Không thi vẫn tốt nghiệp THPT: Bộ GD&ĐT nói gì?
Có thể sẽ có những thí sinh giáo dục thường xuyên trượt tốt nghiệp năm 2013 lại đỗ tốt nghiệp THPT 2014 mà không cần phải thi, điều này cũng đúng, tuy nhiên tỷ lệ này rất ít.
Trao đổi với PV Infonet, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượnggiáo dục xác nhận điều này.
Cụ thể, ở Hướng dẫn thi tốt nghiệp năm nay, thí sinh thi trượt tốt nghiệp năm 2013 có thể không cần thi vẫn đỗ ở kỳ thi tốt nghiệp năm 2014. Cụ thể, trong Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT mục công nhận tốt nghiệp đối với GDTX quy định, đối với thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó nếu có quy định thi các môn đó.
Cũng tại phụ lục 5 của Hướng dẫn chấm thi, chấm kiểm tra, phúc khảo và công nhận tốt nghiệp mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành, nêu rõ: “Việc bảo lưu điểm thi quy định tại Điều 33 của Quy chế chỉ áp dụng với thí sinh đã dự thi tốt nghiệp ở GDTX trong kỳ thi năm 2013; trường hợp thí sinh đăng ký dự thi có điểm bảo lưu của cả 4 môn đăng ký thì không phải dự thi; nếu thí sinh đã đăng ký bảo lưu điểm thi thì không được dự thi các môn này”.
Ông Mai Văn Trinh cho biết: “Thứ nhất năm nay kỳ thi tốt nghiệp phải vận hành theo quy chế mới. Vì vậy, tất cả mọi thí sinh liên quan đến kỳ thi phải theo quy chế này. Thứ hai là trong quy chế thi năm nay, học sinh được tự chọn môn thi.
Sẽ có thí sinh GDTX không phải thi tốt nghiệp năm nay cũng đỗ, vì đã thi năm trước rồi
Vì vậy, đối các em trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) theo quy định được bảo lưu, do mô hình và điều kiện học tập giáo dục thường xuyên khác, vừa làm vừa học. Còn các học sinh trường THPT, nếu thi trượt tốt nghiệp THPT năm ngoái thì không được bảo lưu điểm”
Theo ông Trinh, các học sinh GDTX nếu thi tốt nghiệp phải theo quy chế của năm nay. Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT mục công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục thường xuyên (GDTX).
Video đang HOT
Đối với GDTX các thí sinh dự thi đủ các môn theo quy định trong kỳ thi năm trước, nhưng chưa tốt nghiệp thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó, nếu có quy định thi các môn.
Ngoài ra, thực hiện quy định này, năm nay, từ việc giảm số môn thi 6 môn trước đây xuống còn 4 môn, sẽ có trường hợp thí sinh dự thi GDTX năm 2013, nhưng trượt tốt nghiệp, đăng ký dự thi năm 2014 gồm 4 môn đã được bảo lưu điểm thi là điều dễ hiểu.
Ông Trinh phân tích: “Tôi cần khẳng định những học sinh GDTX bảo lưu điểm thi của những môn thí sinh đã thi đạt điều kiện rồi, tức đã tham gia kỳ thi năm ngoái rồi chứ không phải không thi mà có điểm. Mọi người cứ hiểu sai, cắt cụt nghĩa. Nếu không thi thì cấy điểm vào à? Nên ta phải hiểu là các em không thi năm nay, chứ không phải mà không cần phải thi cũng đỗ.
Theo ông Mai Văn Trinh, không phải thí sinh không thi tốt nghiệp cũng đỗ, mà đã đạt điểm 5 từ kì thi năm ngoái và được bảo lưu điểm.
Có thể sẽ có thí sinh GDTX năm nay đạt quy định điểm thi tốt nghiệp, không cần phải thi lại những môn đã thi có điểm đạt điều kiện từ năm trước.”
Và theo Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT mục công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) như đã nêu trên, có thể sẽ có những thí sinh trượt tốt nghiệp THPT 2013 lại đỗ tốt nghiệp THPT 2014 mà không cần phải thi, điều này cũng đúng, tuy nhiên, tỷ lệ này rất ít.
Ông Trinh còn lý giải thêm: “Các thí sinh GDTX cần lưu ý với quy định mới về việc xét công nhận tốt nghiệp thì tổng điểm của 4 môn (điểm thi hay điểm bảo lưu) chỉ chiếm 50% tổng điểm xét tốt nghiệp. Ngoài ra, còn 50% điểm trung bình năm học lớp 12 nữa.”
Theo Infonet.
Miễn thi tốt nghiệp": Bộ GD&ĐT lên tiếng
"Hiện chúng ta đã có bản dự thảo để xác định tiêu chí miễn thi, rất rõ ràng và có sự giám sát của nhiều bên là học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên... để thực hiện công khai, minh bạch".
Việc miễn thi tốt nghiệp THPT 20% cho học sinh chúng ta giảm được rất nhiều tốn kém cho xã hội. Số 20% học sinh được miễn thi sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ hàng năm cho từng trường ở mỗi địa phương.
Ông Mai Văn Trinh - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Đây là tỷ lệ tối đa cho các Sở GD&ĐT xác định tỷ lệ miễn thi cho học sinh, tuy nhiên căn cứ vào tình hình cụ thể dạy học tại các trường trong phạm vi quản lý của mình mà Sở GD&ĐT địa phương xác định tỷ lệ cho từng trường miễn sao tổng số học sinh miễn thi của các trường không vượt quá tỷ lệ tối đa mà Bộ cho phép."
Theo ông Trinh, chất lượng học sinh của từng trường, từng vùng nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa, thành phố và các trường chuyên thì càng có sự chênh lệch, vì vậy chúng ta phải có tiêu chí cụ thể.
Tính trước điều này, Bộ đã có bản dự thảo hướng dẫn xác định một số tiêu chí cơ bản để miễn thi tại các vùng miền. Trên cơ sở đó, địa phương xây dựng một Hội đồng để tiêu chuẩn hóa cụ thể việc miễn thi của địa phương.
Việc xét miễn thi tốt nghiệp sẽ được kiểm tra chéo giữa các thành viên trong Hội đồng thi
Ngoài ra, Sở GD&ĐT địa phương còn xác định các tiêu chí để trên cơ sở đó, rồi xác định tỷ lệ miễn thi cho từng trường trên địa phương mình. Điều này, có sự tham gia, đồng tình của các Hiệu trưởng các trường THPT và Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Phương án miễn thi phải được Chủ tịch UBND tỉnh xác nhận sau đó phương án này được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, để cho xã hội, phụ huynh học sinh giám sát.
"Về phía nhà trường, Hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng để có phương án miễn thi hiệu quả mà Sở đã công bố đưa ra chỉ tiêu trước đó. Thành phần Hội đồng trong từng nhà trường sẽ có Đảng ủy, Ban Giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, phụ huynh và học sinh... Như vậy, chúng ta thấy việc này có sự giám sát chéo giữa các thành viên chức năng tham gia của mình." - Ông Trinh phân tích.
Theo ông Trinh, việc dân chủ hóa Hội đồng thi nhà trường sẽ giảm tiêu cực
Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ cũng hoàn toàn chia sẻ với những băn khoăn này của các thầy cô giáo, phụ huynh và của các em trong việc xét 20% số học sinh miễn thi, và giao chỉ tiêu cho từng trường. Điều này dễ xảy ra sự không trung thực, khách quan.
Tuy nhiên, ở đây vai trò của nhà quản lý hết sức quan trọng. Và nó thể hiện ở việc chúng ta đưa ra một quy trình làm ra sao để công khai minh bạch và có sự giám sát chéo của nhiều bên. Trên cơ sở những tiêu chí căn bản xét miễn thi do Bộ đề xuất, thì Sở cụ thể hóa phương án miễn thi và gắn với trách nhiệm của mình trước sau đối với phụ huynh học sinh.
Trên cơ sở các tiêu chí đề ra thì Sở tự cụ thể các phương án của mình, và phương án này được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên trang web của các Sở và của trường để lấy ý kiến, để được xã hội, phụ huynh giám sát. Các thành viên trong Hội đồng của nhà trường cũng được công khai để xã hội giám sát...
Với những cách làm này không phải dễ dàng để tiêu cực xảy ra ở địa phương trong việc xét miễn thi 20% số học sinh và chỉ tiêu số học sinh miễn thi ở từng trường, vì tính dân chủ hóa trong từng nhà trường được nâng lên rõ rệt. Tất nhiên đi đôi với đó là vai trò thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng ngành giáo dục sẽ gắt gao và thường xuyên.
"Hiện nay chúng ta đã có bản dự thảo để xác định tiêu chí miễn thi, rất rõ ràng và có sự giám sát của nhiều bên. Đặc biệt có sự giám sát của học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên vì vậy tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ làm được việc này một cách công khai, trung thực và minh bạch..." - ông Trinh nhấn mạnh.
Theo Infonet
Những điều kiện thí sinh được xét tốt nghiệp THPT Theo quy chế mới mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, thí sinh cần lưu ý các điều kiện để được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2014. Để được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2014, thí sinh phải hội đủ những điều kiện sau đây: Không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, không có bài thi nào từ...