Không thể khắc phục tình trạng văn mẫu trong ngày một ngày hai
Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, khắc phục văn mẫu-được hiểu theo nghĩa “ sao chép máy móc” đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá.
Sau thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều ý kiến cho rằng, sách giáo khoa mới vẫn còn tồn tại bất cập, chất lượng dạy học chưa được cải tiến, nhất là môn Ngữ văn vẫn còn tình trạng dạy theo văn mẫu.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6, bộ sách “Kết nối tri thức và cuộc sống”, nguyên Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có những chia sẻ về vấn đề này.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng.
PV: Để cải tiến chất lượng dạy học môn Ngữ văn, ông hãy chia sẻ quan điểm biên soạn SGK Ngữ văn 6 của bộ sách mà ông làm tổng chủ biên?
PGS. TS Bùi Mạnh Hùng: Trước hết, SGK Ngữ văn mới chú trọng giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua chính hoạt động đọc, viết, nói và nghe của các em. Thứ hai, sách tăng cường tích hợp các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe với nhau cũng như với kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học trong cùng một bài học. Thứ ba, ngữ liệu cần được chọn lọc kỹ, phù hợp với mục tiêu giáo dục và đối tượng học sinh. Cuối cùng, sách cần phải phát huy khả năng tự học của học sinh, khơi gợi khả năng sáng tạo cho cả thầy và trò.
Tuy SGK có gợi ý phân bổ số tiết cho từng bài, nhưng vẫn để ngỏ khả năng các thầy cô linh hoạt về thời gian tùy vào tiến độ học của học sinh. Giáo viên cũng có thể thêm, bớt hoặc thay đổi trật tự các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
Với một số văn bản, giáo viên có thể dạy ở lớp hoặc hướng dẫn cho học sinh tự đọc ở nhà. Đặc biệt, trong một số trường hợp, giáo viên có thể thay thế ngữ liệu nếu ngữ liệu mới phù hợp hơn với mục tiêu bài học và đối tượng học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị việc thay đổi ngữ liệu cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng.
Với quan điểm biên soạn SGK mới như vậy, chúng tôi mong muốn Ngữ văn 6 sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong thời gian tới.
Trình tự logic trong SGK sẽ được phát triển ra sao ở những lớp học tiếp theo, thưa ông?
Video đang HOT
- Sách thiết kế hệ thống bài học theo cả chủ đề lẫn thể loại. Chẳng hạn, bài 1 “Tôi và các bạn”, chủ đề là quan hệ bạn bè ở lứa tuổi học trò, các văn bản đọc chính thuộc thể loại truyện đồng thoại. Tương tự, bài 6 “Chuyện kể về những người anh hùng”, các văn bản đọc chính thuộc thể loại truyền thuyết.
Hệ thống chủ đề phát triển từ phạm vi đời sống gần gũi như bạn bè, gia đình, xã hội đến những vấn đề rộng lớn hơn như quê hương, đất nước, thế giới.
Học SGK Ngữ văn mới, học sinh cần phát huy vai trò tự học.
Độ khó của thể loại cũng theo xu hướng tăng dần, chẳng hạn, bài đầu tiên của Ngữ văn 6 có thể loại là truyện đồng thoại, còn những bài cuối cùng của sách dành cho văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Hệ thống bài học ở các lớp trên của trung học cơ sở cũng được thiết kế theo cách như vậy.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vấn đề dạy học theo văn mẫu lại được đặt ra. Liệu vấn đề này có được khắc phục với cách dạy và học Ngữ văn mới không, thưa ông?
- Khắc phục văn mẫu-được hiểu theo nghĩa “sao chép máy móc” đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá. SGK Ngữ văn mới sẽ tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới cả phương pháp dạy học lẫn đánh giá.
Theo cách dạy cũ, giáo viên chủ yếu truyền đạt kiến thức về từng văn bản cụ thể và học sinh tiếp thu kiến thức đó một cách thụ động, nên các em không có khả năng tự đọc các văn bản mới. Vì thế, khi đánh giá, giáo viên cũng chỉ tập trung vào những văn bản học sinh đã học.
Với SGK mới, giáo viên không còn là người truyền giảng mà trở thành người tổ chức cho học sinh thực hành đọc, viết, nói và nghe. Các em được phát huy khả năng tự đọc, tự khám phá các văn bản theo “mã thể loại”. Nhờ đó, các em có thể tự đọc được các văn bản mới cùng “mã thể loại” mà các em đã học.
Bên cạnh tự đọc hiểu được một văn bản mới, học sinh còn có khả năng viết một cách sáng tạo nhờ được trang bị những tri thức về các kiểu văn bản viết và được hướng dẫn viết theo một quy trình bài bản để viết bằng ý tưởng và ngôn ngữ của chính các em. Đây là con đường để khắc phục vấn đề văn mẫu.
Tuy nhiên, con đường này còn dài mà năm học này mới chỉ là bước khởi đầu. Chúng ta không thể khắc phục được tình trạng văn mẫu trong ngày một ngày hai.
Theo SGK Ngữ Văn mới, thầy và trò cần có hướng tiếp cận như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tạo nên một lớp công chúng có trình độ, hiểu biết cao về văn học, thưa ông?
- Học SGK Ngữ văn mới, học sinh cần phải tự chuẩn bị trước bài học ở nhà và phát huy vai trò tự học. SGK Ngữ văn được thiết kế theo cách hỗ trợ học sinh phát huy vai trò tự học đó.
Trên lớp, giáo viên không “đọc hộ” học sinh mà hướng dẫn để các em từng bước nâng cao khả năng khám phá giá trị của các tác phẩm. Khi khả năng đó của các em được nâng cao thì dần dần chúng ta sẽ có được một lớp độc giả mới có văn hóa đọc cao hơn và có khả cảm thụ văn học tốt hơn.
Chính lớp độc giả mới đó sẽ có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với hoạt động sáng tác văn học. Tôi cũng tin rằng, trong tương lai, các tác phẩm văn học kinh điển sẽ có cơ hội đến với độc giả nhiều hơn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Dạy học trực tiếp theo hướng cá thể hóa, bù lấp lỗ hổng học online
Hiện nay, cả nước đã có 28 tỉnh thành cho học sinh đi học trực tiếp trở lại. Việc đảm bảo chất lượng dạy và học, bù lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh do thời gian học online quá dài là vấn đề đặt lên hàng đầu.
Nhiều địa phương đã tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian dài dạy học online. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.
Củng cố, bổ sung kiến thức "hổng"
Thực tế hiện nay, khi đón học sinh đi học trở lại, phương án được các địa phương đưa ra là điều chỉnh chương trình, nội dung giảng dạy linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh gây áp lực lên học sinh.
Tại Hà Nội, Ba Vì là huyện duy nhất được mở cửa trường học. Theo thống kê của Phòng GDĐT huyện Ba Vì, từ ngày 8.11, hơn 3.900 học sinh khối lớp 9 của các trường THCS, phổ thông cơ sở thuộc huyện đã trở lại trường học tập sau một thời gian khá dài học online.
Tận dụng "thời điểm vàng" này, các trường trên địa bàn huyện Ba Vì tập trung ôn tập lại kiến thức học trực tuyến, sau đó kết hợp dạy chương trình mới và củng cố kiến thức, hỗ trợ thêm cho học sinh chưa nắm được bài, không vội kiểm tra, đánh giá giữa kỳ.
Ngoài ra, các thầy cô cũng xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp nhất với tình hình hiện tại của học sinh, đảm bảo nắm vững kiến thức trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.
Thế nhưng thực tế, việc dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp, còn nhiều khó khăn, hạn chế.
"Nhà trường, giáo viên rất vất vả vì có 5 lớp mà phải học hai ca trong khi giáo viên không chỉ dạy riêng lớp 9 nên giờ này dạy trực tiếp giờ sau lại chuyển sang dạy trực tuyến nên cũng vất vả.
Nếu khối 9 được học 1 ca nhà trường sẽ có thêm thời gian dạy tăng cường giúp các con ôn tập lại nội dung học trực tuyến" - thầy Nguyễn Thế Hậu - Hiệu phó Trường THPT Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ.
Còn tại Đà Nẵng, Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch dạy học trực tiếp cụ thể với từng cấp bậc.
Trong đó, đặc biệt quan tâm tới đối tượng học sinh lớp 1. Giáo viên khảo sát tư thế ngồi học, cách cầm bút, đặt bút, kĩ năng đọc, viết, tính toán và các nội dung đã học để có kế hoạch dạy học, hỗ trợ phù hợp với từng học sinh.
Về chương trình học, chọn nội dung giống nhau ở các môn để tổ chức dạy liên môn nhằm giảm bớt số tiết trong thời gian đầu học sinh đến lớp. Đối với môn Tiếng Việt, trong thời gian đầu, giáo viên có thể giãn tiết trong mỗi bài học, tăng thời lượng phần âm - vần để học sinh lớp 1 nắm chắc kiến thức âm, vần qua từng bài; rèn luyện kĩ năng đọc, viết, tạo tâm thế nhẹ nhàng nhằm giúp học sinh tiếp thu bài tốt nhất.
Dạy học theo hướng cá thể hóa
Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, trong Công văn 4808, Bộ GDĐT hướng dẫn các đơn vị bổ sung, củng cố kiến thức khi học sinh quay lại trường.
Theo đó, Bộ yêu cầu nhà trường không được đánh giá ngay kiến thức khi các em trở lại trường học trực tiếp mà việc đầu tiên phải là giúp các em làm quen với môi trường trường học, học cách tự phòng chống dịch cho bản thân, lấy lại tinh thần, tâm lý thư thái.
"Việc củng cố chất lượng khi học sinh quay trở lại trường sẽ căn cứ vào các nội dung chương trình cốt lõi. Tinh thần là khi học sinh đã quay trở lại trường học trực tiếp cũng không bỏ các bài giảng trên truyền hình và công cụ dạy học trực tuyến đã có, tránh tình trạng cực đoan đến lớp rồi thì bỏ hết thì công cụ hỗ trợ" - Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh khi học sinh quay lại trường học, giáo viên có trách nhiệm đánh giá xem các em trong lớp trình độ đến đâu để phân ra các nhóm cụ thể theo năng lực, trình độ của các em bởi có em thiết bị tốt, bố mẹ kèm tốt sẽ chắc kiến thức hơn những em thiết bị phập phù, bố mẹ bận rộn quá. Và phương pháp dạy học theo hướng cá thể hóa thay vì 1 lớp học đồng đều như trước kia.
Yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu, giáo viên, học sinh nói gì? Trước quan điểm chấm dứt, ngăn chặn dạy theo văn mẫu của Bộ trưởng Bộ GDĐT, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều của giáo, học sinh xoay quanh vấn đề này. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, cần chấm dứt, ngăn chặn dạy theo văn mẫu. Ảnh minh họa: Thiều Trang. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc...