Không thể muốn định giá SGK sao cũng được!
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa
Tọa đàm trực tuyến “Sách giáo khoa (SGK) và câu chuyện xã hội hóa giáo dục” được Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 3-11 tại Hà Nội. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK xóa bỏ độc quyền trong in ấn, biên soạn, phát hành SGK từ nhiều năm nay.
Xã hội hóa SGK như “tiếng kèn ngập ngừng”
Đến thời điểm này, sau một thời gian ngắn đã có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn, phát hành SGK; huy động lực lượng các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định SGK, tạo nên lực lượng trí thức không chỉ phục vụ nhiệm vụ trước mắt mà còn là lâu dài, với khoảng 1.500 các nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao; giúp cho học sinh, giáo viên có cơ hội lựa chọn các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức. Bên cạnh đó, xã hội hóa SGK giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của nhà nước về lĩnh vực này. Bởi vì tính riêng về biên soạn SGK, ước tính cần đến hơn 300 tỉ đồng, chưa tính các chi phí tập huấn, giáo viên, chi phí khác khoảng 400 tỉ đồng/bộ, nếu có khoảng 3 bộ thì đã rơi vào hơn 1.000 tỉ đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (bìa phải), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, phát biểu tại tọa đàm
Đánh giá cao chủ trương xã hội hóa SGK nhưng bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng xã hội hóa SGK như “tiếng kèn ngập ngừng”. Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, ngay từ năm đầu triển khai chương trình mới, đã có ý kiến đề nghị chỉ có một bộ SGK và cho đến hiện nay vẫn có những ý kiến trái chiều.
Thêm vào đó, đưa ra quy định xã hội hóa biên soạn SGK nhưng đến giờ phút này chưa có những quy định khuyến khích gì kèm theo. Sau đó là những quy định khác ảnh hưởng đến chủ trương này như Luật Giáo dục giao quyền quyết định việc chọn SGK cho UBND cấp tỉnh trong khi đó, Nghị quyết 88 giao cho các trường THPT chọn SGK. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh vì thay đổi này nên mới có tình trạng có tỉnh chỉ chọn 1 bộ sách, điều này làm hạn chế phần nào đến việc được chọn một bộ sách ưng ý đối với học sinh và phụ huynh, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng trong quá trình phát hành sách.
Cần hài hòa trong định giá SGK
Video đang HOT
Theo tờ trình của Chính phủ mới đây, việc định giá SGK sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể. Nói thêm về định giá SGK, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu với nhà nước có căn cứ quy định tiêu chuẩn định mức, định giá trần, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản, mục tiêu cao nhất là hướng đến học sinh. “Các nhà xuất bản không lấy mục tiêu lợi nhuận nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện các nhà xuất bản tham gia, bảo đảm tính cạnh tranh để hạ giá thành sách và bảo đảm chất lượng. Chúng tôi hướng đến việc làm sao có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành SGK” – ông Thưởng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nêu quan điểm vẫn để cho các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường nhưng không thể để các doanh nghiệp muốn định giá ra sao cũng được.
“Chúng ta có những quy định, hành lang pháp lý mà các nhà xuất bản phải tuân thủ khi định giá. Trước hết phải tuân theo quy định về chi phí và dựa vào phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính ban hành. Còn nguyên tắc định giá chúng ta phải tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà các nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của điều 20, Luật Giá hiện hành” – ông Thỏa nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy cũng có chung quan điểm này. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu kỹ việc nhà nước định giá SGK để có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó cần xem xét lại việc giao cho UBND cấp tỉnh quyết định việc chọn SGK trong Luật Giáo dục. “Theo dõi việc chọn SGK ở một số địa phương thời gian qua, có một số địa phương đã xảy ra những kẽ hở dễ bị lợi dụng để thị trường SGK có nguy cơ quay trở lại độc quyền, một mình một chợ. Nói giá sách cao nhưng thực ra cao là do “bán bia kèm lạc” – SGK bán kèm nhiều sách tham khảo” – bà Kim Thúy nói.
Đề xuất chi 3.000 tỉ đồng mua SGK gửi vào thư viện
Trả lời Báo Người Lao Động về phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua SGK đưa vào thư viện trường học được Bộ GD-ĐT đề xuất, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết sau khi tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, Bộ GD-ĐT đã có một số điều chỉnh. “Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Bộ Tài chính để có đề xuất với Chính phủ phương thức, một là mua đủ 100% bổ sung cho thư viện nhưng đây không phải phương án lựa chọn vì có thể gây lãng phí, hai là phương án mua từ 50%-70% gửi vào thư viện. Với mức mua này, tổng ngân sách ước khoảng 3.000 tỉ đồng, mỗi năm bổ sung hao mòn, thất thoát khoảng 15%-20%. Phương án thứ ba như hiện nay là chỉ hỗ trợ với học sinh vùng khó khăn. Thực tiễn áp dụng phụ thuộc vào ngân sách, điều này cũng xin ý kiến các bộ ngành, để nghiên cứu, rà soát có được phương thức lâu dài cho những năm học tới đây” – Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lý giải.
Cần xem lại kẽ hở trong chọn SGK, tránh tái diễn 'độc quyền sách'
Quy định xã hội hóa nhưng việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) chưa có chính sách khuyến khích gì kèm theo.
Nghị quyết 88/2014/QH13 giao cho các cơ sở giáo dục phổ thông chọn SGK, tuy nhiên Luật Giáo dục quyết định giao việc chọn SGK cho UBND cấp tỉnh. Điều này ảnh hưởng phần nào đến việc được chọn một bộ sách ưng ý đối với giáo viên, học sinh.
Ngày 3/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục".
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Nghị quyết 88/2014/QH13 quyết định xã hội hóa khâu biên soạn SGK là một chủ trương đúng, kịp thời, phù hợp xu thế thế giới, và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện các nhà xuất bản, ngành giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng. Kết quả của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK trước tiên giúp xóa bỏ độc quyền trong in ấn, biên soạn, phát hành SGK từ nhiều năm nay. Hiện đã có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn, phát hành SGK. Xã hội hóa đã huy động lực lượng đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định SGK, với khoảng 1.500 các nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, xã hội hóa biên soạn SGK là một chủ trương đúng, kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Bên cạnh đó, xã hội hóa đã giúp cho học sinh, giáo viên có cơ hội lựa chọn các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức; đồng thời giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của Nhà nước về lĩnh vực này. Bởi vì tính riêng về biên soạn SGK, ước tính cần đến hơn 300 tỉ đồng/bộ, nếu tính các chi phí tập huấn, giáo viên, chi phí khác sẽ vào khoảng 400 tỉ đồng/bộ, nếu có khoảng 3 bộ thì đã rơi vào hơn 1.000 tỉ đồng.
Còn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục quy định xã hội hóa việc biên soạn SGK, đây là chủ trương hết sức đúng đắn, mang tính đột phá, chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa, nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực xã hội có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của phát triển.
Tuy nhiên, việc xã hội hóa gặp nhiều khó khăn bởi khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, có nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên có một bộ SGK. Quy định xã hội hóa nhưng việc biên soạn SGK chưa có chính sách khuyến khích gì kèm theo. Nghị quyết 88/2014/QH13 giao cho các cơ sở giáo dục phổ thông chọn SGK, tuy nhiên Luật Giáo dục quyết định giao việc chọn SGK cho UBND cấp tỉnh. Điều này ảnh hưởng phần nào đến việc được chọn một bộ sách ưng ý đối với giáo viên, học sinh.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy trao đổi tại tọa đàm.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, để các bộ SGK đóng góp cho xã hội hóa giáo dục tốt hơn, trước tiên cần kiên định chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK. Thứ hai, cần xem xét lại việc giao cho UBND cấp tỉnh quyết định việc chọn SGK theo Luật Giáo dục. Vừa qua, có một số địa phương đã xảy ra những kẽ hở dễ bị lợi dụng khiến thị trường SGK có nguy cơ quay trở lại độc quyền, một mình một chợ. Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ việc Nhà nước định giá SGK để có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này.
"Chúng ta nói Nhà nước định giá SGK, trước hết được tiếng với dân, nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều. Tôi cho rằng, mỗi năm, mỗi gia đình học sinh có giảm được một khoản tiền nhỏ việc mua SGK, cũng không chắc giảm gánh nặng chi tiêu đầu năm. Bởi vì ngoài SGK, các em còn phải đóng học phí, mua đồng phục, sách tham khảo và các đồ dùng học tập khác. Nhà nước thì không thể định giá tất cả các mặt hàng này. Do đó, tôi nghĩ khi tính toán việc đưa SGK vào mặt hàng định giá thì đang vướng vào một vài vấn đề mang tính nguyên tắc", bà Nguyễn Thị Kim Thúy phân tích.
Về chủ trương Nhà nước sẽ định giá SGK, căn cứ nào để Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị đưa giá sách vào danh mục mặt hàng được Nhà nước định giá? Bộ có định mức kỹ thuật như thế nào để mọi người dân có thể tiếp cận SGK chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất? Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, theo Luật Giá hiện nay, mặt hàng SGK là mặt hàng kê khai giá.
Các đại biểu tham gia tọa đàm.
Doanh nghiệp, các nhà xuất bản kê khai giá, Bộ Tài chính thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính để đưa ra quan điểm của mình. Qua các lần kê khai giá của các nhà xuất bản so với các lần công bố đầu tiên, các bộ sách đều giảm từ 3- 9%. Tuy nhiên, chúng ta thống nhất rằng dù là kê khai giá thì đều là thực hiện hình thức quản lý nhà nước gián tiếp hay trực tiếp. Hiện nay, chúng ta có khoảng 17,5 triệu học sinh là đối tượng sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Tài chính tham mưu đề xuất với Chính phủ nghiên cứu đưa mặt hàng SGK do Nhà nước định giá.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải tham mưu với Nhà nước có căn cứ quy định tiêu chuẩn định mức, định giá trần, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản, mục tiêu cao nhất là hướng đến học sinh. Các nhà xuất bản không lấy mục tiêu lợi nhuận nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện các nhà xuất bản tham gia, bảo đảm tính cạnh tranh để hạ giá thành sách và bảo đảm chất lượng. Làm sao có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành SGK", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay.
Vậy các bộ SGK sẽ được định giá dựa trên tiêu chí nào? Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho hay, trước hết phải tuân theo quy định về chi phí và dựa vào phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính ban hành. Còn nguyên tắc định giá chúng ta phải tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà các nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của Điều 20, Luật Giá hiện hành.
Căn cứ định giá là giá thành toàn bộ, chất lượng của SGK và lợi nhuận, bao gồm các yếu tố cấu thành giá như sau: Chi phí nguyên vật liệu, tiền công thiết kế, xây dựng bản thảo, biên tập, chi phí khấu hao tài sản cố định, maketing, phát hành, in ấn... Đây là những khoản mà các công ty sản xuất sách được phép tính vào giá thành.
"Nhà nước có 2 cách kiểm soát, một là kiểm soát trực tiếp, hai là gián tiếp nhưng chỉ áp dụng với sản phẩm độc quyền, còn với sản phẩm xã hội hóa cần có thêm các cơ chế khác để phù hợp", ông Thỏa thông tin.
Xã hội hóa sách giáo khoa 'như tiếng kèn ngập ngừng' Nghị quyết 88 là đúng đắn, tuy nhiên việc thực hiện 'một chương trình nhiều sách giáo khoa' vẫn còn nhiều bất cập. Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến "Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục" được tổ chức sáng 3/11, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh...