Không tổ chức thi HSG với cấp tiểu học
Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa chỉ thị các địa phương chấn chỉnh việc dạy và học thêm ở bậc tiểu học. Trong đó có lệnh cấm không tổ chức thi học sinh giỏi đối với cấp học này.
Cụ thể, đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh, khuyến khích tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày: Chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học 2 buổi/ngày, không giao bài tập ngoài sách giáo khoa.
Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cũng nêu ra không tổ chức thi học sinh giỏi đối với học sinh tiểu học, không tổ chức các đội tuyển tham gia các hoạt động giao lưu, các sân chơi trí tuệ. Đồng thời ở cấp tiểu học không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.
Video đang HOT
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, đây là những giải pháp nhằm thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm (năm 2012) và đặc biệt là quy định về đánh giá học sinh tiểu học vừa ban hành cuối tháng 8/2012.
Theo Zing
Bộ GD: Không lạm dụng nhận xét có mẫu cho tiểu học
Công văn chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 có ghi: "Không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh và đối tượng khác nhau".
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Phạm Ngọc Định vừa có công văn gửi GĐ các sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.
Theo đó, Thông tư 30 yêu cầu cần hiểu đúng, đầy đủ ý nghĩ của việc đổi mới đánh giá học sinh, về cách nhận biết các năng lực và phẩm chất.
Lời nhận xét được đóng bằng dấu khắc sẵn.
Trường học cần tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi, hướng các em học tập.
Trong phần nhận xét học sinh của giáo viên cần chủ động linh hoạt, có thể bằng lời nói hoặc lời viết phù hợp, đúng với yêu cầu của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh, sử dụng tin nhắn, email... để liên lạc sao cho thuận tiện.
Đặc biệt giáo viên cần quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được quên em nào. Tuy nhiên, khi viết vào sổ theo dõi không cần ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng, không lạm dụng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp trong mỗi đối tượng, hoàn cảnh khác nhau.
Các sở GD-ĐT cần chỉ đạo việc sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà.
Việc sơ kết thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 vào các thời điểm giữa tháng 11/2014, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học 2014-2015. Các báo cáo gửi bộ sau sơ kết 10 ngày.
Theo Zing
Đánh giá học sinh tiểu học: đóng dấu thay lời phê Sau một tuần triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, nhiều giáo viên đã có những sáng kiến khác nhau để vượt qua khó khăn về khối lượng công việc đội lên. Một phụ huynh có con học trường tiểu học Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Thay vào việc cho điểm, giờ đây trong vở của con tôi chỉ...