Không thể chờ đợi
Học sinh đã có kết quả tuyển sinh vào lớp 6 nhưng lại chưa tốt nghiệp Tiểu học, chưa thi hết học kỳ 2 lớp 5 đang là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh.
Ngành giáo dục thủ đô đang nỗ lực tổ chức thi trực tuyến để hoàn thành năm học của tất cả các khối lớp trong tình cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp. Việc chờ để thi sau khi dịch được kiểm soát, các em trở lại trường là khá khó.
Thi trực tuyến kết thúc năm học cho học sinh Hà Nội 2021.
Hiện nay, nhiều trường ở Hà Nội đã chuẩn bị các phương án thi trực tuyến để kết thúc năm học. Trường THCS Tứ Hiệp cho biết hiện đang hướng dẫn học sinh ôn tập để kiểm tra nốt các môn còn thiếu. Cụ thể, học sinh khối 7 còn môn Toán và Vật lý chưa kiểm tra, dự kiến sẽ thi trực tuyến vào ngày 2/8 và 3/8. Sau đó giáo viên sẽ hoàn thành hồ sơ, tổng kết năm học.
Trong khi đó, trường THCS Yên Sở cũng vừa hoàn tất các môn thi theo hình thức trực tuyến. Đại diện nhà trường cho biết, để đảm bảo kết quả thi trực tuyến khách quan, công bằng, việc thay đổi quy chế thi cho phù hợp, khác với hình thức thi trực tiếp cũng là yếu tố được nhà trường tính đến.
Bên cạnh việc tăng cường kênh giám sát của phụ huynh, trong suốt quá trình thi, thí sinh cũng phải bật camera, thậm chí mỗi em phải có một thiết bị làm bài, một thiết bị giám sát. Trong mỗi phòng thi, có tới 3 giám thị thay vì 1 như trước, quản lý từng lớp học, từng phòng thi, từng bài kiểm tra của thí sinh
Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng trường THCS – THPT Lương Thế Vinh Hà Nội cho biết, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhà trường đã tuyển sinh xong với kết quả hoàn toàn có thể tin tưởng được từ việc học sinh thi online và kết hợp học bạ.
Thi và hoàn thành năm học đúng thời điểm sẽ giúp học sinh có một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa và trên hết là đảm bảo sức khỏe, sự an toàn trước dịch bệnh cho các em học sinh. Chần chừ thêm nữa cũng không đảm bảo bao giờ học sinh được đến trường trong khi tuyển sinh đầu cấp đã và đang bước vào những ngày cuối cùng.
Video đang HOT
Các phụ huynh đều lo lắng đến việc hồ sơ, học bạ của học sinh sẽ phải nộp thế nào. Các trường cần linh hoạt để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và gia đình, bởi xét đến cùng sự nỗ lực của các thầy cô giáo và các em học sinh để có thể hoàn thành hết các nội dung chương trình học trong suốt cả một năm qua, một năm học đặc biệt khó khăn đã là kết quả đáng được ghi nhận nhất, hơn bất cứ thang điểm ở tờ giấy kiểm tra nào!
Lần đầu tiên sinh viên thi học kỳ trực tuyến
Lần đầu tiên, sinh viên nhiều trường đại học ở TP.HCM chuyển sang thi học kỳ theo hình thức trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, TP.HCM phải thực hiện giãn cách xã hội đến gần một tháng. Đáng nói, đây cũng là thời gian kết thúc học kỳ 2 năm học 2020-2021 của các trường ĐH-CĐ. Để sinh viên (SV) không phải chờ đợi lâu, làm ảnh hưởng kế hoạch năm học, các trường đã xây dựng nhiều phương án tổ chức thi học kỳ.
Sinh viên thi học kỳ tại nơi cư trú
Những ngày qua, SV của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã bắt đầu kỳ thi học kỳ 2 đặc biệt nhất.
Tất cả lớp học phần thuộc hệ đào tạo đại trà và chất lượng cao sẽ áp dụng 100% các hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ áp dụng cho SV làm bài tại nhà như thi trực tuyến, bài tập lớn, làm tiểu luận, làm dự án, vấn đáp trực tuyến...
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách trường, cho biết đây là lần đầu tiên trường tổ chức thi trực tuyến. SV có thể làm bài ở bất kỳ đâu mà không phải đến trường, miễn là có Internet.
"Trường giao quyền chủ động chuyên môn cho các khoa và bộ môn. Họ sẽ dựa trên chuẩn đầu ra môn học để đưa ra phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với thi online và cũng để tạo động lực sáng tạo cho SV" - PGS-TS Thịnh cho biết.
Theo ông Thịnh, chủ trương giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá quá trình bằng hình thức trực tuyến đã được trường áp dụng một phần vào chương trình học tập và mọi người đã thích nghi trong những học kỳ qua. Tuy nhiên, thi online lại rất mới nên cả trường sẽ có những khó khăn.
"Nhiều SV tỏ ra lo lắng, thậm chí xin hoãn thi vì chưa quen. Do vậy, trường cũng đã tổ chức khá nhiều buổi hướng dẫn, tư vấn cho giảng viên và SV về chuẩn bị thi. Hơn nữa, để đảm bảo tính liên tục, trường đã xây dựng phương án xử lý khẩn cấp khi thi online" - PGS-TS Thịnh chia sẻ.
Tương tự, từ tháng 5, Trường ĐH Sài Gòn đã lên kế hoạch tổ chức thi học kỳ theo hình thức tập trung thành hai đợt. Sau đó, khi dịch bùng phát trở lại, trường chuyển sang thi trực tuyến cho gần 800 SV năm cuối khối sư phạm. Việc này nhằm sớm đảm bảo tiến độ tốt nghiệp, kịp thời tham gia các đợt tuyển dụng giáo viên của ngành GD&ĐT. Các ngành/khóa còn lại sẽ thi trực tiếp khi dịch được kiểm soát.
Tuy nhiên, dịch ngày càng phức tạp, trường chính thức tổ chức thi trực tuyến cho tất cả SV các khóa, cả chuyên ngành lẫn môn chung trong tháng 6.
Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức bảo vệ và đánh giá khóa luận cũng như nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học trực tuyến cho SV.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong một giờ tự học trực tuyến. Ảnh: NT
Vừa thử nghiệm, vừa chờ thi tập trung
Theo kế hoạch ban đầu, từ ngày 21-6, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ tổ chức thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 cho SV.
Quảng Cáo
Thế nhưng sau khi lãnh đạo TP.HCM quyết định toàn TP sẽ thực hiện giãn cách, trường buộc phải thông báo hoãn kỳ thi này.
Theo lãnh đạo trường, hiện chưa biết hoãn đến khi nào, vì trường sẽ căn cứ vào tình hình dịch và quyết định của UBND TP.HCM mới lên kế hoạch. Khi đó, trường sẽ thông báo cho SV biết trước ngày thi một tuần để kịp thời ôn tập và chuẩn bị.
Đại diện nhà trường cũng cho biết trường chưa có phương án cho các em thi online, vì để làm được đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp. Do đó, trường vẫn duy trì tổ chức thi tập trung. Trường sẽ tổ chức một hoặc hai đợt để đảm bảo quyền lợi cho tất cả SV không bị dịch làm ảnh hưởng.
Còn tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, kế hoạch ban đầu của trường vẫn tổ chức thi tập trung. Nhưng trường cũng đã có phương án từ trước đó để cho SV thi online cả tự luận, đề mở, vấn đáp, bài tập lớn.
Ông Sơn cho hay trường sẽ cho thi online thử nghiệm ba lần. Hiện trường đang cho thi thử nghiệm lần một ở phần tự luận và chỉ chọn vài môn của Khoa công nghệ thông tin. Sau đó trường sẽ có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm trước khi triển khai chính thức.
"Do đây là cách thi mới nên SV còn "kêu ca" nhiều lắm. Nào là Internet yếu, về quê sớm nên không mang theo tài liệu, bị cách ly nên không thi được... Tuy nhiên, trường đã lường trước và hỗ trợ cho SV dùng Internet 4G, cho phép SV sử dụng tài liệu trên Internet để in ra trước khi thi, SV bị cách ly được thi sau... Trường hy vọng các SV sẽ hiểu và cộng tác để tiến độ học tập không bị dừng lại" - ông Sơn nói.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tiếp tục hoãn thi năng lực chuyên biệt
Do tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM, Long An và một số tỉnh lân cận vẫn còn tiếp diễn phức tạp, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa quyết định tiếp tục hoãn tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến 28-6 tới.
Đây là lần thứ hai trường phải ra thông báo hoãn kỳ thi này. Trường sẽ tiếp tục gia hạn thời gian đăng ký cho thí sinh đến khi có thông báo về lịch thi mới.
Trường cũng lưu ý sẽ không tổ chức điểm thi tại Trường CĐ Sư phạm Long An mà dồn vào một điểm thi chính tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Lịch thi mới sẽ được thông báo đến thí sinh chậm nhất một tuần trước ngày thi trên trang thông tin của kỳ thi, qua email và tin nhắn theo số điện thoại đã đăng ký.
Sửa điểm cho học sinh, 27 giáo viên cấp 2 Ngư Lộc phải làm giải trình Có đến 27 thầy cô giáo ở trường Trung học cơ sở Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thực hiện sửa điểm cho học sinh phải làm giải trình. Theo phản ánh của bạn đọc, Trường trung học cơ sở Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) có hiện tượng sửa điểm đánh giá học kỳ 2 năm học 2020 - 2021 của học...