Không thi tốt nghiệp ảnh hưởng bậc học bên dưới và thu nhập kém trong tương lai
Thi đánh giá là một công đoạn của quá trình giáo dục. Nếu bỏ công đoạn này thì giáo dục không thực hiện hết chức năng của mình.
Vì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông rất cao, đạt 98-99% nên nhiều năm qua người ta đã đặt vấn đề có cần thiết tổ chức 1 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nữa không.
Câu chuyện này một lần nữa được thảo luận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nội dung định hướng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2021-2025.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia và phát triển nhân lực cho rằng, thi đánh giá là một công đoạn của quá trình giáo dục. Nếu bỏ công đoạn này thì giáo dục không thực hiện hết chức năng của mình.
ảnh minh họa: Thùy Linh
Theo vị này, khi muốn biết tình trạng sức khoẻ của bản thân thì phải xét nghiệm “đầu ra” như máu bằng thiết bị tin cậy và người đo chuyên nghiệp. Bạn muốn biết sức khoẻ của nền giáo dục phải đo lường chuẩn, phân tích, đánh giá và chẩn đoán “bệnh tật” qua exit exams.
Do đó, muốn làm chính sách giáo dục cần làm các nghiên cứu phân tích chính sách. Nhưng có một cách có thể dựa vào kết quả thi để làm chính sách. Chỉ khi có kết quả test thì sẽ biết địa phương A yếu môn học nào? Địa phương biết trường nào yếu cái gì để có chính sách đầu tư nguồn lực và đưa ra giải pháp cải thiện điểm yếu đó.
Hơn nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa phương, nhà trường và thầy cô giáo cần nhìn nhận kết quả thi tốt nghiệp là đo trách nhiệm giải trình của mỗi chủ thể có trách nhiệm về sự học của người học.
Video đang HOT
Vì sao? Vì tiền ngân sách hay tiền của người dân mình tiêu đi phải có trách nhiệm giải trình không phải chỉ là tiêu thế nào mà là kết quả đầu ra của học sinh thế nào với đồng tiền ngân sách và người học bỏ ra.
Việc thi với các đề thi được chuẩn hoá khách quan là một trong các thước đo trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý, nhà trường, giáo viên…”
Ngoài ra, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng: “Tỷ lệ tốt nghiệp cao một phần do sự thiếu trung thực trong đánh giá của thầy cô ở nhà trường khi kết quả ở học bạ lại chiếm 30% trong tổng số điểm tốt nghiệp trung học phổ thông.
Việc kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông khác nhau, ở mỗi vùng miền khác nhau dẫn đến sự không công bằng giữa các học sinh và cơ quan làm chính sách khó mà chẩn đoán “bệnh tật” của giáo dục nằm ở đâu”.
Qua nghiên cứu, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh, nếu không thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của bậc học bên dưới và khả năng phát triển nghề nghiệp và thu nhập kém trong tương lai theo một số công bố quốc tế thời gian qua.
Nếu chỉ tra cứu thông tin thì không nên để học sinh dùng điện thoại trong giờ học
Việc Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) mới đây cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học với sự đồng ý của giáo viên, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Thậm chí một số chuyên gia đã thực nghiệm vấn đề này trong khi dạy học và rút ra kết luận: Không hề dễ dàng.
Cần quản lý tốt thay vì cấm hoàn toàn sử dụng điện thoại thông minh phục vụ học tập
Quan niệm cởi mở
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nếu so với Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bị thay thế, thì thông tư mới này đã bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thông tin này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giáo viên, phụ huynh học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi mà học sinh không được làm. Một trong số đó là "Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Theo Thông tư 12 trước đây, hành vi học sinh không được làm là "sử dụng điện thoại di động trong giờ học", có nghĩa là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học.
Như vậy, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1-11 tới chỉ cấm sử dụng mà không phục vụ cho việc học tập và sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên. Ông Nguyễn Xuân Thành giải thích, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên. Việc đó nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục với việc khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp, vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực. Hơn nữa, với những lớp chưa có điều kiện về máy tính mà học sinh cần phải tìm nguồn học liệu qua mạng LAN của trường thì có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập, phục vụ mục đích học tập" - ông Nguyễn Xuân Thành lý giải.
Lợi ích và hệ lụy
Trước quy định mới này, chị Hoàng Thu Minh, phụ huynh học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm cho biết, gia đình chị không trang bị điện thoại thông minh cho con vì lo con mải vào mạng xã hội, chơi game và mất tập trung học tập. Nay nếu có quy định được sử dụng điện thoại phục vụ học tập thì có khả năng gia đình sẽ phải mua điện thoại cho con, nhưng lại không có biện pháp kiểm soát. "Nhà trường có khẳng định sẽ quản lý học sinh chỉ sử dụng điện thoại để học mà không sa đà vào mạng xã hội hay các trang web độc hại hay không?" - chị Minh thắc mắc.
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, trong giờ học thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Ngoài ra, cần phải hiểu, việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học. Có thể hình dung, trên lớp giáo viên sẽ giao cho học sinh bài tập, có những học sinh cần phải tra cứu thông tin trên mạng để làm bài. Tuy nhiên cũng có học sinh khác lại không cần đến việc tra cứu thông tin trên mạng mà vẫn có thể hoàn thành được bài tập của mình. Như vậy để thấy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình, HàNội) cho rằng, hiện nay các trường đang triển khai chương trình giáo dục mở và nguồn học liệu cũng rất phong phú. Do đó, không nên cấm mà làm sao để học sinh sử dụng điện thoại di động đúng mục đích phục vụ cho việc học. "Bộ GD-ĐT đã có quy định cởi mở. Giáo viên có quyền cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, nhưng phải có năng lực để quản lý. Phụ huynh cũng phải giáo dục con trong việc sử dụng điện thoại thay vì lo lắng" - TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích.
Nhiều lo lắng về việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học
Không dễ quản lý
Theo ông Đoàn Minh Châu - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, HàNội) thì việc học sinh sử dụng điện thoại di động cho một số môn học đòi hỏi phải tra cứu, tìm thông tin trên mạng, chụp lại bài giảng... là cần thiết. Tuy nhiên, cái khó là giáo viên phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học, đặc biệt là trong giờ kiểm tra, nếu không sẽ dẫn đến những mặt trái như những lo lắng của phụ huynh học sinh hiện nay.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, kinh nghiệm từ mấy năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học Toán ở trường THCS và THPT cho thấy, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.
"Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài phần mềm để hỗ trợ việc học, thế nhưng cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ. Quan trọng nhất là học sinh trong các giờ học đó có tâm thế tự học khá cao, các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại để nó trở thành phương tiện học tập. Ở các lớp tôi thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ rồi, nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo vấn đề an ninh mạng.
Tất cả đều tuân thủ và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt. Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lý và hệ thống quản lý của nhà trường. Nhưng việc này không hề đơn giản, nó là một quá trình rèn giũa hành vi, thói quen, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy và trách nhiệm. Người giáo viên không những có thể tạo ra bài học "phải dùng công nghệ" mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh" - PGS.TS Chu Cẩm Thơ chia sẻ.
Cũng qua thực tế triển khai, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng việc sử dụng điện thoại thông minh trong dạy và học là cần thiết, nhưng chỉ có thể triển khai khi có sự đồng bộ. "Trong một lớp học, em thì có điện thoại, em lại không có điện thoại, vậy mà vẫn tổ chức cho dùng thì không ổn. Đó là chưa kể các phần mềm trên những điện thoại đó có được cài đặt đồng bộ hay không. Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng đôi khi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi, thì việc đi giải quyết nó còn nhọc hơn việc không dùng nó.
Tôi cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. Trong học tập, thử thách nhớ và kết nối thông tin là việc đáng để học sinh trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng thì có thể cho học sinh tự do đọc, tự do tìm kiếm ngoài giờ học mà không cần thiết phải thực hiện ngay trong lớp" - PGS.TS Chu Cẩm Thơ khẳng định.
"Trong một lớp học, em thì có điện thoại, em lại không có điện thoại, vậy mà vẫn tổ chức cho dùng thì không ổn. Đó là chưa kể các phần mềm trên những điện thoại đó có được cài đặt đồng bộ hay không. Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng đôi khi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi, thì việc đi giải quyết nó còn nhọc hơn việc không dùng nó. Tôi cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. Trong học tập, thử thách nhớ và kết nối thông tin là việc đáng để học sinh trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng thì có thể cho học sinh tự do đọc, tự do tìm kiếm ngoài giờ học mà không cần thiết phải thực hiện ngay trong lớp".
PGS.TS Chu Cẩm Thơ -Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh, lợi cả đôi đường! Giáo viên sẽ phải thay đổi để có hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp, không thái quá, gây bức xúc cho học trò và ... chính bản thân mình. Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học đã được...