Khổng Tử và câu chuyện 3 x 8 = 23
Khổng Tử là nhà tư tưởng, triết học, chính trị lỗi lạc Trung Hoa. Qua câu chuyện về phép tính 3 x 8 = 24, ông dạy học trò của mình bài học về sự nhường nhịn vô cùng sâu sắc.
Theo cuốn “Khổng Tử thế gia” của Tư Mã Thiên, Khổng Tử sinh ra ở ấp Trâu, người làng Xương Bình nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc). Khi mới chào đời, đỉnh đầu ông gồ lên, ở giữa lõm xuống nên được đặt tên là Khâu (tức “cái gò”), tự là Trọng Ni.
Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi tắt là Khổng Tử.
Suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người theo những tư tưởng đó. Trong số học trò, Nhan Uyên là môn đệ thông minh, tốt bụng lại ham học hỏi nên được Khổng Tử hết mực yêu quý.
Tranh chân dung Khổng tử. Ảnh: QQ
Một ngày nọ, trên đường đi làm, Nhan Uyên thấy đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết người mua và người bán đang tranh chấp. Người mua hét lớn: “3 nhân 8 là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên bèn đến trước mặt người mua, và nói: “Vị đại ca này, 3 nhân 8 là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng Phu Tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt. Ta hãy tìm ông ấy để phân xử”.
“Được. Nếu Khổng Phu Tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”, Nhan Uyên đáp. Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”. Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế và cùng đến gặp Khổng Tử.
Video đang HOT
Sau khi nghe xong câu chuyện, Khổng Tử nói: “3 nhân 8 là 23 đó. Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi”.
Nhan Uyên trước giờ cũng chưa từng cãi lại sư phụ, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua vải. Nhưng hẳn nhiên, trong bụng anh ta không phục và cho rằng Khổng Tử đã già rồi đâm ra hồ đồ nên không muốn học ông ta nữa.
Một câu nói cứu 3 mạng người
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học. Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý. Trước khi từ biệt, ông không quên dặn Nhan Uyên hai câu: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa. Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”, nên tránh xa cái cây này. Vừa rời đi, một tiếng sét rền vang đánh tan cây cổ thụ kia.
Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm. Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”. Khi ông về tới nhà, trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử đang ngủ.
Đến bên giường, Nhan Uyên vô cùng tức giận khi thấy hai người đắp chung chăn, bèn giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.
Bài học về sự nhường nhịn
Tượng Khổng Tử ở Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: BBC
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó. Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”.
Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con ngàn năm cổ thụ không ai náu thân. Con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể”.
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia. Nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó. Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”.
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa, coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần”.
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.
Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (năm 479 TCN), một hôm Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: “Thái sơn kỳ đồi hồ/Lương mộc kỳ hoại hồ/Triết nhân kỳ nuy hồ” (Núi Thái sơn đổ ư/Cây gỗ tốt hư hoại ư/Triết nhân mòn mỏi ư). Học trò của ông là Tử Cống liền đến hỏi thăm, ông nói: “Ta biết mình sắp chết”.
Đến ngày Kỷ Sửu, tức ngày 18/2 năm Nhâm Tuất (tháng 4 năm 479 TCN), Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Trước khi mất Khổng Tử cảm thán: “Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết”.
Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, cực Bắc nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
Theo Zing
Nhà tù TQ dùng triết lý Khổng Tử giáo huấn phạm nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử một nhà tù ở Trung Quốc dùng những câu nói triết lý của Khổng Tử làm bài học răn dạy những phạm nhân.
Ngày 7.5 vừa qua, lớp học đạo Khổng lần đầu tiên được tổ chức ở nhà tù Lỗ Trung, tỉnh Sơn Đông nhằm giáo huấn và cải tạo phạm nhân ở đây. Chương trình được Quỹ Khổng Tử Trung Quốc tài trợ.
Ông Lâm Quốc Quân, phó cục quản lý nhà tù địa phương cho biết nhà tù Lỗ Trung sẽ thử nghiệm một loạt biện pháp mới, trong đó có thiết kế lại phòng học và thư viện, đào tạo lại quản giáo nhằm giúp họ hướng dẫn các triết lý Khổng Tử cho tù nhân và cải thiện môi trường giam giữ.
Ông Lâm cho biết lớp học khuyến khích giảng bài bằng cách thức truyền thống như viết tay, đọc các tác phẩm kinh điển và học đạo đức.
Khổng Từ rất nổi tiếng trong văn hóa Trung Quốc, đặc biệt với câu nói: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân - cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác".
Truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Miền Trung - Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin tức thế giới hôm nay. Tin tức 24h trong ngày Nóng Nhất cập nhật liên tục .
Theo Danviet
Chuyện nồi cơm của Khổng Tử Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, lầm than đói khổ ... Thầy trò Khổng Tử có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy,...