Khu thực hành hạng sang cho sinh viên ngành du lịch Hồng Bàng
Từ năm thứ nhất, sinh viên đã có điều kiện tiếp cận, thực hành trong môi trường làm việc thực tế sau này.
Khu tổ hợp thực hành du lịch và khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao Sulyna, vừa được khánh thành tại tòa nhà Con tàu tri thức của Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU), TP HCM.
Công trình có kinh phí gần 10 tỷ đồng. Với tổng diện tích sàn 1.500 m2, nơi đây có các phân khu chức năng cao cấp như nhà hàng, bar, bếp Âu – Á, bếp bánh, buồng phòng và khu thể thao…
Cắt băng khánh thành khu tổ hợp tại đại học quốc tế Hồng Bàng. Xem thông tin về trường tại đây.
Trong khách sạn Sulyna có gian bếp bánh và gian bếp chính, dành cho sinh viên ngành quản lý ẩm thực cơ hội sáng tạo và thực hành.
Khu vực Travel Agent mô phỏng như một phòng điều hành tour du lịch, giúp sinh viên trải nghiệm việc lập kế hoạch, quản lý.
PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Đại học quốc tế Hồng Bàng cho biết, kết hợp lý thuyết và thực tế là một phần thiết yếu trong giáo dục quản lý du lịch khách sạn. Thực tập, bắt nguồn từ việc học nghề và sau đó phát triển thành kinh nghiệm học thuật được coi là thế mạnh đào tạo.
“Việc đưa vào hoạt động khu tổ hợp thực hành ngành du lịch và khách sạn Sulyna tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nâng cao chất lượng và dịch vụ học tập tại HIU”, ông Cần nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nội thất khu vực làm bánh tại khu tổ hợp Sulyna hotel.
Công trình do tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) đầu tư xây dựng. Thành lập từ năm 2000, tập đoàn đã xây dựng và vận hành hơn 30 công trình giáo dục tại 12 tỉnh thành, với hơn 35.000 học sinh, sinh viên trong 7 thương hiệu giáo dục quốc tế gồm: SGA, iSchool, UKA, SNA, iStudent, BVU và HIU. Có hệ thống khép kín từ mầm non đến tiến sĩ, tập đoàn NHG đáp ứng nhu cầu từ chương trình chất lượng cao hội nhập quốc tế, song ngữ quốc tế đến quốc tế hoàn toàn.
Dịp này, Đại học quốc tế Hồng Bàng cũng ký kết hợp tác với công ty cổ phần Vinpearl, thuộc tập đoàn Vingroup triển khai hỗ trợ sinh viên của trường thực tập, làm việc tại Vinpearl. Chương trình triển khai từ năm 2018.
Đại học quốc tế Hồng Bàng ký kết hợp tác với công ty cổ phần Vinpearl.
Thỏa thuận hợp tác này thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp sinh viên ngành du lịch của HIU thông qua chương trình đào tạo thực hành tại doanh nghiệp ngành du lịch, tư vấn hướng nghiệp, tour tham quan thực tế nghề nghiệp, các chương trình học bổng…
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Khánh, quản lý dự án Đào tạo nguồn nhân lực, Trưởng phòng đào tạo toàn quốc công ty Vinpearl chia sẻ sự tin tưởng về việc đào tạo trong môi trường bài bản, chuyên nghiệp sẽ giúp người trẻ vươn tâm quốc tế. “Chúng tôi sẵn sàng các cơ hội nghề nghiệp và sự phát triển, thăng tiến cho các bạn trẻ trong tương lai”, bà Khánh cho biết.
Vân Trương
Theo vnexpress.net
3 yếu tố cốt lõi giúp nâng cao chất lượng giáo viên
Quan điểm của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - giáo viên Trường THPT Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - 3 yếu tố cốt lõi giúp nâng cao chất lượng nhà giáo là cải cách chính sách tiền lương và môi trường làm việc; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên). ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Chính sách tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
Với nội dung này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc cho rằng, Bộ GD&ĐT kết hợp với Bộ nội vụ tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách tháo gỡ khó khăn trong tuyển sinh sinh viên sư phạm và tuyển dụng giáo viên.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giảng viên, giáo viên các cấp học.
Hiện nay, cả nước có 59,63 % giáo viên trung học được nâng chuẩn lên trình độ đại học sư phạm/cử nhân sư phạm; như vậy còn 40,36 % (359.495 giáo viên) chưa đạt trình độ này. Tổng số giảng viên (bao gồm cả đại học và cao đẳng sư phạm) là 76.285, trong đó số giảng viên chưa đạt trình độ thạc sĩ là 14.205 chiếm 18,6%.
Bên cạnh đó, các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức "cuốn chiếu", cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thiết thực, không chạy theo thành tích.
Cần có quy chuẩn nghiêm ngặt để đánh giá chất lượng đầu ra của công tác bồi dưỡng và đào tạo lại để tránh bệnh hình thức và bệnh bằng cấp.
Nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giá
Với nội dung này, theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc, vai trò của đội ngũ quản lý giáo dục là rất quan trọng.
Nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục phải là những người có đủ các yếu tố có tâm, tài, tầm để làm gương và trong quá trình điều hành, quản lý cần sát sao với công việc, từ đó có thể đánh giá chính xác năng lực và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên từ đó có những biện pháp phù hợp và kịp thời điều chỉnh.
Cải cách chính sách tiền lương và môi trường làm việc
Nhấn mạnh đây là yếu tố được rất nhiều người quan tâm, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc nêu qua điểm: nếu chính sách tiền lương và môi trường làm việc được cải thiện phù hợp với sự phát triển và đời sống của xã hội thì sẽ nâng tầm được vị thế nhà giáo.
Để thực hiện được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và xã hội.
Tuy nhiên, khó khăn của vấn đề này nằm ở cơ chế về tài chính và các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, sự phân quyền mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục, công tác quản lý giáo dục.
"Nguồn lực tài chính dành cho giáo dục gồm đầu tư cho con người, cho cơ sở vật chất là vấn đề nan giải khi ngân sách nhà nước không gánh nổi. Các chính sách tháo gỡ khó khăn, nâng cao đời sống giáo viên để giáo viên yên tâm cống hiến cho nghề còn chưa thực chất, chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu.
Đội ngũ quản lý giáo dục hoạt động chưa hiệu quả nhất là trong công tác đánh giá xếp loại giáo viên. Cơ chế phân cấp, phân quyền đã hạn chế quyền sa thải những giáo viên yếu kém khiến họ không có động lực phấp đấu vươn lên mà có sức ỳ vào biên chế rất lớn" - Đại biểu Nguyễn Thị Phúc chia sẻ.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Bố, mẹ cần cùng con hướng nghiệp Nên định hướng nghề nghiệp cho con như thế nào và thời điểm nào thích hợp, làm thế nào để biết rõ được đâu là sở trường của con mình, khi con chưa xác định được sở trường của mình thì cần làm gì... Đây là những câu hỏi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh học sinh từ cấp tiểu học cho...