Không vẽ đẹp có thể theo ngành Thiết kế đồ họa không?
Trước sự bùng nổ của công nghệ số cùng thị hiếu thẩm mỹ mới của người dùng đã tạo ra cơ hội cho ngành Thiết kế họa phát triển. Ngành học này đang được rất nhiều học sinh quan tâm và lựa chọn trong những năm gần đây.
Nhiều người cho rằng thị trường lao động có nhu cầu lớn đã tạo ra cơ hội việc làm phong phú và mức lương vô cùng hấp dẫn đối với ngành Thiết kế đồ họa. Trong khi đó mức lương và nhu cầu việc làm là những tiêu chí mà thí sinh rất quan tâm trước khi đưa ra quyết định chọn ngành.
Với công việc thiết kế đồ họa hiện nay, mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường đã khá cao so với mặt bằng chung, có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng.
Mức lương thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, năng lực cũng như vị trí làm việc. Hơn nữa, đây là một trong những ngành không quá gò bó về thời gian vì vậy mà người làm có thể linh hoạt, kiếm thêm thu nhập từ các dự án khác, miễn sao bạn hoàn thành sản phẩm đúng deadline, cũng như yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, điều mà nhiều thí sinh quan tâm là khả năng vẽ không đẹp, không có con mắt thẩm mĩ liệu có thể theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa không?
Không vẽ đẹp có thể theo ngành Thiết kế đồ họa không? (ảnh minh họa)
Thạc sĩ Nguyễn Vương Hồng – quyền Trưởng bộ môn ngành Thiết kế nội thất Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thừa nhận ngành Thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất đang được coi là một ngành thời thượng bởi hiện nay có nhu cầu rất lớn nhất là ở các thành phố.
Học ngành này, nếu có năng khiếu vẽ thì sẽ thuận lợi cho việc học, phát triển nghề cho các bạn. Tuy nhiên, thuận lợi thôi chứ chưa đủ. Ngày nay kỹ thuật phát triển, muốn vẽ gì thì có máy móc hỗ trợ. Vậy nên đa số các trường đại học quan tâm nhiều hơn tới tư duy của các em, tư duy mỹ thuật và kỹ thuật. Thực tế cũng có nhiều bạn có thể trở thành người thiết kế giỏi dù không hẳn có năng khiếu vẽ.
Theo thạc sĩ Nguyễn Vương Hồng thì trước khi đến với công tác giảng dạy ở trường đại học thầy đã có gần 10 năm làm kiến trúc nên rút ra rằng, vẽ mới chỉ là một công đoạn, vẽ tốt hỗ trợ tốt khi thể hiện ý tưởng nhưng chưa đủ để trở thành một nhà thiết kế tốt mà còn cần ở cảm nhận màu sắc, không gian, bố cục… Thế nên các bạn sinh viên đừng quá lo lắng khi vẽ chưa thật đẹp ở thời điểm này, các bạn có thể tiếp tục hoàn thiện trong thời gian học đại học.
Như vậy, thiết kế là ngành đặc thù, ngoài phục vụ công chúng, đám đông thì người làm phải cân đối sáng tạo bản thân với thị trường. Yếu tố năng khiếu quan trọng nhưng chưa phải là quyết định chính cho người làm nghề. Người có năng khiếu nhưng không có môi trường tốt, không yêu nghề thì thời gian cũng làm mai một nghề dần dần.
Ngược lại, nhiều bạn không thực sự có năng khiếu rõ ràng, nhưng các bạn có sự quyết tâm, đam mê với nghề thì sau một thời gian cũng gặt hái được kết quả nhất định.
Báo Thanh Niên tiếp tục trao tặng Cẩm nang tuyển sinh
Ngày 12.3, Báo Thanh Niên tiếp tục trao tặng Cẩm nang tuyển sinh cho học sinh lớp 12.
Ảnh: Bích Thanh
Năm 2021, để giúp thí sinh tại TP.HCM và một số địa phương có thêm kênh tiếp cận thông tin trong thời gian chịu tác động của dịch Covid-19, Báo Thanh Niên đã đồng hành cùng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) trao tặng hàng ngàn cuốn Cẩm nang tuyển sinh đến các trường THPT.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Hôm qua, Báo Thanh Niên đã phối hợp với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đến trao cẩm nang cho toàn bộ học sinh lớp 12 của Trường THPT Thủ Đức ( ảnh ).
Thầy Lê Ngọc Khái, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức, chia sẻ: "Cẩm nang tuyển sinh là món quà tặng ý nghĩa đối với học sinh cuối cấp. Khi học sinh đang trong giai đoạn vừa học tập vừa phải đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19 thì những thông tin về tuyển sinh, những kỹ năng làm bài thi được cung cấp kịp thời. Hy vọng với những nội dung có trong cẩm nang sẽ giúp học trò có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp và thông minh nhất".
Tiếng Đức, Hàn là ngoại ngữ 1: Tiệm cận nhu cầu nhân lực, tuyển sinh Môn Tiếng Hàn, Tiếng Đức được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT, dạy từ lớp 3 - 12. Việc thêm hai ngoại ngữ mới giúp học sinh có thêm lựa chọn, được nhiều chuyên gia đánh giá phù hợp xu thế. Sinh viên Khoa Hàn Quốc học của Trường ĐH Văn Hiến. Xu hướng quốc tế hóa đòi hỏi...