Không thể biến học sinh thành… chuột bạch với STEAM
Đó là ý kiến của thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Bùi Thế Duy tại buổi tọa đàm về giáo dục STEAM được tổ chức tại ĐH Fulbright Việt Nam ngày 7-4.
Các diễn giả trao đổi tại buổi tọa đàm về STEAM – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Theo ông Duy, các trường phổ thông, đại học khi muốn áp dụng STEM hay STEAM cần phải có quá trình chứ không thể đại trà và mang tính hình thức.
“Học sinh như tờ giấy trắng, chúng ta không thể đưa các em ra thành chuột bạch được. Chúng ta phải có thí điểm, và khi thấy kết quả tốt, có lợi mới nhân rộng. Không thể một ngày đẹp trời các em đang học như bình thường, chúng ta tự dưng bắt các em hãy tự ra ngoài tìm kiếm vấn đề, bài toán tự giải quyết như với STEM hay STEAM.
Theo tôi, đó là sai lầm của nhiều giáo viên hay một số trường khi ngay lập tức đặt ngay vấn đề học sinh hãy làm nhóm đi, hãy sáng tạo đi, giải quyết vấn đề đi… Điều này có thể gây ra hiệu ứng ngược bởi thực tế trong các kỳ thi sáng tạo, nhiều sản phẩm của học sinh đều là do bố mẹ làm”, ông Duy nói.
Để giáo dục STEM hay STEAM có thể được nhân rộng, theo ông Duy ban đầu cần sự bắt buộc, chẳng hạn có thể đưa hình thức giáo dục này vào các chương trình đào tạo như trong các dự án kiểm tra cuối kỳ hay giữa kỳ.
Học qua dự án thường mất nhiều thời gian hơn cho người giảng dạy bởi liên tục phải ra đề bài mới, liên tục phải hướng dẫn, nghe thuyết trình và chấm điểm…, đòi hỏi nỗ lực rất lớn và đam mê ở giáo viên hay giảng viên.
Do đó, ông Duy cho biết cần có sự tác động và thúc đẩy từ phía nhà trường mới mong có thể tạo đà đưa STEAM vào thực tiễn rộng rãi ở các môn học.
Video đang HOT
Giám đốc học thuật ĐH Fulbright Việt Nam – ông Ryan Derby-Talbot – tại buổi tọa đàm – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giám đốc học thuật ĐH Fulbright Việt Nam – ông Ryan Derby-Talbot – cho biết trong STEAM hay bất cứ một hình thức giáo dục nào khác, các kỹ năng cơ bản sau luôn được đánh giá cao: tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng biểu đạt – thuyết phục, khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề…
Thay đổi thói quen là chuyện không dễ mà cần nỗ lực. Điển hình, các sinh viên khi chuyển từ lớp 12 lên ĐH Fulbright được học năm đồng kiến tạo trước khi bước vào năm nhất để có thể hòa nhập vào môi trường mới, cách học mới.
“Và thực tế, việc thầy cô không dùng phương pháp giảng dạy mà chủ yếu là hướng dẫn, trong khi sinh viên tự tìm hiểu, tự làm dự án và rồi trình bày trở lại cho giảng viên giúp các em tiến bộ nhanh hơn nhiều so với chúng tôi kỳ vọng”, ông Ryan nói.
Theo ông Ryan Derby-Talbot, STEAM hướng đến giáo viên hơn là học sinh và thành công của STEAM chính là nằm ở sự sáng tạo của giáo viên.
STEM khác STEAM như thế nào?
Ông Trần Minh Triết (phải) – phó hiệu trưởng ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM – tại buổi tọa đàm – Ảnh: TRỌNG NHÂN
STEM là một phương pháp giáo dục tích hợp các ngành khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán (Mathematics). Gần đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến STEAM, trong đó thành tố “A” là Nghệ thuật (Art) được đưa vào giữa những thuật ngữ khoa học – công nghệ trước đó.
Theo ông Triết, nguyên nhân của thay đổi là do các chuyên gia giáo dục bắt đầu nhận thấy bên cạnh khoa học công nghệ, toán học thì cần nghệ thuật để có sức sáng tạo.
“Đưa thêm phần Art từ STEM thành STEAM thì có thể tạo sự cân đối hài hòa giữa những phần chặt chẽ hợp lý của khoa học công nghệ và toán, và sự linh hoạt, cởi mở trong ý nghĩ tư tưởng.
Trong giáo dục STEAM, những người trước đây làm việc với STEM sẽ phải nghĩ nhiều hơn tới cộng đồng, với xã hội, và mục đích cuối cùng là hướng đến cách giải quyết những vấn đề cho xã hội, nghĩ đến những viễn cảnh rộng lớn hơn”, ông Triết nói.
Tuy nhiên, STEM vẫn là nền tảng để có khả năng đề xuất ra giải pháp chặt chẽ bên cạnh sự nhạy cảm, rung động khi quan sát các vấn đề xung quanh, có khả năng nhìn thấy các nhu cầu thực tế, có khả năng phá vỡ những gì đang có để tạo ra đột phá.
Theo tuoitre
2 điều người mẹ thường làm giúp con đỗ vào 3 đại học top đầu Mỹ
Từ khi con nhỏ, Bao Xin (Trung Quốc) đã khuyến khích con gái tự tìm giải pháp giải quyết vấn đề hoặc hỏi cô giáo.
Bao Xin được báo chí Trung Quốc xem là người mẹ phi thường khi đã giúp con gái trúng truyển Đại học Harvard, Đại học Stanford và Đại học Princeton.
Theo Thanh Niên Bắc Kinh, không có ai sinh ra đã thiên phú, Cai Yuxi cũng không ngoại lệ. Nhưng may mắn cô gái có người mẹ tuyệt vời. Mẹ cô - Bao Xin -học chuyên ngành kinh doanh quốc tế, có nền tảng tiếng Anh khá tốt và thường kể cho con gái nghe những câu chuyện tiếng Anh. Khi tốt nghiệp tiểu học, con gái cô đã có thể hiểu phiên bản tiếng Anh của bộ phim Harry Potter mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Cô sinh viên Cai Yuxi có một người mẹ tuyệt vời. Ảnh: Shanghai News.
Trong mắt của Bao Xin, con gái cô là một đứa trẻ thông minh từ nhỏ, tủ sách thơ ấu của cô có đầy đủ các loại như: Harry Potter, Mùa hè ảo mộng ở thị trấn Norfolk... Cô vẫn còn nhớ, con gái lúc nhỏ thường thốt lên những câu khiến mọi người cười lăn, nhưng cũng có phần triết lý: "Cỏ là sợi tóc của Trái Đất", "Thành công chính là hạnh phúc với lương tâm"...
Từ khi con còn nhỏ, Bao Xin đã khuyến khích con gái tự tìm giải pháp giải quyết vấn đề hoặc hỏi cô giáo. Nếu đứa trẻ vẫn không thể làm điều đó thì có nghĩa "khả năng nhận thức của trẻ ở giai đoạn này không đủ". Cha mẹ không nên vội, hãy cho trẻ một chút thời gian và sự kiên nhẫn.
Với tin tưởng và khuyến khích của bố mẹ, Yuxi đã hình thành thói quen suy nghĩ độc lập. Khi bắt đầu ở Mỹ, cô và một số bạn quốc tế xảy ra xung đột về văn hóa. Để loại bỏ hoài nghi, cô đã nghiên cứu nền văn hoá Trung - Mỹ rồi biên soạn thành văn "Những đứa trẻ của nền văn hoá thứ 3" nhằm truyền cảm hứng cho bản thân và định hình một thế giới quan đa dạng văn hoá hơn. Cô cũng giành được huy chương vàng trong kỳ thi tiếng Latin tại Mỹ, huy chương bạc trong tiếng Pháp tại Mỹ và cũng thành thạo tiếng Tây Ban Nha. Có lẽ chính nền tảng đa văn hóa này đã khiến cô khác biệt trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và đã nhận được thông báo tuyển sinh từ ba trường đại học hàng đầu.
Sau khi Cai Yuxi được nhận vào Harvard, nhiều phụ huynh đã học hỏi kinh nghiệm của Bao Xin, nhưng theo bà mẹ này, thường các bậc phụ huynh chỉ sau hai câu đã bắt đầu trách mắng những điểm yếu của trẻ. Chẳng hạn, một phụ huynh phàn nàn rằng đứa trẻ không thể ngồi yên trong lớp. Bao Xin liền hỏi: "Nếu bạn dành cả buổi sáng chỉ ngồi một chỗ tại bàn làm việc, bạn có thể kiên trì ngồi được không?".
Bao Xin tin rằng cha mẹ là tấm gương tốt nhất cho trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn trẻ em có những thiếu sót như thế này, thế kia, nhưng không nhận ra trẻ em là phản chiếu của cha mẹ. Để con gái học tính kiên trì, Bao Xin từng có lần tham gia lớp học nhiếp ảnh, mỗi ngày dù bận rộn cô vẫn dành thời gian để chụp một vài tác phẩm, con gái sẽ học theo mẹ.
Khi đứa con lớn lên từng ngày, Bao Xin phát hiện ra mình ngày càng không thể giúp gì được cho con. Do đó, mỗi khi con gọi điện về kể sự khó khăn và đau khổ, cô chỉ có thể lắng nghe, hỗ trợ và động viên con. "Tôi thường nói với nó, không có gì to tát cả, sau khi ngủ dậy mọi chuyện sẽ qua thôi", Bao Xin tâm sự.
Khi Yuxi muốn mẹ cho lời khuyên, Bao Xin chỉ khích lệ con tự đưa ra quyết định. "Mẹ tin rằng con sẽ đưa ra ý tưởng khác với mẹ". Cô nói với con "Nếu con giống mẹ, thì con chỉ là cái bóng của mẹ, mãi mãi không bao giờ vượt qua được mẹ."
Hai vợ chồng Bao Xin đều hy vọng con gái mình sẽ mọc thành một cái cây lớn thay vì một bông hoa. Nhân dịp con gái trưởng thành, họ đã viết một lá thư gửi con: "Đối với một cô gái, tinh thần độc lập rất quan trọng. Đầu tiên độc lập về nhân cách, tiếp theo là độc lập về kinh tế. Con cần phải duy trì năng lực của bản thân. Điều này đòi hỏi con phải học hỏi liên tục suốt đời"
Cây non nhỏ bé nay đã trở nên cao vút. Mùa hè năm 2018, trước khi rời nhà đi học tại Harvard, Cai Yuxi đã viết trên trang cá nhân của mình: "Trong tương lai gần, ở một góc của thế giới, bạn sẽ gặp tôi tốt hơn".
Huyền Trang
Theo VNE
TP.HCM sắp có 5 trường học thông minh chuẩn quốc tế Xây dựng mô hình trường học thông minh sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận những thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập. Sở GD&ĐT TP.HCM sắp xây dựng trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở GD&ĐT nhằm triển khai hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại...