Không tuyển giáo viên trung cấp, cao đẳng sư phạm: Sinh viên ra trường biết về đâu?
Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi, từ năm 2020, các trường mầm non sẽ không còn được tuyển giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm, thay vào đó phải có trình độ cao đẳng trở lên.
Còn bậc tiểu học, THCS sẽ không còn được tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng sư phạm. Đây thực sự là “cú sốc” lớn cho những người đang cầm trong tay tấm bằng trung cấp, cao đẳng sư phạm.
Giáo viên Trường tiểu học Nguyễn An Ninh (TP.Biên Hòa) trong giờ dạy. Ảnh: Công Nghĩa
Vào giữa năm 2020, UBND TP.Biên Hòa thông báo tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục cho năm học 2020-2021. Thông báo này đã khiến nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp hệ cao đẳng sư phạm tiểu học tại Trường đại học Đồng Nai vui mừng vì sắp có cơ hội đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, khi đọc kỹ thông báo tuyển dụng, nhiều sinh viên có tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học lại thất vọng vì họ không là đối tượng được tuyển dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công lao 3 năm đèn sách của các sinh viên ngành cao đẳng sư phạm tiểu học có nguy cơ tan biến.
* Tốt nghiệp không… gặp thời
Chị Nguyễn Thị Thu T. là một trong số rất nhiều sinh viên lớp cao đẳng sư phạm tiểu học THA-K42 thuộc Trường đại học Đồng Nai mới tốt nghiệp ra trường. Nhưng vừa cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay đã ngay lập tức trở nên “lỗi thời”, vì theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi, các trường tiểu học sẽ không được tuyển người có trình độ trung cấp và cao đẳng nữa, thay vào đó phải có trình độ đại học trở lên.
Chị T. buồn rầu chia sẻ: “Chúng tôi biết rằng bằng đại học sẽ có giá trị hơn so với bằng cao đẳng, dẫu vậy tấm bằng sẽ không thể nói lên hết được năng lực thực sự cũng như lòng yêu nghề của mỗi người. Qua tìm hiểu kết quả tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục TP.Biên Hòa năm 2019, một sinh viên hệ cao đẳng sư phạm lại có điểm trúng tuyển cao hơn cả nhiều sinh viên có trình độ đại học. Hơn nữa, việc được tuyển dụng còn là cơ hội cho những người như chúng tôi có thêm động lực phấn đấu để tiếp tục thi liên thông lên đại học khi đủ thời gian cho phép theo quy định”.
Chị Lê Bảo K., lớp cao đẳng sư phạm tiểu học THB-K42 thuộc Trường đại học Đồng Nai tốt nghiệp ra trường cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, bị từ chối tuyển dụng. Chị K. cho biết: “Khi bị từ chối tuyển dụng, tôi rất sốc. Tôi cảm thấy tiếc cho hoài bão trở thành cô giáo của mình, tiếc công sức, tiếc cả chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo cho chúng tôi suốt 3 năm qua”.
Giáo viên Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm (TT.Định Quán, H.Định Quán) trong giờ dạy. Ảnh: Công Nghĩa
Theo phản ánh của nhiều địa phương, hiện nay nhiều trường tiểu học, thậm chí cả trường THCS lẫn THPT đều đang thiếu giáo viên, nhất là các môn như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Lịch sử, Địa lý… Chính vì vậy, việc áp dụng Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi không chỉ gây thiệt thòi cho các sinh viên có bằng cao đẳng sư phạm mà còn khiến các địa phương đã khó tuyển dụng lại càng khó tuyển dụng hơn vì quy định bằng cấp phải chuẩn. Không dừng lại ở đó, nhiều địa phương cho rằng, việc áp dụng luật còn gây ra sự lãng phí lớn cho Nhà nước khi đã phải bỏ tiền ra đào tạo một lượng không nhỏ sinh viên có trình độ trung cấp và cao đẳng sư phạm.
Năm học 2020-2021, dù đã tuyển nhưng ngành Giáo dục TP.Biên Hòa vẫn còn thiếu tới 382 viên chức giáo dục, nhất là giáo viên mầm non. Nhiều môn học khác của bậc tiểu học và THCS hiện đang tuyển giáo viên theo kiểu “mò kim đáy bể” vì nhu cầu lớn nhưng nguồn tuyển thiếu, thậm chí có những môn đã nhiều năm nay thông báo tuyển dụng nhưng chỉ tuyển được số lượng rất ít như giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật… Ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa cho biết: “Khi áp dụng Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi, chắc chắn sẽ khiến ngành Giáo dục thành phố thêm khó khăn trong công tác tuyển dụng vì những môn như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục… dành cho bậc tiểu học tìm được người có trình độ đại học rất hiếm”.
Video đang HOT
* Cần linh hoạt trong tuyển dụng
Việc chuẩn hóa trình độ giáo viên ở các bậc học để nâng cao chất lượng dạy và học là rất cần thiết, tuy nhiên phải tính đến thực tế của công tác đào tạo giáo viên hiện nay, nhất là tình hình thiếu giáo viên ở một số bậc học như mầm non và tiểu học. Lãnh đạo một số phòng GD-ĐT địa phương phản ánh, giáo viên mới vào công tác tại các trường công lập hiện nay lương khởi điểm rất thấp, trong khi đó công việc lại rất áp lực. Đặc biệt với giáo viên mầm non, theo quy định 1 lớp sẽ phải có 2 giáo viên phụ trách nhưng vì thiếu giáo viên nên mỗi lớp chỉ có 1 cô. Chính vì vất vả, áp lực như vậy nên nhiều giáo viên chỉ làm được một thời gian đã nghỉ dạy để đi tìm việc khác lương cao hơn mà áp lực công việc ít hơn.
Trưởng phòng GD-ĐT H.Thống Nhất Bùi Văn Hòa trăn trở, năm 2020 áp dụng Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi trong công tác tuyển dụng đã cho thấy những bất cập, có những quy định áp dụng sẽ khiến cho sinh viên mới tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng sư phạm thiệt thòi, còn địa phương thêm khó khăn. Ông Hòa chia sẻ: “Khi luật mới có hiệu lực khiến sinh viên trung cấp, cao đẳng sư phạm bơ vơ, trong lúc ngành Giáo dục đang rất thiếu giáo viên. Nhà nước đã bỏ tiền ra đào tạo các em suốt 3 năm, giờ lại không sử dụng được vì… luật định thì thật sự lãng phí. Do đó, cần có chính sách linh hoạt để vừa tạo điều kiện cho các sinh viên có trình độ trung cấp, cao đẳng sớm có việc làm, vừa tránh được lãng phí”.
Giáo viên Trường mầm non Phú Vinh (xã Phú Vinh, H.Định Quán) trong giờ cùng bé vui chơi ngoài trời. Ảnh: Công Nghĩa
Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và cả sinh viên đang học hệ đào tạo này đều cho rằng phải có sự điều chỉnh trong công tác tuyển dụng giáo viên để tránh bất cập, lãng phí, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người học.
Chị Nguyễn Thị V., mới tốt nghiệp lớp cao đẳng sư phạm tiểu học THB-K42, Trường đại học Đồng Nai cho biết: “Nếu áp dụng luật mới chúng tôi phải đi học lên trình độ đại học, nhưng trường đại học lại quy định, nếu muốn liên thông lên đại học thì phải có ít nhất 3 năm công tác, trong khi đó hiện tại không có trường nào tuyển chúng tôi vì nếu tuyển sẽ… sai luật”.
Lên tiếng bảo vệ người học, lãnh đạo phòng GD-ĐT các địa phương đã kiến nghị UBND tỉnh, Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ cho phép linh hoạt tuyển dụng những sinh viên ra trường có trình độ trung cấp với bậc mầm non, cao đẳng với bậc tiểu học và THCS.
Đây là giải pháp được nhiều cái lợi, vừa giúp sinh viên có việc làm, ngành Giáo dục “giải cơn khát” thiếu giáo viên, đồng thời tạo cơ hội cho họ có đủ số năm công tác cần thiết để sau này có thể đăng ký liên thông lên đại học, thực hiện chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, phù hợp với Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đặt ra là: “Tiến tới tất cả giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm”.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ: Kiến nghị Bộ GD-ĐT đảm bảo quyền lợi cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Sở GD-ĐT đã nhận được một số đơn cứu xét của một số sinh viên cao đẳng sư phạm mới tốt nghiệp ra trường, đồng thời trao đổi với lãnh đạo Trường đại học Đồng Nai tìm hướng tháo gỡ. Phía trường cũng đã gửi công văn cho Bộ GD-ĐT nhưng chưa được trả lời nên đã kiến nghị UBND tỉnh cần tiếp tục kiến nghị với Bộ GD-ĐT bởi không chỉ có năm 2020 mới có sinh viên cao đẳng sư phạm tốt nghiệp mà còn nhiều lứa sinh viên cao đẳng sư phạm khác sắp tốt nghiệp.
Nâng chuẩn trình độ giáo viên, giảng viên môn học giáo dục quốc phòng và an ninh
Các nhà trường còn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Tùy theo từng cấp học, các em học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản khác nhau.
Xác định giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) là nội dung, yêu cầu không thể thiếu trong chương trình giảng dạy chính khóa của các nhà trường, thời gian qua, công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chú trọng.
Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước đang hội nhập quốc tế, đòi hỏi ngành GD&ĐT cần có nhiều đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho HSSV. Về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, TS Phạm Đức Tú, Vụ trưởng Vụ Giáo dục QP&AN, Bộ GD&ĐT.
Thiếu tướng, TS Phạm Đức Tú.
PV: Giáo dục QP&AN là môn học chính khóa được đưa vào các nhà trường từ cấp THPT đến đại học. Đồng chí có thể cho biết kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục QP&AN cho HSSV thời gian qua?
Thiếu tướng, TS Phạm Đức Tú: Qua quá trình kiểm tra thực tế tại các địa phương, công tác giáo dục QP&AN trong các nhà trường đã có những cải thiện rõ nét về chất lượng dạy học cũng như các hoạt động liên quan tới giáo dục QP&AN. Chương trình giảng dạy của các nhà trường đã bám sát vào chương trình của Bộ GD&ĐT. Chương trình học được các nhà trường quản lý chặt chẽ như các môn học khác, có đánh giá, kiểm tra đúng quy định.
Các nhà trường còn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Tùy theo từng cấp học, các em học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản khác nhau.
Bên cạnh nội dung giáo dục QP&AN theo từng tiết học cụ thể, khoa học, các nhà trường còn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, như: Mời các cựu chiến binh nói chuyện về truyền thống yêu nước, cách mạng; tổ chức các cuộc thi, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ tập trung vào nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, gương chiến đấu anh dũng của các anh hùng liệt sĩ, nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, THCS, các nhà trường cũng chủ động lồng ghép giáo dục QP&AN thông qua nội dung các môn học. Nhờ có phương pháp giảng dạy tốt nên học sinh đã đam mê học tập, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh; qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Để tăng tính hiệu quả của môn học, năm 2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành hai thông tư: Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục QP&AN trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 1-7-2020; Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình môn giáo dục QP&AN cấp THPT, áp dụng từ ngày 11-1-2021.
Học sinh thực hiện nội dung thi tại Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT toàn quốc năm 2017. Ảnh: MINH ANH.
PV: Hai thông tư trên có những thay đổi gì so với thông tư cũ, thưa đồng chí?
Thiếu tướng, TS Phạm Đức Tú: Hiện nay tất cả các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục QP&AN theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT. Thông tư mới được các nhà trường đánh giá phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ở cấp THPT, Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT được xây dựng trên cơ sở mang tính kế thừa và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại. Nội dung thông tư cũng được các nhà trường đánh giá cao.
Mục tiêu của chương trình mới là giúp học sinh phát triển các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Môn học cũng góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt, như: Năng lực nhận thức về các vấn đề QP năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống.
PV: Những khó khăn hiện nay khi triển khai giảng dạy môn học này là gì, thưa đồng chí?
Thiếu tướng, TS Phạm Đức Tú: Khó khăn lớn nhất hiện nay là đội ngũ giáo viên, giảng viên vẫn thiếu, chưa chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo yêu cầu của Đề án "Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN cho các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020" được ban hành theo Quyết định số 607/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24-4-2014 (Đề án 607).
Sau 5 năm thực hiện Đề án 607, đến nay đã có hơn 1.700 học viên được đào tạo giáo viên giáo dục QP&AN trình độ đại học (hệ chính quy 4 năm). Tuy nhiên, ở cấp THPT, số lượng giáo viên trên phạm vi cả nước cần thực hiện nâng chuẩn trình độ theo Đề án 607 vẫn còn nhiều, gần 3.500 giáo viên.
Vướng mắc là bởi theo quy định trước đây tại Nghị định số 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25-2-2014 về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục QP&AN, giáo viên dạy giáo dục QP&AN chỉ cần có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN (chứng chỉ này đào tạo trong 6 tháng).
PV : Thưa đồng chí, thời gian tới, Bộ GD&ĐT có giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN cho HSSV?
Thiếu tướng, TS Phạm Đức Tú: Bộ GD&ĐT đã giao Vụ Giáo dục QP&AN xây dựng dự thảo Đề án "Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo" thay thế cho Đề án 607. Dự kiến, dự thảo đề án này sẽ được hoàn thiện, trình lãnh đạo bộ và xin ý đóng góp của các bộ, ban, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
Theo đề án mới, tới đây giáo viên dạy môn giáo dục QP&AN sẽ phải có bằng cử nhân hệ chính quy hoặc văn bằng hai trình độ cử nhân về đào tạo QP&AN thì mới được đứng lớp. Yêu cầu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho HSSV.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu đào tạo; đổi mới tổ chức phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn học. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành Trung ương với các địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Đề án 607 và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo quy định.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Tuyển giáo viên theo Luật mới, hàng ngàn sinh viên Cao đẳng sư phạm về đâu? (2) Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp từ các trường Cao đẳng sư phạm sẽ không được tham gia xét tuyển giáo viên tiểu học vì quy định mới. Không chỉ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi mà hàng sinh viên, giáo viên đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng sư phạm ở Gia Lai cũng sẽ không biết đi đâu, về đâu khi kế hoạch...