Khớp nối quan trọng từ chương trình Mầm non lên Tiểu học
Để trẻ 5 tuổi tự tin vào lớp 1 cần có hướng dẫn, quy định cụ thể từ bậc mầm non tránh những khoảng trống nhất định.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, nhiều trường mầm non trang bị những tiền đề cần thiết, tạo cơ hội giúp trẻ tự tin.
Chú trọng tâm lý, kĩ năng
Cô Đỗ Thúy Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng chia sẻ: Việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1 cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo. Nhận thức được điều này nhà trường đã chỉ đạo giáo viên 5 tuổi xây dựng kế hoạch giáo dục để cho trẻ 5 tuổi có kỹ năng để bước vào trường tiểu học.
Cụ thể, giáo viên chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường tiểu học về: Chế độ sinh hoạt, hành vi văn hóa và chuẩn bị cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập và giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh: đời sống xã hội và thế giới tự nhiên.
Các cô hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường tiểu học như: Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm như đóng vai theo chủ đề trường tiểu học; tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động đông người giúp trẻ có ý thức tập thể, ý thức cộng đồng.
Video đang HOT
Cô trò Trường Mầm non Liên Am cùng chăm cây.
Tạo cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp với những người xung quanh: kể chuyện cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ kể chuyện, lắng nghe người khác trong giao tiếp. Tổ chức trong các hoạt động nghệ thuật mà trẻ yêu thích như hoạt động tạo hình, múa hát, đọc thơ, kể chuyện,… mang đậm màu sắc của trường tiểu học.
Việc hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập được giáo viên nhà trường chú trọng. Các cô tổ chức các “tiết học” để giúp trẻ hình thành các kỹ năng sử dụng sách vở, bút, cặp,… làm quen với những thao tác “đọc và viết” như biết cầm sách đúng, biết “đọc” từ trên xuống, từ trái sang phải; hướng dẫn trẻ biết sử dụng kí hiệu gần giống với chữ viết tức là “tiền chữ viết” để ký tên hay ghi lại bài thơ trẻ thích, hình thành động cơ đi học cho trẻ. Hình thành ở trẻ các chức năng tâm lý cần thiết của người học sinh bằng cách giao nhiệm vụ vừa sức, tạo tình huống để trẻ tư duy, biết so sánh, lập luận.
Giáo viên tập cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng Việt bằng cách: Nói rõ ràng, không nói ngọng, tập ghi nhớ các bài hát, bài thơ, ca dao, để trẻ tự kể lại, hát lại.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị những tiền đề cần thiết, tạo cơ hội giúp trẻ đạt mức độ cao sẵn sàng đến trường về mọi phương diện: Thể lực, trí tuệ, tình cảm, giao tiếp và ứng xử xã hội, tâm thế… để trẻ thích nghi với hoạt động học tập và cuộc sống tại môi trường giáo dục phổ thông.
“Khoảng trống” từ thực tiễn
Theo bộ chuẩn trẻ mầm non 5 tuổi, trẻ mầm non sẽ được trang bị tốt các kỹ năng tiền học đường để cho trẻ tập tô, làm quen với chữ cái, tập đếm… thông qua các trò chơi. Hầu hết phụ huynh đều cho rằng, đọc thông, viết thạo, làm toán được là trẻ đủ hành trang để vào lớp 1. Chính vì thế, sau kì nghỉ Tết nguyên đán, nhiều cha mẹ chuẩn bị hành trang cho con bằng cách cho con đi học chữ tại các trung tâm, tại nhà giáo viên tiểu học. Điều này thực tế vẫn đang tồn tại bởi nhu cầu thực tế của phụ huynh.
Cô Bùi Thị Thoa- Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Phượng, quận Kiến An, TP Hải Phòng chia sẻ: Tâm lý phụ huynh nôn nóng cho con học chữ trước khi vào lớp 1 là điều dễ hiểu. Trong khi đó giáo viên mầm non không có chuyên môn rèn chữ cho học sinh tiền lớp 1. Vì thế nhiều phụ huynh mong muốn con lớp 5 tuổi được rèn chữ nhà trường không thể đáp ứng.
Với trẻ 5 tuổi, giáo viên có thể cho trẻ nhận diện chữ cái, cách phát âm chữ cái. Đồng thời, khi trẻ ngồi tập tô các cô có thể rèn và chỉnh tư thế ngồi, cách cầm bút chì, bút tô cho các con.
Tuy nhiên, với chương trình giáo dục mầm non chỉ nằm trong kết quả mong đợi vì thế việc rèn tư thế cho trẻ tập tô, tập vẽ tại trường mầm non cũng chỉ là tương đối. Điều này không thể coi là cách rèn kĩ năng tiền tiểu học cho trẻ. Vì vào tiểu học, các con sẽ được học nhiều kĩ năng cụ thể, đặc biệt bàn học của học sinh tiểu học cũng khác tiêu chuẩn trẻ 5 tuổi.
Trẻ mầm non được rèn nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày cùng như kĩ năng tiền tiểu học.
Trước đây, các trường mầm non thường cho trẻ tập tô các con chữ, nhưng nhiều năm gần đây không có vở tập tô cho trẻ 5 tuổi. Với những giờ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, các trường chủ động, linh hoạt theo chỉ đạo chuyên môn của cấp trên.
Trong khi đó yêu cầu cần đạt cho trẻ 5 tuổi không khớp với yêu cầu chương trình mới lớp 1. Để lấp “khoảng trống” đó phụ huynh thường cho con đi học chữ, học toán trước khi vào lớp 1 cũng là điều dễ hiểu.
Cô Thoa cho rằng, nhà trường thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh học sinh không cho con học trước lớp 1. Hơn nữa, cần có những hướng dẫn chuyên môn với trường mầm non để giúp trẻ bắt nhịp với chương trình tiểu học. Nếu có, cần phải bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non.
Ngay cả việc tô viết chữ, hiện nay trên thị trường cũng có nhiều cuốn sách sách nhau của các nhà xuất bản khác nhau mà không có sự thống nhất về kiểu chữ. Việc cho học sinh tập tô, tập viết không thống nhất. Bên cạnh đó, nhiều trường mầm non băn khoăn ngoài việc cho trẻ nhận diện 29 chữ cái thì có nên cho học sinh nhận biết chữ ghép. Điều này cần có hướng dẫn cụ thể.
Theo cô Thoa, để trẻ tự tin vào lớp 1, nhà trường chú trọng rèn kĩ năng vào lớp 1 cho trẻ như: dẫn các con làm quen trường mới, nề nếp thói quen chuẩn, kể cả nề nếp giờ giấc tới trường, kĩ năng tự phục vụ.
Từ thực tế giáo dục, nhiều trường mầm non mong muốn điều chỉnh nội dung chương trình trẻ 5 tuổi, bộ tiêu chí và bồi dưỡng đội ngũ để thực hiện nhiệm vụ một cách thống nhất giữa 2 cấp học.
Cần trên 12.000 giáo viên tin học, ngoại ngữ dạy cấp tiểu học
Bộ GD-ĐT cho biết cả nước còn thiếu gấn 107.000 giáo viên, trong đó mầm non thiếu 44.068 giáo viên
Giáo viên Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (phường Linh Trung, Thủ Đức) cùng học sinh tham gia vận động
Cụ thể, cả nước còn thiếu 106.945 giáo viên (mầm non 44.068, tiểu học 32.943, THCS 18.097, THPT 11.837) và thừa cục bộ 2.650 giáo viên (cấp tiểu học 2.302, THCS 2.650, THPT 139).
Việc thiếu giáo viên ở các địa phương trong thời gian qua đã ảnh hưởng nhiều đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là yêu cầu bố trí đủ giáo viên các môn học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc thiếu giáo viên do nhiều nguyên nhân như: quy mô trường lớp, học sinh tăng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị; thiếu biên chế; thiếu cơ chế thu hút; một số địa phương thiếu nguồn tuyển,...
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương do thực hiện việc tuyển dụng chưa kịp thời, mỗi năm chỉ tuyển 1 đợt, cá biệt có địa phương 2 năm hoặc hơn mới tổ chức tuyển dụng nên một mặt không giải quyết kịp thời tình trạng thiếu giáo viên ở các trường, mặt khác nguồn tuyển tại địa phương sẽ bị hạn chế do sinh viên sẽ phải tìm kiếm việc làm ở những địa phương khác hoặc làm nghề khác nên không có nguồn tuyển dụng.
Bộ GD-ĐT dự báo đối với cấp tiểu học, tin học và ngoại ngữ là các môn mới bắt buộc từ lớp 3. Hiện nay, trong biên chế, cả nước có 8.016 giáo viên tin học và 23.492 giáo viên ngoại ngữ. Với số lượng giáo viên hiện có, việc dạy ngoại ngữ, tin học bắt buộc từ lớp 3 năm học 2022- 2023 hoàn toàn được đáp ứng. Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ nay đến năm học 2024- 2025, cả nước cần tuyển thêm 6.621 giáo viên tin học và 5.780 giáo viên ngoại ngữ cấp tiểu học để dạy chương trình bắt buộc ở các lớp 3, 4, 5.
Đối với môn nghệ thuật ở cấp THPT, do đây là môn lựa chọn trong 8 môn nên không xác định được cụ thể số giáo viên cần có vì phụ thuộc vào số học sinh lựa chọn môn học này.
Thiếu giáo viên ở Quảng Ninh: Đảo Cô Tô chỉ có 2 người dạy cả mầm non, tiểu học Dù có nhiều phương án điều động, bổ sung nhưng tỷ lệ giáo viên/lớp ở huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh còn thấp. Huyện Cô Tô hiện có 10 trường học từ mầm non đến THPT. Năm học 2022-2023, tổng số giáo viên, cán bộ và nhân viên ngành giáo dục toàn huyện là 205 trong khi có tới gần 1.900 học sinh...