Không phân biệt bằng chính quy và tại chức: Khó khả thi
Theo PGS Trần Văn Tớp, loại hình đào tạo chính quy và tại chức hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, đào tạo và quan niệm của xã hội.
ảnh minh họa
Góp ý về luật Giáo dục Đại học Việt Nam của Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, PGS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng áp dụng không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc sửa đổi không phân biệt hai loại bằng này khó khả thi.
Theo PGS Trần Văn Tớp, không phân biệt bằng chính quy và tại chức chỉ thực hiện được khi quy trình và chất lượng đào tạo giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá…
Tuy nhiên trên thực tế, hai loại hình đào tạo này hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động.
Cụ thể, theo PGS Trần Văn Tớp, các đại học tuyển sinh và đào tạo hệ chính quy rất khắt khe. Dù quy chế cho các trường có thể xét tuyển theo hồ sơ nhưng phần lớn vẫn áp dụng thi tuyển hoặc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Một số trường xét tuyển theo hồ sơ nhưng chỉ nhằm vào học sinh khá, giỏi.
Trong khi đó, việc tuyển sinh hệ đào tạo tại chức dễ hơn. Nếu hệ không tập trung tuyển sinh chặt chẽ và lấy điểm chuẩn đầu vào như đại học hệ tập trung thì khó, thậm chí không thể tuyển sinh được. Ngay cả khi xét tuyển được, khả năng tốt nghiệp của sinh viên hệ này cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung.
Một nguyên nhân khác khiến hai hệ đào tạo có khoảng cách là người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian đảm bảo học và tự học. Thời gian học tập trung của nhóm này khoảng 5-6 tháng, trong khi hệ chính quy là 10 tháng đến một năm.
Video đang HOT
Từ thực tế trên, ông Tớp cho rằng rất khó thực hiện được luôn việc không phân biệt bằng cấp của hai hệ đào tạo.
“Dù vậy, đây vẫn là quy định đúng, phù hợp xu thế chung của thế giới và nên được đưa vào luật để áp dụng cho tương lai”, PGS Trần Văn Tớp nói.
Theo đề xuất của hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội, hệ đào tạo tiến sĩ chỉ nên tồn tại hình thức tập trung để đảm bảo chất lượng.
Trước đó, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phung – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT – lý giải dự kiến không còn hai loại văn bằng với tên gọi riêng biệt là bằng chính quy, bằng vừa học vừa làm là phù hợp thông lệ chung trên thế giới.
Dự thảo quy định này cũng hướng đến việc yêu cầu các trường đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn để người học được xã hội đánh giá bình đẳng như nhau khi theo học đại học với các hình thức đào tạo khác nhau. Tất cả văn bằng cấp ra của các cơ sở phải đạt chuẩn chất lượng.
Bàn luận về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT – cho rằng ở nước ta lâu nay, chương trình đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn. Hệ vừa học vừa làm chương trình học bị cắt xén, đánh giá lỏng lẻo hơn, khi chất lượng không như nhau chưa thể cấp một loại văn bằng.
Theo Zing
Đề xuất lương đặc thù cho giáo viên
Giáo dục đào tạo con người, giáo viên dạy các cấp có yêu cầu trình độ khác nhau nên chuyên gia cho rằng họ cần được hưởng lương đặc thù.
Giáo sư Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng.
Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật Giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng tổ chức ngày 15/12.
Giáo sư Đào Trọng Thi (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng) đồng tình với chủ trương nâng lương cho giáo viên, vì nghề giáo đặc biệt quan trọng, đào tạo ra con người, có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước. Công việc của những người thầy vất vả, áp lực từ nhiều phía: học sinh, gia đình, nhà trường... Thu nhập của họ phải xứng đáng với vị trí và trách nhiệm được giao.
Quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, theo ông Thi đã có từ hội nghị Trung ương năm 1996. Tuy nhiên, sau 20 năm điều này vẫn chưa được thực hiện do chưa được luật hóa.
"Hiện nay giáo viên được hưởng thêm phụ cấp giảng dạy và thâm niên, nhưng đây chỉ là yếu tố cứu trợ cho mức lương đang quá thấp, không mang lại cho giáo viên niềm tự hào và sự ổn định về thu nhập", ông Thi nói. Khi cơ chế giúp nhà giáo có được thu nhập tốt, họ sẽ duy trì được đam mê, trách nhiệm với công việc và đào tạo ra những học sinh, sinh viên tốt.
Trong khi các ngành khác chỉ yêu cầu một trình độ cho nhiều vị trí công tác ví dụ chuyên viên, bộ trưởng đều có thể chung trình độ đại học, ngành giáo dục lại đặt ra yêu cầu trình độ riêng cho giáo viên dạy các cấp. Ví dụ, giáo viên mầm non phải có bằng từ trung cấp trở lên, giáo viên dạy THPT phải có bằng đại học, để trở thành giảng viên dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học phải có bằng thạc sĩ, người có bằng tiến sĩ mới được làm giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án...
Từ thực tế này, GS Thi đề xuất "phải có thang bảng lương đặc thù riêng cho ngành giáo dục. Lương nhà giáo phải gắn liền với trình độ đào tạo của họ". Đây cũng là ý kiến được một số đại biểu đồng tình.
Khó thực hiện việc "không phân biệt bằng đại học tại chức và chính quy"
Trong phiên họp về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, góp ý của PGS Trần Văn Tớp (Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội) về những bất cập nếu áp dụng việc không phân biệt bằng đại học hệ tại chức và chính quy, nhận được chú ý. Đề xuất nêu trong Luật sửa đổi theo ông khó khả thi ở thời điểm hiện tại. Nó chỉ có thể thực hiện khi mọi quy trình và chất lượng đào tạo phải giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá...
PGS Trần Văn Tớp, Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội.
"Tuy nhiên, hiện tại giữa 2 loại hình đào tạo này vẫn còn khoảng cách do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động, do thời gian tập trung cho việc học tập, quan niệm của cả người học và cơ sở đào tạo", ông Tớp nêu.
Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích, các đại học tuyển sinh và đào tạo hệ chính quy rất khắt khe. Dù quy chế cho các trường thể xét tuyển theo hồ sơ nhưng phần lớn vẫn áp dụng thi tuyển hoặc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Một số trường xét tuyển theo hồ sơ nhưng chỉ nhằm vào học sinh khá, giỏi. Trong khi đó, việc tuyển sinh hệ đào tạo tại chức dễ hơn.
"Nếu hệ không tập trung tuyển sinh chặt chẽ và lấy điểm chuẩn đầu vào như đại học hệ tập trung thì khó, thậm chí không thể tuyển. Ngay cả khi xét tuyển được, khả năng tốt nghiệp của sinh viên hệ này cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung", ông Tớp nói.
Một nguyên nhân khác khiến hai hệ đào tạo có khoảng cách là người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian đảm bảo học và tự học. Thời gian học tập trung của nhóm này khoảng 5-6 tháng, trong khi đó hệ chính quy là 10 tháng một năm.
Từ thực tế trên, ông Tớp cho rằng rất khó thực hiện được luôn việc không phân biệt bằng cấp của hai hệ đào tạo. Dù vậy, đây vẫn là quy định đúng, phù hợp với xu thế chung của thế giới và nên được đưa vào Luật để áp dụng cho tương lai.
Riêng đối với hệ đào tạo tiến sĩ, theo Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội, chỉ nên quy định một hình thức đào tạo tập trung để đảm bảo chất lượng.
Trước đó ngày 24/11, trong buổi trao đổi báo chí Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết trong dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học không phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức. "Hai loại hình này chỉ khác nhau phương thức đào tạo, còn chuẩn về chương trình, giáo viên, chuẩn đầu ra và văn bằng tốt nghiệp sẽ giống nhau", bà Phụng nói.
Dự thảo cũng đổi tên gọi hình thức đào tạo chính quy và tại chức (hệ vừa học vừa làm, giáo dục thường xuyên) thành tập trung và không tập trung.
Theo VNE
Không phân biệt bằng tại chức - bằng chính quy: Kiểm soát thế nào? Theo dự thảo Luật giáo dục ĐH sửa đổi, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết, tới đây, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho tất cả các hình thức đào tạo và không phân biệt hệ tại chức hay chính quy. Đề xuất này khiến nhiều người lo ngại về việc kiểm soát chất lượng đào tạo...