Không thể lạc quan về một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa
Theo nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Vương, nếu quy định một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, việc thực hiện không tốt sẽ xảy ra tiêu cực.
ảnh minh họa
Thông tin năm 2019 TP.HCM sẽ ra mắt bộ sách giáo khoa riêng nhận được sự quan tâm của dư luận. TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết sắp tới, dự thảo Luật Giáo dục Đại học sẽ đề cập một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.
Trao đổi với Báo về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Vương – nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản – cho rằng vai trò của Bộ GD&ĐT là đưa ra quy chế minh bạch, khoa học, công khai. Quy chế không tốt, không khoa học sẽ xảy ra tiêu cực.
Không có chuyện địa phương nào viết sách cho địa phương đó
- Ông đánh giá như thế nào về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa?
- Một chương trình nhiều sách giáo khoa là chủ trương đúng để dân chủ hóa nền giáo dục và tạo ra môi trường thuận lợi cho các trường, giáo viên chủ động nội dung dạy học phù hợp tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, bản chất của cơ chế này là tạo ra hành lang pháp lý cho việc các tác giả, nhà xuất bản có quyền biên soạn, đăng ký thẩm định sách của mình trở thành sách giáo khoa và các trường, giáo viên có quyền lựa chọn sách chứ không phải chuyện “địa phương nào viết sách cho địa phương đó”. Nếu hiểu như vậy sẽ phản tác dụng vì thực chất nó không khác gì cơ chế cũ.
Cơ quan hành chính giáo dục không nên trực tiếp tổ chức, biên soạn và phát hành sách giáo khoa. Ngay cả Bộ GD&ĐT, giai đoạn đầu có thể biên soạn một bộ sách với tính chất tạo ra bước đệm để chuẩn bị thì cũng cần công bố rõ ràng sẽ làm trong mấy năm để thực hiện hoàn toàn cơ chế nói trên.
- Ông kỳ vọng chủ trương này sẽ thay đổi giáo dục nước nhà như thế nào?
- Nhìn vào tình hình hiện tại, tôi chưa thấy Bộ GD&ĐT công bố quy chế biên soạn sách giáo khoa theo cơ chế một chương trình nhiều bộ sách, cũng như quy trình thẩm định, tiêu chuẩn thẩm định công khai… Tôi không thể có ý nghĩ lạc quan.
Video đang HOT
Để thực hiện tốt cơ chế một chương trình nhiều sách giáo khoa, vai trò của Bộ GD&ĐT trong việc đề ra quy chế và thẩm định rất quan trọng. Nó là công việc thiết yếu, thường xuyên.
Nếu thực hiện tốt cơ chế này, nó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thực tiễn giáo dục ở địa phương phát triển.
- Hiện tại, Bộ GD&ĐT chưa đưa ra được chương trình các môn học. Theo quan điểm của ông, các bộ sách giáo khoa cần bắt buộc theo khung chương trình này hay nên tự do sáng tạo?
- Về nguyên tắc, sách giáo khoa được biên soạn dựa trên chương trình môn học đã được thông qua. Nếu chưa có chương trình mà biên soạn sách, dư luận sẽ đặt ra câu hỏi người soạn căn cứ vào đâu, thẩm định thì lấy gì làm căn cứ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các sách giáo khoa chỉ là sự rập khuôn cứng nhắc chương trình. Chương trình chỉ là những phác thảo chung, cơ bản nhất. Việc thể hiện thành nội dung cụ thể và phương thức thể hiện nó sẽ tùy thuộc từng nhóm tác giả. Chẳng hạn, Nhật Bản dựa trên một chương trình nhưng mỗi nhà xuất bản sẽ có sáng tạo riêng trong bộ sách của mình.
Nếu quy chế không tốt sẽ xảy ra tiêu cực
- Nhiều người lo lắng khi thực hiện chủ trương này có thể xảy ra tình trạng “trăm hoa đua nở”, các trường khó lựa chọn sách phù hợp. Có tình trạng địa phương nào sẽ bị ép dùng sách của sở đó?
- Như tôi đã nói ở trên, quy chế minh bạch, khoa học, công khai là linh hồn của cơ chế một chương trình nhiều sách giáo khoa. Vai trò của Bộ GD&ĐT nằm ở đó. Quy chế không tốt, không khoa học sẽ xảy ra tiêu cực. Chẳng hạn, sự móc ngoặc giữa nhà xuất bản với người có trách nhiệm thẩm định, giữa những người có trách nhiệm chọn sách với đơn vị phát hành để “ăn chia”…
Minh bạch, công khai hóa, giám sát lẫn nhau sẽ là phương thức hữu hiệu để ngăn ngừa điều này. Tiếc rằng hiện nay vẫn chưa thấy Bộ GD&ĐT công bố công khai quy chế nhận bản thảo, thẩm định và công bố kết quả…
- Ở Nhật Bản, cơ chế một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa được thực hiện như thế nào?
- Nhật Bản trước năm 1945 thực hiện cơ chế “quốc định”, nghĩa là cả nước dùng chung một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục ban hành. Nhưng từ năm 1947, họ chuyển sang dùng cơ chế “kiểm định”. Bộ Giáo dục sẽ là cơ quan thẩm định các bản thảo được đăng ký và quyết định xem bản thảo nào đủ tiêu chuẩn là sách giáo khoa. Các cuốn đạt yêu cầu được công nhận là sách giáo khoa sau đó sẽ được công bố công khai cho các địa phương và trường lựa chọn.
Toàn bộ quy chế, quy trình đăng ký, thẩm định, công bố kết quả, khiếu nại, sửa chữa, tái thẩm định… đều được công khai hóa cho xã hội theo dõi, giám sát. Vì vậy, trên thực tế, nước Nhật không dùng ngân sách để làm sách giáo khoa. Chuyện biên soạn sách giáo khoa là công việc của các tác giả và nhà xuất bản, Bộ Giáo dục chỉ thẩm định và công bố kết quả mà thôi.
Ở giai đoạn đầu tiên, khoảng 2-3 năm sau 1947, khi cơ chế mới được thực hiện, Bộ Giáo dục Nhật cũng biên soạn các sách giáo khoa nhất định để đáp ứng yêu cầu cần có sách giáo khoa gấp. Sau đó, họ nhanh chóng chuyển vai trò này cho các nhà xuất bản.
Hiện tại, mỗi môn học ở Nhật có tới cả chục nhà xuất bản cùng làm sách giáo khoa. Ví dụ, môn Xã hội ở bậc tiểu học, 8 nhà xuất bản cùng làm sách và được công nhận. Tất nhiên, thị phần của các nhà xuất bản khác nhau, tùy thuộc uy tín, truyền thống và chất lượng sách của các nhà xuất bản đó. Việc cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất bản đã giúp cho sách của họ ngày càng tốt hơn cả về hình thức và nội dung.
Theo Zing
Tranh luận về đề xuất loại tác phẩm Chí Phèo khỏi sách giáo khoa
Theo nghiên cứu sinh Sóng Hiền (ĐH Newcastle, Australia), tác phẩm Chí Phèo có thể tác động tiêu cực tới học sinh nên đề xuất bỏ khỏi sách giáo khoa.
Nhà văn nào khai sinh nhân vật Chí Phèo?
Đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền (Đại học Newcastle, Australia) về việc loại tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trong dư luận.
'Chí Phèo có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người học'
Anh Sóng Hiền cho rằng, ở góc độ giáo dục, truyện ngắn Chí Phèo có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của học sinh đang ở tuổi chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội. Trẻ vị thành niên có sự phát triển tâm lý khá phức tạp, thích nổi loạn, thích khẳng định cái tôi nên dễ bị tiêm nhiễm cái xấu.
Trong khi đó, tác phẩm Chí Phèo kể về "con quỷ của làng Vũ Đại" suốt ngày chỉ biết uống rượu, rạch mặt ăn vạ, xin đểu, đốt quán, thậm chí cưỡng hiếp (với Thị Nở), giết người (Bá Kiến)... nhưng vẫn được cho rằng đáng thương, đáng cảm thông vì xuất phát là nông dân hiền lành, bị xã hội phong kiến lưu manh hóa.
Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được điện ảnh hóa thành bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
"Việc giết Bá Kiến sau khi uống rượu say cũng là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hóa nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá. Nhưng xin thưa, đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng. Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội", anh Hiền phân tích.
Nghiên cứu sinh ngành giáo dục và nghệ thuật đồng thời chỉ ra việc Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở là hành vi phạm pháp, đáng lên án, nhưng lại được nhiều nhà phê bình, học giả xem đó là sự thức tỉnh của tính thiện trong con người Chí.
"Chúng ta đâu dám chắc được rằng các giáo viên liệu có đủ thời gian để truyền tải hết giá trị nhân văn của tác phẩm khi chính tác phẩm đó không được dạy trong một chỉnh thể đầy đủ (bản in trong sách giáo khoa hiện đã lược đoạn viết về cảnh ân ái của Chí Phèo với Thị Nở). Cũng đâu ai dám chắc được rằng tất cả học sinh có thể nhận thức được cái hay của tác phẩm, hay chỉ nhìn vào những cái xấu của nhân vật Chí để bắt chước", anh Hiền nói.
Anh Hiền quan niệm, giáo dục phải hướng tới hạn chế tối thiểu những mặt trái, tác động tiêu cực đối với trẻ em. Do đó, khi đưa bất kỳ kiến thức, nội dung hay chương trình nào vào giảng dạy, nhà quản lý, giáo viên cần nhìn thấu đáo, toàn diện, xem nó lợi ích hay tác hại và phù hợp như thế nào với yêu cầu của thực tế cuộc sống. "Đừng bao giờ vì giá trị hàn lâm của kiến thức mà bỏ quên và xem nhẹ những giá trị giáo dục đối với học sinh", anh Hiền nói.
Cảm thụ văn chương không thể theo kiểu xã hội học dung tục thế kỷ trước
Ts văn học Trịnh Thu Tuyết.
Trái ngược với quan điểm của tác giả đề xuất, phần đông ý kiến tranh luận của giới chuyên gia, giáo viên Ngữ văn và học sinh lại cho rằng nên giữ tác phẩm Chí Phèo. Tiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết phản biện, khi đọc và cảm thụ văn học phải đặt nó vào tác phẩm, bối cảnh lịch sử chứ không thể nhìn theo kiểu "xã hội học dung tục từ thế kỷ trước". Nhân vật Chí Phèo ban đầu đến với Thị Nở bằng bản năng của một gã đàn ông say rượu, bằng tính cách du côn của một kẻ lưu manh. Tuy nhiên, sau đó tình thương yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã đánh thức phần "người", phần lương thiện vẫn còn sót lại đâu đó trong "con quỷ của làng Vũ Đại". Chí đã biết nói lời yêu thương thay vì chỉ chửi đổng và có ý thức sâu sắc về sự cô độc, những điều hắn đã bị tước đoạt, về con đường hoàn lương...
Sau khi Thị Nở bỏ đi, Chí mới lôi rượu ra uống, nhưng càng uống càng tỉnh và càng đau đớn cho bi kịch cuộc đời mình. Chí cầm dao đi định trả thù cô cháu Thị Nở nhưng vô thức lại đi thẳng tới nhà Bá Kiến. "Có thể thấy, Chí Phèo đã làm theo sự mách bảo sâu xa trong tiềm thức, đó là nỗi căm hờn với kẻ thù độc ác nhất trong cuộc đời mình. Không ai cổ súy cho hành động này, nhưng cũng không ai cho rằng đó chỉ là hành vi của kẻ côn đồ say rượu", TS Tuyết phân tích.
Bà cho rằng, cách nhìn nhận của Sóng Hiền không liên quan đến văn chương và lệch lạc. Với giá trị một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, TS Trịnh Thu Tuyết khẳng định, truyện ngắn Chí Phèo "luôn xứng đáng tồn tại bên cạnh bất kỳ tác phẩm nào trong các giai đoạn trước và sau nó".
Là học sinh lớp 12 THPT Việt Đức (Hà Nội), Kiều Đức Mạnh cho biết không bị tác động tiêu cực nào khi học tác phẩm Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Ngược lại, em học được nhiều điều từ nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội phong kiến bị cường quyền áp bức, như nhân vật Chí với nỗi khổ không được làm người.
"Em biết xã hội ngày trước có những cái xấu như thế nào và cảm thấy may mắn, trân trọng hơn cuộc sống tự do, dân chủ mình đang được hưởng thụ. Tác phẩm cũng gợi thêm những điều trắc ẩn trong em, khiến em cảm nhận về cái tốt, cái xấu toàn diện hơn, không giản đơn như ngày trước", Mạnh nói.
Một học sinh ở tỉnh Thái Bình cũng khẳng định, được giáo viên truyền tải rất rõ giá trị nhân văn của truyện ngắn Chí Phèo. Đây là một trong số ít tác phẩm văn học được nam sinh theo ban tự nhiên này nhớ kỹ.
Theo VNE
Quốc hội quyết lùi hai năm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới Thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học. Ngày 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'
Hậu trường phim
23:09:43 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025