‘Không sao đâu’ – câu thần chú trong đêm của cô nữ sinh nghị lực
Cha mẹ ly hôn rồi mỗi người một ngả, hành trình đi tìm con chữ của Hiền Lành chưa bao giờ dễ dàng. Khi kể về mình, cô cứ ngẩng mặt lên trời vì sợ rằng người khác thấy mình khóc.
Như cái tên, em rất hiền lành – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Và rồi ngày ấy cũng đến – ngày Phạm Thị Hiền Lành trở thành sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Nghèo khó làm nên sự dung dị, hiền khô nhưng đầy mạnh mẽ nơi Lành.
Một mình trong ngôi nha 2m ngang
Nép mình trong một xóm nghèo của ấp Thạnh Hòa, xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) là căn nhà trống hơ trống hoác nơi Lành sống. Ngôi nhà có chiều ngang chừng 2m, dài hơn chục mét, liêu xiêu và ẩm thấp. Cái bếp gas muốn đỏ phải đốt giấy mồi lửa, chiếc tivi đời cũ bật hoài chẳng sáng là những gì giá trị nhất trong nhà.
Cha mẹ Lành có 3 con, cô là con thứ nhì. Giữa năm 2008, mốc thời gian khởi đầu tháng ngày buồn khi những người thân bằng cách này hay cách khác đều rời xa cô. Năm đó Lành mới 6 tuổi, vì nhiều lý do khiến cha mẹ cô không thể tiếp tục chung sống được với nhau. Từ đó, anh em Lành trở thành trẻ “mồ côi” khi mẹ dọn đi mất hút, cha vì buồn rầu nên cũng bỏ nhà đi làm phu biển quanh năm.
Học đến lớp 8, người anh cả Minh Lượng (21 tuổi) nghỉ học theo cha đi biển. Năm rồi, đứa em út Minh An (14 tuổi) cũng đã nghỉ học, theo cha và anh rong ruổi mưu sinh.
Vẫn ngồi giữa ngôi nhà chật chội ấy, nhưng ký ức về thuở còn mẹ cha, anh chị em nghèo mà có nhau thế mà vui. “Tưởng chừng ông bà là chỗ dựa tinh thần, nhưng năm rồi vì tuổi già, bệnh nặng nên lần lượt ông trước, bà sau cũng bỏ mình mà đi” – Lành tâm sự.
“Không sao, không sao đâu”. Lành nói đó là câu “thần chú” mà cô vẫn thường lẩm nhẩm trong đầu mỗi đêm trở trời.
“Nhiều đêm trời trở mưa to, tấm tôn chỗ giường mục thủng nhiều chỗ khiến nước mưa ào ào đổ xuống. Tin được không, em phải mặc áo mưa xuống bếp ngồi ngủ. Mái tôn ở đây có chỗ vừa được thay không dột, chứ giường chăn ướt mẹp hết” – Lành kể. Mỗi lần như thế, cô ôm ghì tay trước lồng ngực mình tìm chút hơi ấm, lẩm nhẩm câu đó tự trấn an.
Học để thoát vòng luẩn quẩn
Video đang HOT
Ở Thạnh An, đàn ông trong vùng hầu hết đều đi đánh cá. Nhà giàu có tiền, có tàu thì làm chủ, nghèo làm thuê. Thu nhập nghề này rất thấp, chưa kể từ tháng 5 đến cuối tháng 11 biển động phải nghỉ ở nhà.
Nhà Lành vốn đã nghèo khó, nay càng kiệt quệ vì phải cầm cố nhà cửa để lo tiền viện phí, thuốc men cho bà nội đợt rồi. Lương đi biển không đủ để trang trải, ba cha con ông Phạm Minh Luật (41 tuổi, cha Lành) ở luôn dưới Phước Tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu) làm “thợ đụng” trong thời gian không đi biển.
Ngoài giờ học, Lành cũng phải đi làm đủ nghề để có tiền. Đến mùa, cô kiếm tiền bằng nghề đục hàu, cắt đầu cá, làm mắm thuê. Mỗi ngày nếu chịu khó thì nghề đục hàu cũng có thể kiếm được chừng 50.000 đến 100.000 đồng, riêng cắt đầu cá thì lại khó đạt được số tiền đó.
“Nhưng không phải ngày nào cũng có việc. Chỉ khi vào mùa người ta mới thuê mình, mà mùa thì chỉ kéo dài được tuần hơn à” – Lành nói, như tiếc nuối.
Với số tiền ít ỏi mà cha lâu lâu mới gửi về rồi tiền làm thuê có được, Lành đắp đổi sống qua ngày. Lại sống một mình, cô nói dù sống ở vùng biển cá bao la nhưng mì gói lại là món xuất hiện đều đặn trong các bữa ăn.
Trong cơ cực, có lần Lành đã bỏ học. Đó là vào đầu năm lớp 11, cô nghỉ học tháng rưỡi để đi làm bán thời gian cho một phòng khám nha khoa. Lành nghỉ học với mong ước sớm được đi làm, kiếm tiền phụ cha, cho út An được tiếp tục đi học.
Nhưng chính những đồng lương èo uột nhận được cùng sự động viên của giáo viên chủ nhiệm, Lành ngộ ra mình đã sai. Cô nhận ra nếu bây giờ mình bỏ học, đồng nghĩa với việc tương lai sau này cũng chỉ luẩn quẩn đâu đó như anh em, làng xóm. Đó là nỗi thất học, là công việc lông bông, chưa kể nếu cưới chồng sớm thì đâu đó còn là chuỗi ngày mãi chạy vạy cho từng bữa ăn.
“Thời điểm đó mình chỉ nghĩ đi làm kiếm tiền là được. Nhưng càng làm càng nhận ra nếu không học thì có lẽ đời mình, em út mình sẽ chẳng tài nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo khó này” – Lành bộc bạch.
Cô học trò nghị lực
Ngay câu đầu tiên khi kể về học trò, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của Lành – Trần Thị Thuyết – nói rằng đây là cô học trò “kiểu mẫu” của mình.
“Về học lực Lành là học trò giỏi. Về rèn luyện, hoạt động thì em lại là học trò ngoan. Em là một cô nữ sinh đầy nghị lực. Những gì em đạt được trong học tập và rèn luyện là cả một hành trình dài nỗ lực vươn lên” – cô Thuyết đúc kết.
Còn bà nội đã khuất và người mẹ của Lành nhắn gửi lại cho cô: “Mọi người trông cả vào con”.
Học sinh Trường THPT Bình Phú quận 6 sẽ học tạm nơi khác tới hết năm học
Đó là một trong những kết luận đáng chú ý tại buổi làm việc giữa UBND TP.HCM với UBND quận 6 và Trường THPT Bình Phú, sau khi mưa lớn kèm lốc xoáy làm hư hỏng nặng các phòng học của trường.
Khu nhà B của Trường THPT Bình Phú hư hỏng nặng sau lốc xoáy - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Mở đầu buổi làm việc, bà Lê Thị Thanh Thảo - chủ tịch UBND quận 6 - cho biết vấn đề được phụ huynh quan tâm là khi nào con em có thể trở lại trường. Hiện tại học sinh được nghỉ hai ngày 2-11 và 3-11, dự kiến trở lại trường vào ngày 4-11.
Bà Thảo đề xuất sửa chữa khẩn cấp khu nhà B và C. Còn khu A đã được gia cố và thay thế toàn bộ mái tôn, trường sẽ sử dụng tầng trệt và tầng 1 cho học sinh lớp 12. Sân trường sẽ có rào chắn tách khu B và C để đảm bảo an toàn.
Các em lớp 10, 11 sẽ được chuyển sang học tạm tại một trường khác, dự kiến sẽ mượn chỗ ở Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM (Q.10, TP.HCM), cách Trường THPT Bình Phú khoảng 6km. Các em sẽ được hỗ trợ đưa đón.
Tuy nhiên theo ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM - phương án này không ổn khi học sinh học ở khu A trong khi khu B, C đang sửa chữa, không đảm bảo an toàn.
Ông đề nghị nên chuyển tất cả học sinh, ngay cả khối 12, sang Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM học tạm. Trước mắt, Trường THPT Bình Phú có thể "thuê" chỗ học ở Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM đến hết năm học này, tùy tình hình sau đó sẽ tính tiếp.
Trong trường hợp các gia đình khó khăn khi đưa đón học sinh, nhà trường có thể tổ chức hỗ trợ di chuyển, nguồn kinh phí sẽ do Sở Tài chính và Sở GD-ĐT phối hợp tính toán.
"Có thể cho phụ huynh đăng ký hỗ trợ di chuyển qua mạng. Nếu trong ngày mai chưa nắm được thì nên có một cuộc gặp với phụ huynh để thông báo", ông Hoan nói.
Ông Võ Văn Hoan cùng lãnh đạo các sở ngành đến kiểm tra các dãy phòng học Trường THPT Bình Phú sáng 2-11 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Về việc sửa chữa, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đang đảm nhiệm dự án cải tạo và nâng cấp Trường THPT Bình Phú, tổng kinh phí trên 44,8 tỉ đồng. Những nội dung chính trong dự án cũng trùng với hạng mục cần sửa chữa, cải tạo sau cơn lốc xoáy vừa qua.
Theo đại diện Ban Quản lý, dự kiến giữa tháng 11-2020 sẽ xong công tác thiết kế, trình Sở Xây dựng phê duyệt. Nếu đúng tiến độ, đầu năm 2021 sẽ bắt đầu thi công.
Ông Hoan cho rằng dự án cần được triển khai nhanh hơn nữa để giúp học sinh về lại trường sớm nhất. Ông giao nhiệm vụ chậm nhất đến đầu năm học 2021-2022 dự án phải hoàn thành, kịp đón học sinh vào năm học mới.
Vào 17h30 ngày 31-10, mưa lớn kèm lốc xoáy khiến toàn bộ khu nhà B Trường THPT Bình Phú bung hết mái tôn, còn mái tôn nhà C cũng bị hư đến một nửa. Khu nhà A hư hỏng nhẹ hơn nhưng một số tấm tôn cũng bong ra.
Ngay trong sáng 1-11, quận 6 đã khảo sát và phân công các đơn vị cho thu gọn gạch đá trong khuôn viên trường, dẹp những mảng tôn lớn nằm giữa sân.
Lớp học ngổn ngang sau lốc xoáy - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Các công nhân dọn dẹp sắt vụn, gạch đá trên sân trường - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Toàn bộ mái tôn của khu B đã bay mất - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Nữ thủ khoa nghị lực và nhân hậu Vượt lên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nguyễn Thị Năm trở thành một trong 88 thủ khoa xuất sắc năm học 2019-2020 của Hà Nội. Không chỉ giàu nghị lực, Năm còn là một cô gái trẻ với trái tim nhân hậu, luôn tâm niệm nỗ lực, phấn đấu không ngừng để noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Năm...