“Không thể lấy cớ giảm biên chế phòng Giáo dục để tăng lương cho giáo viên”

Theo dõi VGT trên

Đề xuất xóa bỏ phòng GD&ĐT quận, huyện để tinh giản biên chế, góp phần tăng lương cho giáo viên của thầy giáo Bùi Nam mới đây đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Không thể lấy cớ giảm biên chế phòng Giáo dục để tăng lương cho giáo viên - Hình 1

Hiện tại, Phòng GD&ĐT các quận vẫn đang quản lý các trường từ mầm non lên tới THCS.

Vai trò của các phòng Giáo dục quận, huyện

Theo thầy Bùi Nam, số lượng cán bộ mỗi phòng giáo dục hiện nay trung bình khoảng trên dưới 10 người, chưa tính lực lượng giáo viên biệt phái ở các trường về công tác tại phòng… Cả nước có 659 đơn vị hành chính cấp huyện nếu giải tán phòng giáo dục quận, huyện thì sẽ có thêm nguồn tài chính để tăng lương cho giáo viên.

Thầy Bùi Nam phân tích, hiện, lực lượng cán bộ quản lý chỉ tính riêng từ mầm non đến THPT (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ phòng, Sở GD&ĐT) trên giáo viên đứng lớp là khá lớn: Mầm non là 35.833/132.294 viên chức (chiếm 27,08%), tiểu học 35.010/363.249 (chiếm tỉ lệ 9,64%), THCS là 24.627/207.085 (chiếm 11,9%), THPT là 8.351/119.826 (chiếm gần 7%). Tính chung trên cả nước cán bộ quản lý từ mầm non đến THPT là 103.821/ 822.454 viên chức (chiếm 12,6%). Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại Sở, phòng giáo dục nhưng vẫn nhận lương tại các trường.

Trước đề xuất nói trên, nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng trên thực tế phòng giáo dục dù nhiều hạn chế nhưng cũng có vai trò nhất định.

Theo thầy Trung Nghĩa, một giáo viên tại Hà Nội, hiện nay hệ thống các trường từ mầm non đến bậc THCS là rất lớn. Không có bộ phận quản lý sẽ khó khăn trong việc triển khai hoạt động và kiểm soát chất lượng của các cơ sở này. Nếu giải tán phòng GD&ĐT, việc quản lý hệ thống giáo dục sẽ tập trung vào một đầu mối là sở GD&ĐT là khó khả thi. “Hệ thống quản lý hành chính đã được xây dựng và duy trì từ trước, vậy nếu cải cách nên thực hiện theo hướng làm tốt hơn những gì đang vận hành và chuyển dịch dần mô hình giảm bớt cho phù hợp, chứ không phải đùng cái là cắt ngay”, thầy Nghĩa nhìn nhận và cho rằng trong giáo dục, có rất nhiều vấn đề cần triển khai đổi mới, nhưng việc liên quan đến chương trình học, cách tổ chức dạy học là điều cấp thiết.

Video đang HOT

Cô giáo Hải Hà (Nam Định) nhận xét về đề xuất trên: “Giải thể phòng giáo dục thì sở GD&ĐT sẽ không thể nào quản lý hết được. Mỗi huyện cần có một đơn vị quản lý chung, tham mưu cho UBND huyện. Hơn nữa, mỗi huyện có một đặc thù riêng, nếu không có phòng thì sở GD&ĐT rất vất vả.

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng giáo dục quận 6 TP. Hồ Chí Minh cho rằng, ý kiến nói trên thể hiện quan điểm của cá nhân khi có những mong muốn về sửa đổi luật Giáo dục nên không thể nói đúng hay sai. Có thể ý kiến của nhà giáo đó sẽ phù hợp với những địa phương khác không phải là TP. Hồ Chí Minh, nơi có số lượng đông học sinh, có nhiều loại hình học tập khác nhau. Chẳng hạn, trung bình mỗi quận, huyện của thành phố có hơn 100 cơ sở giáo dục, có quận lên đến gần 500 trường mầm non, tiểu học, THCS, nhóm lớp ngoài công lập… Nếu đưa về sở GD&ĐT quản lý thì bộ máy sẽ phát triển thêm so với hiện tại, sẽ khó có thể quản lý sâu sát các trường như các cấp quản lý trực tiếp.

Đề xuất, góp ý cho giáo dục phải hợp lý và dựa trên cơ sở khoa học

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, đề xuất giải tán phòng GD&ĐT quận, huyện là không có cơ sở khoa học về mặt quản lý hệ thống. “Không thể lấy cớ giảm biên chế phòng Giáo dục để tăng lương cho giáo viên. Ai cũng có quyền đề xuất và góp ý cho ngành giáo dục nhưng phải hợp lý và dựa trên cơ sở khoa học. Việc giải tán phòng Giáo dục quận, huyện để lấy tiền ngân sách tăng lương cho giáo viên cũng không thực tế. Điều cần nhất bây giờ là giải pháp, cải tiến thế nào cho hệ thống quản lý phát huy được hiệu quả”, TS Lâm nhấn mạnh.

Không thể lấy cớ giảm biên chế phòng Giáo dục để tăng lương cho giáo viên - Hình 2

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: Đề xuất giải tán phòng GD&ĐT quận, huyện là không có cơ sở khoa học về mặt quản lý hệ thống.

Theo GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, các phòng Giáo dục có nhiệm vụ giúp sở GD&ĐT quản lý các trường. Nếu họ gây khó dễ cho trường thì phải thay đổi nhân sự chứ không nên thay đổi tổ chức. Việc đánh giá phòng GD&ĐT có cần thiết hay không thì phải thông qua nghiên cứu, xem xét toàn diện.

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Tôi khá bất ngờ khi nghe đề xuất trên. Quản lý giáo dục rất phức tạp không chỉ thực hiện chủ trương lớn mà còn có những việc rất cụ thể như là giờ dạy, giáo dục và dạy học trong trường, ngoài trường, kết hợp với xã hội, gia đình… Quản lý trong giáo dục cũng phải chia đến cấp huyện, cấp xã giống như quản lý ở cấp chính quyền. Vì thế, không thể giải thể hay cắt giảm cấp quản lý giáo dục ở huyện, xã được”.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng (Bộ GD&ĐT) cho hay, với những chức năng và vai trò vốn có của phòng Giáo dục như kiểm tra, giám sát về chuyên môn xem các cơ sở có thực hiện đúng thể chế theo quy định hay không, cơ cấu hoạt động của Phòng bao gồm cả về nhân sự, chuyên môn, thanh tra… nên có vẻ nặng nề. “Theo tôi, nếu có bỏ phòng Giáo dục thì cũng chỉ nên thí điểm thử ở một hoặc một vài nơi để cân nhắc được gì, không được cái gì rồi có hướng điều chỉnh chứ không nên vội vàng”, nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) nhận định, cần đánh giá cụ thể việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng Giáo dục. “Cần xem xét phòng Giáo dục đã thực hiện đúng, tốt chức năng của mình chưa hay chỉ thêm phiền toái cho các trường. Nếu bỏ các phòng Giáo dục thì trách nhiệm quản lý thuộc về Sở GD&ĐT. Lúc này, Sở phải đủ năng lực và có sự phối hợp hiệu quả với UBND quận, huyện. Vấn đề này phải được nghiên cứu cụ thể vì sẽ liên quan tới nhiều người, nhiều vấn đề”, TS Hoàng Ngọc Vinh nói.

Theo baodansinh.vn

Xung quanh đề xuất Giải tán phòng GDvàĐT: Cần có căn cứ khoa học

Đề xuất giải tán các phòng GD&ĐT ở các quận, huyện trên cả nước của thầy giáo Bùi Nam đang tạo ra nhiều quan điểm trái chiều.

Xung quanh đề xuất Giải tán phòng GDvàĐT: Cần có căn cứ khoa học - Hình 1

Giờ học Tiếng Việt tại trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Bên cạnh những ý kiến cho rằng, phòng giáo dục với bộ máy cồng kềnh, thừa thãi, thì một số người lại lo ngại, nếu giải tán phòng giáo dục, các hiệu trưởng nhà trường sẽ trở thành những "ông vua con".

Tinh giản bộ máy

Theo phân tích của thầy giáo Bùi Nam - tác giả của đề xuất trên, số cán bộ mỗi phòng giáo dục khoảng trên dưới 10 người, chưa tính giáo viên biệt phái ở các trường về công tác tại đây. Cả nước có 659 đơn vị hành chính cấp huyện, nếu giải tán phòng GD&ĐT quận, huyện, sẽ có thêm nguồn tài chính để tăng lương cho giáo viên. Ủng hộ quan điểm này, giáo viên Nguyễn Huyền (quận Hoàn Kiếm) cho rằng, không cần thiết phải giữ lại cấp phòng giáo dục, gồm trưởng phòng, ít nhất 3 phó phòng và đội ngũ công chức. Thực tế, các phòng GD&ĐT hiện như một cơ quan trung gian để truyền tải thông tin, ít liên quan hay tác động trực tiếp đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Với đề xuất này, các phòng, ban chuyên môn cấp quận, huyện chỉ cần 2 hoặc 3 chuyên viên về giáo dục làm công tác tham mưu trực tiếp công việc của ngành cho UBND quận, huyện là đủ.

Lãnh đạo một trường THCS quận Ba Đình cũng cho rằng, nếu thực hiện được thì sẽ giúp tinh giản biên chế ngành giáo dục, nên giao quyền tự chủ cho các trường. "Chúng ta sẽ không sợ tạo ra những "ông vua con" bằng cách giám sát chặt chẽ, đề cao dân chủ trong các trường học. Hãy thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm, đề cao dân chủ, để giáo viên được lên tiếng, được bày tỏ quan điểm của mình. Như vậy, hiệu trưởng nào giám làm sai? Mặt khác, chỉ có giáo viên trong trường mới có thể giám sát hiệu trưởng tốt nhất chứ phòng GD&ĐT quản lý cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa" - vị này bày tỏ.

Khó giải tán

Bên cạnh những ý kiến đồng tình với đề xuất trên, nhiều người lại băn khoăn tính khả thi và cho rằng, với địa bàn tỉnh rộng, khó khăn trong đi lại, nếu không có cấp phòng theo dõi quản lý thì Sở GD&ĐT không thể đủ nhân lực để thanh, kiểm tra các tra hoạt động của các trường học trong tỉnh. GS Nguyễn Minh Thuyết còn khẳng định, đề xuất trên không hợp lý ở chỗ, hệ thống chính quyền nước ta đang thực hiện theo 4 cấp quản lý là T.Ư, tỉnh, huyện, xã. Ở huyện, xã có rất nhiều các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh. UBND là cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có cơ quan tham mưu giúp việc, đó là phòng GD&ĐT. "Nếu bỏ đi cấp quản lý này thì Sở GD&ĐT không thể sâu sát tới từng trường. Đặt trong bối cảnh chủ trương tăng quyền tự chủ cho các trường, chúng ta có thể xem xét, xác định lại vai trò của phòng giáo dục cho hợp lý" - GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích.

Đồng quan điểm, GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: "Quản lý giáo dục rất phức tạp không chỉ thực hiện chủ trương lớn mà còn có những việc rất cụ thể. Quản lý trong giáo dục cũng phải chia đến cấp huyện, cấp xã giống như quản lý ở cấp chính quyền. Vì thế không nên giải thể hay cắt giảm cấp quản lý giáo dục ở huyện, xã". Hơn nữa, một nguyên lãnh đạo Học viện Quản lý Giáo dục còn thẳng thắn, đã có nhà trường thì phải có cơ quan quản lý chứ không thể để nhà trường "tự tung, tự tác". Tuy nhiên, các đơn vị cũng cần phải tinh giản những bộ phần cồng kềnh, không cần thiết, không phục vụ trực tiếp cho việc giáo dục, những cá nhân làm việc không hiệu quả.

Có lẽ, đứng trước hai luồng ý kiến này, nói như nhà nghiên cứu Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE là hợp lý: Khi đưa ra một đề xuất ảnh hưởng đến nhiều người và cả hệ thống giáo dục, cần dựa trên căn cứ và nền tảng khoa học cho sáng kiến đó, chứ không thể cứ "thích là nói".

Theo Kinhtedothi.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.

Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

Thế giới

21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Phim 'Độc đạo' tập 34: Hồng gặp nguy vì cứu Khương?

Phim việt

21:51:15 18/11/2024
Bà Mộc nói rằng Khương chạy ra ngoài mua bánh sinh nhật mà chưa thấy về. Đúng lúc này, Hồng nhận được nhắn Khương đang ở bản Mây...

Phản ứng của Dương Khắc Linh khi vợ đóng cảnh tình cảm với ca sĩ nam

Nhạc việt

21:47:37 18/11/2024
Theo dõi vợ đóng MV cùng Ưng Hoàng Phúc, Dương Khắc Linh không những không ghen tuông mà còn góp ý để sản phẩm âm nhạc mới của người bạn đời được chỉn chu.

Nhan sắc đời thường của tomboy gây chú ý trong phim Việt giờ vàng

Hậu trường phim

21:39:02 18/11/2024
Khác với hình ảnh tomboy cá tính trong phim Tuổi trẻ giá bao nhiêu , Lương Ánh Ngọc sở hữu vẻ ngọt ngào, xinh đẹp trong cuộc sống đời thường.

Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà

Lạ vui

21:33:59 18/11/2024
Xác ướp đóng băng của một con mèo răng kiếm 35.000 năm tuổi đã được nghiên cứu lần đầu tiên trong lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 14.11.

Lập nhóm kinh doanh giả trên sàn thương mại điện tử để mua bán thuốc lá lậu xuyên quốc gia

Pháp luật

21:30:12 18/11/2024
Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện...

Xôn xao gương mặt hốc hác của "người hùng" U23 Việt Nam, nhan sắc xuống cấp rõ rệt

Sao thể thao

21:12:13 18/11/2024
Mùa giải V.League 2024/2025 đang diễn ra sôi nổi, tại vòng 8 V.League CLB TP.HCM tiếp đón CLB CAHN. Trong trận đấu này sự xuất hiện của hậu vệ Vũ Văn Thanh đã khiến dân tình phải xôn xao

Thảo Trang đón sinh nhật đáng nhớ cùng dàn "Chị đẹp"

Sao việt

21:08:26 18/11/2024
Tối cuối tuần nhưng mọi người đều có mặt đông đủ, riêng các Chị đẹp Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, DJ Mie bận lịch diễn nhưng vẫn gửi hoa và quà để chúc mừng sinh nhật của Thảo Trang.

Lọ Lem - con gái Quyền Linh: Tuổi 18 lột xác gợi cảm, không ngại mặc hở

Phong cách sao

20:55:05 18/11/2024
Bên cạnh những lời khen ngợi về nhan sắc và vóc dáng, Lọ Lem cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong cách ăn mặc.

Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát

Netizen

20:54:10 18/11/2024
Người đàn ông tên Dương, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) thường xuyên xem livestream khi rảnh rỗi. Với anh, đây là hoạt động giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.