Không xử lý 80 thanh tra giao thông, CSGT trong vụ logo ‘xe vua’
VKSND Tối cao cho rằng không đủ căn cứ xử lý hình sự 80 thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông nhận tiền bảo kê xe quá tải.
Ngày 6/12, VKSND TP.HCM hoàn tất cáo trạng truy tố 10 bị cáo trong vụ logo “ xe vua”.
Nguyễn Cảnh Chân (48 tuổi) là cán bộ CSGT (thuộc Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) bị truy tố về tội Môi giới hối lộ. Nguyễn Văn Thới (45 tuổi); Lê Thị Cẩm Vân (39 tuổi) và 7 đồng phạm về tội Đưa hối lộ.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Hoài Thanh.
Theo cáo trạng, từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015, Thới và Thái tổ chức in logo có số “68″ và chữ “Garage Thành Đô”, bán cho chủ xe, tài xế với giá 2,5-3 triệu đồng/logo, làm mật hiệu nhận biết khi bị thanh tra giao thông (TTGT), cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra.
Thới và Trần Quốc Thái bán logo thu được 22,794 tỷ đồng. Cả hai sử dụng gần 5 tỷ đồng đưa hối lộ cho một số cán bộ TTGT, CSGT để không bị kiểm tra, xử phạt vi phạm chở hàng quá tải.
Thới đã đưa hối lộ cho CSGT và TTGT tổng cộng 79 lần với số tiền là 5 tỷ đồng và thu lợi bất chính 1,3 tỷ đồng.
Trong đó, Thới đưa cho Nguyễn Cảnh Chân số tiền 1,2 tỷ đồng, thông qua số tài khoản của vợ Chân. Chân đưa cho Võ Thanh Sơn (Đội trưởng Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) hơn 650 triệu đồng và ông Đỗ Hữu Tuyến (Phó phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) 300 triệu đồng, còn lại sử dụng cá nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Sơn đã chết, ông Tuyến không thừa nhận nên Chân phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền đã nhận của Thới.
Lê Thị Cẩm Vân bán logo được gần 8 tỷ đồng, đưa hối lộ hết 630 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 1,6 tỷ đồng, số còn lại nộp phạt cho những tài xế bị xử lý.
Tháng 10/2018, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Thới 14 năm tù, Vân 9 năm và Thái 10 năm về tội Đưa hối lộ. Chân bị phạt 8 năm tù về tội Môi giới hối lộ.
6 bị cáo khác bị phạt từ một năm 6 tháng 23 ngày tù đến 4 năm tù. Các bị cáo Thới, Thái và Chân không kháng cáo. Bị cáo Vân và 6 đồng phạm khác xin giảm nhẹ hình phạt.
Hồi tháng 10/2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM để làm rõ những người nhận hối lộ cũng như hành vi liên quan khác.
Quá trình điều tra, công an xác minh các cán bộ CSGT, TTGT đều không thừa nhận đã nhận hối lộ của các bị can để bảo kê xe quá tải; đồng thời, không có chứng cứ, tài liệu chứng minh. Do đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi Nhận hối lộ.
Cựu thanh tra giao thông nhận hối lộ khai 'chỉ là lái xe cơ quan'
Trần Sỹ Cương bị cáo buộc nhận 136 triệu đồng để "bảo kê" cho các xe vi phạm song khai "không có thẩm quyền" làm điều này.
Ngày 11/5, TAND Hà Nội mở phiên xét xử vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan 4 cựu cán bộ thanh tra giao thông bị truy tố nhận hơn 300 triệu đồng và một chai rượu, để bỏ qua vi phạm cho xe tải có logo của nhóm môi giới.
Bị cáo Trần Sỹ Cương, 37 tuổi, cựu cán bộ đội thanh tra cơ động thuộc Thanh tra sở GTVT Hà Nội, là người bị VKS xác định nhận nhiều tiền hối lộ nhất với 136 triệu đồng.
Bị cáo Trần Sỹ Cương. Ảnh: Hải Thư
Trả lời HĐXX trong phần xét xét hỏi, bị cáo Cương thừa nhận cáo buộc nhận số tiền trên, song khai "không có quyền quyết định xử phạt thế nào vì chỉ là lái xe của đội thhanh tra".
Bị cáo khai, được tuyển dụng vào đội thanh tra cơ động từ năm 2009, ban đầu chỉ làm bảo vệ cơ quan, sau đó được phân công làm lái xe, chở đội cán bộ thanh tra đi làm nhiệm vụ phát hiện và xử lý vi phạm. Cường khai khi đi làm mặc sắc phục của ngành, có phù hiệu và biển tên, song "chỉ giúp việc, không có thẩm quyền xử phạt hay bỏ qua vi phạm".
Chủ toạ chất vấn "Bị cáo khai không làm gì, tại sao được hưởng tới 136 triệu đồng?". Cường nói, khi phương tiện của nhóm môi giới bị bắt giữ, xử lý, người của nhóm môi giới sẽ gọi điện cho Cường để Cường "tác động, nhờ giúp".
Bị cáo khai bắt đầu nhận tiền hằng tháng của nhóm môi giới từ tháng 4/2017 đến tháng 11/2018 song do đã lâu, không nhớ cụ thể số lần, "khoảng hơn 10 lần". Toàn bộ số tiền, Cương khai sử dụng cá nhận hết, không bàn bạc hay chia cho ai, các thành viên khác của Tổ thanh tra không biết sự việc này.
Trong khi đó, Lê Bá Dũng, 46 tuổi, cựu thanh tra giao thông quận Hoàng Mai, người bị VKS cáo buộc nhận 96 triệu đồng nói "chỉ nhận tiền thuốc nước, không liên quan đến việc bảo kê xe vi phạm".
Theo lời khai của Dũng, bị cáo quen Vinh, giám đốc công ty thương mại và vận tải Tiến Vinh do công ty này thuộc địa bàn quản lý của mình. Năm 2016, Vinh tìm gặp Dũng nhờ "tạo điều kiện" cho đội xe của công ty để việc vận tải của công ty được thuận lợi.
"Bị cáo nói mình chỉ là nhân viên hỗ trợ, không giúp gì được, nhưng Vinh nói cứ nhận vì đây chỉ là tiền để mua quà thuốc nước cho anh em", Dũng khai. Toàn bộ các lần nhận tiền, khoảng 12 lần, hai bên đều trao đổi tiền mặt, hẹn gặp ở các quán cà phê gần trụ sở cơ quan Dũng.
Bị cáo Lê Bá Dũng. Ảnh: Hải Thư
Trong vụ án, ngoài Dũng và Sỹ Cường, hai cựu thanh tra giao thông còn lại cùng bị VKS truy tố về tội Nhận hối lộ , theo khoản 2, điều 354, Bộ luật Hình sự, Nguyễn Quốc Cương, 47 tuổi và Hoàng Văn Lân, 58 tuổi.
Ba bị cáo bị truy tố về tội Đưa hối lộ, theo khoản 4, điều 364, Bộ luật Hình sự gồm: Nguyễn Ánh Hào, 40 tuổi; Phạm Văn Vinh, 28 tuổi và Lê Văn Cường, 39 tuổi, cựu cán bộ Chi cục Quản lý đường bộ I.6 thuộc Cục Quản lý đường bộ I - Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Cáo trạng xác định, giữa năm 2016, Vinh, Tổng giám đốc công ty Cổ phần đầu tư thương mại và vận tải Tuấn Vinh, cùng Cường, Hào bàn nhau tìm kiếm, mời các chủ ôtô tải thường chở hàng quá tải trọng đóng tiền bảo kê để không bị kiểm tra, được bỏ qua lỗi vi phạm, hoặc xử phạt nhẹ.
Các xe sẽ dán logo của Tuấn Vinh và hằng tháng, Vinh sẽ dùng tiền đi "quan hệ" với các cán bộ giao thông vận tải. Từ tháng 6/2016 đến 10/2018, nhóm bị can đã thu hơn 6,2 tỷ đồng của các tài xế xe tải để đưa hối lộ và hưởng lợi riêng.
VKS xác định, Hào hưởng lợi 250 triệu đồng, Cường 180 triệu đồng và Vinh 140 triệu đồng.
Bốn cựu thanh tra giao thông nhận hối lộ hơn 300 triệu đồng, trong đó Dũng 96 triệu đồng; Quốc Cương 63 triệu đồng; Sỹ Cương 136 triệu đồng; còn Hoàng Văn Lân nhận 11 triệu đồng cùng một chai rượu.
Vụ án từng dự kiến được xét xử sơ thẩm ngày 11/8/2020 song HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án, với nghi vấn vợ của Cường có tham gia đưa hối lộ. Tại cáo trạng lần này, VKS Hà Nội cho biết không có căn cứ tra cứu, truy cứu trách nhiệm hình sự với người này, nên giữ nguyên nội dung truy tố.
Ngày mai, phiên toà tiếp tục làm việc.
Vụ bảo kê "xe vua": 90 cảnh sát, thanh tra giao thông phủ nhận cầm tiền Trong vụ án bảo kê "xe vua" ở Hà Nội, cơ quan điều tra đã cho 90 cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đối chất với 2 bị cáo nhưng tất cả đều không thừa nhận cầm tiền từ 2 bị cáo này. Sáng nay (ngày 11/5), TAND TP Hà Nội xét xử vụ án đưa - nhận hối...