Không xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư năm 2018
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa có buổi làm việc với Hội đồng thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư (GS) nhà nước.
Lễ trao giấy chứng nhận tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Minh họa
Tại buổi làm việc, bắt đầu từ năm 2019, việc nhận hồ sơ xét ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS sẽ theo quy định mới vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét duyệt công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS và thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
Sau 15/10, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành quy chế hoạt động của các hội đồng chức danh Giáo sư, bổ nhiệm các thành viên thường trực, thành viên Hội đồng chức danh GS Nhà nước. Công việc này cũng phải mất thời gian đến hết năm 2018. Như vậy, đến đầu 2019 sẽ xét luôn theo tiêu chuẩn mới. Đầu tháng giêng sẽ công bố và tháng 5 các ứng viên nộp hồ sơ, tháng 11 sẽ có kết quả, quy trình này giống như các năm vừa qua. Do đó, năm 2018 sẽ không xét duyệt tiêu chuẩn công nhận GS, PGS mà sẽ gối luôn vào năm 2019 xét duyệt tiêu chuẩn mới.
Theo Tiền phong
"Em nghĩ thầy rồi sẽ lên "giàn thiêu" dư luận"
"Em nghĩ thầy rồi sẽ lên "giàn thiêu" dư luận", tôi mạo muội nói thẳng những suy nghĩ của mình với riêng Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết khi chở ông về.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Thuyết kiên quyết bảo vệ tinh thần của Nghị quyết 88 nhằm mang lại nhiều sự lựa chọn cho học sinh. Ảnh: Phạm Hải.
Ông đến báo cáo cho CLB Café Số về chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2019-2020 trên cương vị Tổng chủ biên. Buổi nói chuyện đó thu hút được rất nhiều phóng viên, và các tờ báo đã tường thuật chi tiết mấy hôm nay.
Tôi có lý do để nói như vậy. Trước đây, nhiều cuộc cải cách giáo dục đã diễn ra nhưng không thu được thành công. Chất lượng nguồn nhân lực yếu kém đến nỗi yếu tố này được xác định là một trong ba điểm nghẽn để đất nước phát triển.
Kỳ vọng, đòi hỏi của lãnh đạo cũng như dân chúng về một chương trình mới có chất lượng, giúp phát triển được các thế hệ học sinh có năng lực, có kỹ năng cho xây dựng đất nước là vô cùng lớn. Vì thế, vị trí Tổng chủ biên mà Giáo sư đảm nhận là cực nóng, đòi hỏi tri thức toàn diện, năng lực tổng hợp, làm việc nhóm, bản lĩnh,...
Ông hiểu sức ép đó: "Tôi phải nói thật như thế này, tôi rất bận. Và nhất là từ khi nhận nhiệm vụ Tổng chủ biên cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới, tôi không có thời gian để làm việc gì."
Khi hàm hồ nói với Giáo sư điều đó, tôi không nghi ngờ năng lực cũng như tâm huyết của ông, nhưng có quá nhiều sức ép với bản thân ông.
Một bộ trưởng về hưu, người từng tham gia các hội đồng về cải cách giáo dục nhắn tin cho tôi sau khi nghe Giáo sư thuyết trình: "Mình e là các cuộc cải cách giáo dục ở ta từ trước đến nay đều không thành công, để lại nhiều hậu quả không tốt. Cuộc tới đây thế nào? Nguyên nhân chính là gì, cháu biết không?"
Tôi không biết, nhưng nhắn lại: "Có phải là tự do học thuật, điều còn rất thiếu hay không?". Ông không đáp lại.
Mà đó chỉ là một dạng sức ép.
Những lời phê phán đó là trái với tinh thần Nghị quyết 88 do Quốc hội ban hành năm 2014 khẳng định cần có nhiều bộ sách giáo khoa. Những nhận xét này, dù gián tiếp hay trực tiếp, đều liên quan đến Giáo sư Thuyết, người đang làm "tổng đạo diễn".Sức ép lớn nhất phải nói là dư luận. Ngay trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều vị đại biểu đã lên tiếng lên án việc áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa trong một chương trình vì lo phí phạm, vì áp đặt kinh nghiệm đi học của mình cách đây 50-60 năm.
Phóng viên đặt câu hỏi đó cho ông. Với bản lĩnh và trí tuệ của người làm đại biểu mấy khóa, ông đáp trả: "Tôi cho rằng bất cứ ai, từ người có thẩm quyền cao nhất đến người dân bình thường đều phải tuân thủ pháp luật. Nghị quyết 88 của Quốc hội tương đương với luật và đã ban hành nên tất cả phải tuân theo".
Ông kiên quyết bảo vệ tinh thần của Nghị quyết 88 nhằm mang lại nhiều sự lựa chọn cho học sinh.
Giáo sư kể lại, có lần đồng nghiệp người Mỹ kể, ở Mỹ giáo viên có quyền dạy sách do chính mình viết còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Người ta không quá chú trọng vào tài liệu đó. Nghe ông kể vậy, nhiều người xung quanh tôi thốt lên, lỡ giáo viên dạy về khủng bố thì sao? "Làm gì có chuyện đó, có ngay đơn tố giác", ông đáp.
Giáo sư nói tiếp: "Còn ở Việt Nam ta, ở trên sợ bên dưới làm không đúng, dưới lại sợ dưới nữa làm không đúng nên cứ phải cầm tay chỉ việc".
Tôi biết, tinh thần câu chuyện của vị đồng nghiệp của Giáo sư không phải là đơn lẻ, nó được triển khai ở nhiều quốc gia khác. Ở nước ngoài, người ta tiến hành hậu kiểm với sự góp ý của học sinh, phụ huynh, chứ không chăm chăm "tiền kiểm" như mình. Có lẽ, phương pháp này khuyến khích sự đa dạng trong tư duy?
Giáo sư trấn an dư luận: "Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa sẽ có những phức tạp nhưng không vì phức tạp mà không làm".
Giáo sư Thuyết kể, khi bảo vệ sách văn học, có nhiều ý kiến mạnh mẽ đòi phải bỏ tác giả này, tác giả kia ra; hay phải cho bài văn này, bài thơ kia vào.
Trước các áp lực như vậy, ông nói khảng khái: "Xin các vị gửi chúng tôi văn bản". Ông không muốn lặp lại những "chiến dịch" rất nghiệt ngã trong quá khứ với giới cầm bút mà rồi không biết ai chịu trách nhiệm.
Giáo sư nói, ông không thể thiên vị hay ác cảm với bất kỳ nhà văn hiện đại nào và giải thích thêm, chỉ bắt buộc 6 bài như "Nam quốc sơn hà", "Hịch tướng sỹ", "Đại cáo Bình Ngô", "Tuyên ngôn độc lập",... Đó là những áng thơ, văn bất hủ của dân tộc, kích thích lòng yêu nước của nhiều thế hệ để gìn giữ giang sơn này.
Giáo sư cho biết, điều quan trọng nhất, là linh hồn của chương trình mới là ở chỗ, nền giáo dục nặng về trang bị tri thức sẽ được chuyển sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Chương trình phổ thông hiện hành trả lời cho câu hỏi: Học xong học sinh biết được gì. Còn chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ trả lời cho câu hỏi: Học xong học sinh làm được gì. Tôi nghĩ, đó chính là triết lý mà nhiều quốc gia tiến bộ khác đã và đang thực hiện.
Sau khi nghe câu nhận xét bên trên của tôi, Giáo sư Thuyết chỉ mỉm cười mà không đáp lại. Trước đó, ông đã bộc bạch với mọi người: "Điều khó khăn lớn nhất với chương trình mới là lòng dân. Nếu không có sự đồng thuận xã hội thì rất khó thực hiện".
Về phần mình, tôi tin tưởng vào Giáo sư và các đồng sự nhưng tôi phải thú thật là chưa tin hoàn toàn vào sự thành công của chương trình mới. Những vấn đề, những khó khăn, những bế tắc giáo dục đâu chỉ của riêng ngành giáo dục?
Đâu chỉ một chương trình mà giải phóng được con người Việt Nam để chúng ta "lên ngay" con tàu 4.0. Đó phải là một nỗ lực rất lớn và kiên trì của nhiều thế hệ, của nhiều người.
Theo vietnam.net
GS. Hồ Ngọc Đại: "Họ lợi dụng tâm lý đám đông tấn công tôi" GS. Đại nói rằng đứng sau cơn lốc dư luận này hẳn có âm mưu, bằng cách đánh trúng vào tâm lý đám đông... GS. Hồ Ngọc Đại phát biểu tại tọa đàm về "Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0" do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức tại Báo Giao thông ngày 8/9 - Ảnh: Đăng Khoa GS. Hồ...