Không tinh trùng, tắc một bên vòi trứng, vợ chồng thầy giáo mừng rơi nước mắt sau 12 năm mòn mỏi mong con
Đến giờ, cô giáo gần tứ tuần vẫn nhớ mãi khoảnh khắc lần đầu tiên nhìn thấy con, được ôm con trong vòng tay. Đó như một giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật sau 12 năm khắc khoải mong con của anh chị.
Gia đình thầy giáo Lê Trần Minh và chị Lý Thị Hướng hạnh phúc khi bế con trên tay
Kết hôn từ 2008 nhưng mãi đến đầu năm 2021, gia đình thầy giáo Lê Trần Minh và chị Lý Thị Hướng cùng sinh năm 1984 ở Điện Biên mới được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn khi lần đầu được làm bố, làm mẹ sau 12 năm kiên trì tìm con. Bé Lê Trường An sinh vào đúng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2021 với cân nặng 3.8kg sau khi anh Minh được thực hiện nối ống dẫn tinh trước đó.
Sau kết hôn, vợ chồng trẻ Lê Trần Minh và Lý Thị Hướng rời quê hương Quốc Oai (Hà Nội) lên Điện Biên lập nghiệp gắn bó với sự nghiệp gieo chữ. Như bao cặp đôi khác, anh chị cũng mong sớm được nghe tiếng con trẻ rộn rã trong tổ ấm nhỏ nhưng đợi mãi mà chẳng thấy tin vui.
Cuộc sống của cặp vợ chồng giáo viên nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc cứ thế trôi qua trong cái vòng “luẩn quẩn” tìm con, làm được bao nhiêu là dành hết để tìm con với đủ các loại thuốc Nam, thuốc Bắc, nơi nào có thầy lang giỏi, bài thuốc tốt là hai vợ chồng chẳng quản đường xá xa xôi để đến mà kết quả vẫn như vậy.
Video đang HOT
Bước sang năm thứ 10 của hành trình tìm con, được bạn bè động viên, hai vợ chồng quyết tâm vượt gần 500 cây số từ Điện Biên xuống Hà Nội để thăm khám với hy vọng Y học hiện đại sẽ giúp anh chị thỏa ước nguyện làm cha làm mẹ.
Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, sau khi được bác sĩ kiểm tra sức khỏe sinh sản, hai vợ chồng mới biết chính xác nguyên nhân muộn con là do biến chứng quai bị cách đây 14 năm của anh Minh.
Rất may quai bị “chạy hậu” chỉ khiến tinh hoàn phải của anh bị viêm teo nhưng bên còn lại (tinh hoàn trái) thì tắc ở đoạn nối ống dẫn tinh mào tinh, dẫn đến xuất tinh không có tinh trùng.
Thế nhưng, lần nữa ông trời như thử thách lòng quyết tâm của đôi vợ chồng hiếm muộn, khát con này khi chị Hướng lại phát hiện bị tắc một bên vòi trứng do ứ dịch, cộng thêm tuổi chị đã ngoài 30, việc có con tự nhiên là vô cùng khó.
Ths.BS Đinh Hữu Việt, người trực tiếp thăm khám và điều trị cho vợ chồng anh Lê Trần Minh cho biết, tắc ống dẫn tinh là một trong những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Đó là hiện tượng ống dẫn tinh trùng của nam giới bị chặn ở một vị trí nào đó dẫn đến khi xuất tinh, tinh trùng không thể thoát ra ngoài một cách bình thường.
Sau khi được bác sĩ tư vấn phẫu thuật nối ống dẫn tinh, dù cơ hội thành công khá thấp và tốn nhiều chi phí nhưng hai vợ chồng vẫn quyết tâm thực hiện bởi đây có lẽ là cơ hội duy nhất của anh chị để có được đứa con của chính mình.
Ngày 8/8/2018 – đúng 10 năm sau ngày cưới, anh Lê Trần Minh được thực hiện vi phẫu nối ống dẫn tinh tại bệnh viện.
Ca mổ vi phẫu kéo dài 3 tiếng, bác sĩ đã tiến hành bắt chéo ống dẫn tinh phải với mào tinh trái để nối lại ống dẫn tinh cho bệnh nhân. Đây là một kĩ thuật khó được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt, hiếm gặp trong nam khoa.
Sau phẫu thuật 3 tháng, vào tháng 11/2018, lần đầu tiên, hai vợ chồng anh Lê Trần Minh được thấy que thử thai hiện lên 2 vạch. Vậy mà, niềm vui chẳng bao lâu thì không may thai bị lưu ở tuần thứ 9 khiến chị Hướng suy sụp, buồn vì duyên con chưa tới, thương chồng vất vả chạy chữa bấy lâu.
Hai năm sau, sau một kỳ kinh “chậm”, chị Hướng giấu chồng thử thai. Kết quả không ngờ, chị đã mang thai tự nhiên. Đến tháng 2/2021, khi được 39 tuần 1 ngày, chị Hướng xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ và bé Đậu Xanh – Lê Trường An cất tiếng khóc chào đời với cân nặng 3.8kg bằng phương pháp sinh mổ.
Đến giờ, chị vẫn nhớ mãi khoảnh khắc lần đầu tiên nhìn thấy con, được ôm con trong vòng tay. Đó như một giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật sau 12 năm khắc khoải mong con của anh chị.
Giờ đây, sau mỗi giờ dạy học, anh Minh lại nhanh chóng về nhà, nấu những món ăn ngon tẩm bổ cho chị hồi phục sức khỏe, có nhiều sữa cho cậu nhóc kháu khỉnh Đậu Xanh. Từ nay, tổ ấm nhỏ với 3 thành viên của anh Trần Lê Minh sẽ luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười trẻ thơ.
Bisphenol B trong hộp đựng thực phẩm có thể gây rối loạn nội tiết
Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc gia Pháp (ANSES) mới đây cảnh báo chất bisphenol B có trong các hộp đựng thực phẩm có thể gây rối loạn nội tiết cho người sử dụng.
Bisphenol A (BPA) là một chất được Cơ quan Hóa chất châu Âu công nhận là chất gây rối loạn nội tiết. Đây là lý do tại sao nó đã bị cấm ở châu Âu trong bình sữa trẻ em từ năm 2011 và trong tất cả các hộp đựng thực phẩm từ năm 2015. Để thay thế nó, một chất khác bisphenol B (BPB) được sử dụng.
Thế nhưng mới đây, Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc gia Pháp (ANSES) đã cảnh báo bisphenol B cũng có đặc tính nội tiết tương tự như bisphenol A. Vì vậy ANSES muốn sự hiện diện của chất này được công bố trong các bài báo dành cho người tiêu dùng ngay khi nó vượt quá ngưỡng 0,1%.
Bisphenol B có trong các sản phẩm nhựa
Theo các nhà khoa học, các chất gây rối loạn nội tiết có trong các sản phẩm hàng ngày khác nhau như nhựa, đồ chơi, hóa đơn, sơn và thậm chí cả các sản phẩm kiểm dịch thực vật; đặc biệt tbisphenol B trong polycarbonate, một vật liệu nhựa cứng được sử dụng trong sản xuất bình sữa trẻ em. Chất này cũng được cho là có trong nhựa epoxy, là chất lót bên trong đồ hộp, hộp thực phẩm và hộp đựng bằng nhôm.
Bisphenol B được ANSES cho rằng có hoạt tính nội tiết và làm tăng sản xuất estrogen. Chất này cũng có những ảnh hưởng có hại đến hệ thống sinh sản của nam giới và làm giảm sản xuất tinh trùng.
ANSES nêu rõ:"Bisphenol B có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và có thể làm thay đổi sự ổn định của các loài trong môi trường".
Hóa chất gia dụng có thể đe dọa nhân loại? Trong quyển sách mới "Count Down" (tạm dịch: "ếm ngược"), nhà dịch tễ học người Mỹ Shanna Swan lên tiếng cảnh báo rằng nếu chúng ta không có bất kỳ hành động gì trước tình trạng phơi nhiễm hóa chất gia dụng hiện tại thì sự tồn vong của nhân loại có thể bị đe dọa. Một số mẫu vải làm từ nhựa...