnh đạo G7, những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay "rất đáng quan ngại". Do đó, cần phải giải quyết xung đột một cách hòa bình để bảo đảm tự do hàng hải và khai thác kinh tế biển một cách hợp pháp.
G7 cũng cương quyết phản đối mọi hình thức đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở các vùng biển như việc mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn thời gian gần đây ở Biển Đông.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, G7 ủng hộ cơ chế làm việc thông qua nhóm "Bộ tứ Normandy" (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) và nhóm làm việc 3 bên (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu - OSCE).
G7 khẳng định mạnh mẽ lập trường không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời hối thúc các bên thực thi đầy đủ thoả thuận Minsk đạt được ngày 12/2 nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Ukraine.
Ngoài ra, tuyên bố bế mạc của 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới cũng đề cập đến vấn đề kinh tế, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình Libya, chiến chống khủng bố và chống biến đổi khí hậu.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Nga sẽ đưa tàu chiến đến Biển Đông tập trận Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cuối tuần vừa qua tuyên bố Nga sẽ đưa tàu chiến đến Biển Đông tập trận cùng các đồng minh châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng Mỹ là "nhân tố gây bất ổn" bởi có chính sách kiềm chế Nga và Trung Quốc. Các tàu chiến của Nga và Trung Quốc trong...