Không phải trường chuyên, các con cần sống cuộc đời của chính mình
Đất dưới chân sẽ không bao giờ sụp xuống nếu con thi rớt trường chuyên và cuộc đời con cũng không đen tối, thê thảm nếu con vào học ở một ngôi trường không danh tiếng.
Ám ảnh trường chuyên vô cớ
Cách đây vài năm, khi chở con gái đi thi vào cấp ba, con gái ngồi sau xe, ôm chặt tôi và hỏi giọng buồn rầu: “Nếu con thi rớt cả ba nguyện vọng thì con sẽ ra sao hả mẹ?”
Tôi bình thản: “Thì mẹ xin cho con học dân lập. Có rất nhiều trường dân lập xuất sắc con ạ”. Con gái giọng vẫn buồn:” Nếu học dân lập con không thi vào đại học được thì sao?”
Nghe mà thắt cả tim! Tội nghiệp con gái tôi và tội nghiệp những đứa trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chuyển cấp. Cháu có một bà mẹ có tư duy cực mở mà cháu vẫn còn stress như thế, thử hỏi những ông bố bà mẹ đang thúc ép con vào trường top, trường chuyên để nở mày nở mặt với đời sẽ còn stress đến thế nào nữa?
Học sinh tham dự kỳ thi thử vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 6/2020. Kỳ thi thật sẽ diễn ra vào ngày 4/7. Ảnh: Thái An
Một chị phụ huynh nhờ tôi tư vấn trường. Tôi chỉ tư vấn là tiêu chí chọn trường cho con tôi là gần nhà hoặc tiện đường đi làm. Cả ba cháu nhà tôi đều học trường làng không danh không tiếng nhưng tôi vô cùng hài lòng về tư cách và tâm hồn các cháu.
Tôi đã từng tiếp xúc với những đứa trẻ có tuổi thơ khó khăn và trưởng thành từ những ngôi trường bé nhỏ khiêm tốn. Hầu hết các em đều rất nhân văn do hàng ngày tiếp cận với nhiều số phận bất hạnh.
Chắc bạn đang thắc mắc học ở trường làng có thành công không?
Video đang HOT
Điều này còn phụ thuộc quan điểm về thành công của bạn. Đối với tôi và nhiều phụ huynh khác thì thành công của một người là khi họ cảm nhận cuộc sống này thật tốt đẹp. Vì thế điều tôi mong muốn cho con mình, đó là các con được hạnh phúc và được sống cuộc đời của cháu. Cháu không có trách nhiệm gì với ước mơ của tôi và không cần thực hiện những điều tôi chưa làm được. Tôi khuyến khích cháu trải nghiệm nhiều lĩnh vực để tìm ra đam mê và sở trường của mình.
Nếu con bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi lớn, xin hãy nhớ rằng đất dưới chân sẽ không bao giờ sụp xuống nếu con thi rớt trường chuyên và cuộc đời con cũng không đen tối, thê thảm nếu con vào học ở một ngôi trường không danh tiếng. Cái bạn cần quan tâm là sức khỏe và nhân cách của đứa trẻ mà thôi vì việc học vẫn còn kéo dài suốt cuộc đời một người. Đừng quá căng thẳng với việc học của con mà phản tác dụng.
Đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên quan điểm như thế. Thế kỷ 21 thành công thuộc về những người có nhiều trải nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt chứ không còn thuộc về người có nhiều bằng cấp nữa.
Từ chuyện một chiếc đồng hồ bị đánh cắp
Nhân đây, tôi muốn kể thêm về những cách hành xử tinh tế cần có trong nhà trường để tạo nên những con người có lành mạnh, tử tế cho xã hội.
Một ngày nọ lớp học bị mất một chiếc đồng hồ đắt tiền. Thầy giáo yêu cầu tất cả bọn trẻ đứng úp mặt vào tường để thầy soát túi quần. Soát đến giữa chừng thì tìm thấy đồng hồ nhưng thầy vẫn không nói gì và tiếp tục soát túi đến em cuối cùng. Cả lớp không hề được thông báo ai là người đã ăn cắp chiếc đồng hồ.
Nhiều năm sau, người học trò ăn cắp gặp lại thầy giáo và bẽn lẽn đến xin lỗi thầy, cám ơn thầy đã giữ danh dự cho anh năm xưa. Thầy giáo trả lời:”Xin lỗi em, thầy không hề nhớ chuyện này và cũng chẳng biết là em”. Cậu học sinh sửng sốt:” Không thể nào thầy không nhớ là em ăn cắp được!”. Thầy giáo cười hiền từ: “Ngày ấy tất cả các em phải nhắm mắt úp mặt vào tường và thầy cũng nhắm mắt khi soát túi”.
Có một lần phóng viên hỏi tôi:”Chị giới thiệu cho em vài học sinh cá biệt để em phỏng vấn cho số phát sóng ngày 20/11 đi chị”. Tôi đã chần chừ khá lâu mà không thể nghĩ ra bất kỳ cái tên nào. Có thể tiêu chuẩn cá biệt của tôi quá cao đến độ chẳng em nào là đạt chuẩn. Cũng có thể chẳng học sinh nào muốn đối xử với tôi theo kiểu học sinh cá biệt vì tôi đã không xem em nào là cá biệt.
Nội tâm của bọn trẻ thực ra đầy những đau đớn tổn thương đến độ nếu bạn chạm vào chúng bằng bạo lực, chúng sẽ trả lại cho bạn bằng bạo lực. Chạm vào chúng bằng trái tim chúng sẽ đáp lại bạn bằng trái tim. Ngày tôi còn làm giáo viên, cô hiệu trưởng từng nói với mọi người :”Cô Quyên mà gọi em nào là cá biệt nghĩa là hết thuốc chữa rồi!” Còn cô hiệu phó thì cứ ngạc nhiên :”Không hiểu sao những em học sinh kém môn hoá nó vẫn viết là rất yêu cô Quyên nhỉ?”
Bạn muốn có sự thành công bé nhỏ này không? Hãy rèn luyện sự kiên nhẫn, lòng vị tha và tìm cách lý giải hành vi bất thường của trẻ trước khi phán xét và luận tội. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà trường và nhà tù, đó là nhà trường là nơi để hình thành và nuôi dưỡng điều thiện bằng sự yêu thương còn nhà tù là gìn giữ cái thiện bằng hình phạt.
Vì vậy, nếu bạn là nhà giáo và bạn đang dùng hình phạt để hình thành cái thiện và tình yêu thì bạn đang đổ axit vào khóm hoa để mong nó nở hoa thật đẹp mất rồi.
Đừng nhầm lẫn giữa nhà trường và nhà tù, cũng như đừng trở thành quản tù thay vì là Người Thầy. Hãy tự hào nếu bạn là một nhà giáo bởi vì chỉ có nhà giáo mới có phép thần làm thay đổi con người. Và cây đũa thần của bạn chính là Trái Tim.
Viết cho những ai vẫn còn chưa biết năng lực tiềm ẩn của mình và để mỗi lần đi ngang các trường học, tôi không còn nghe tiếng quát tháo chửi mắng cả ngàn học sinh trên micro nữa.
Giáo dục chuyên 'chưa bao giờ lỗi thời'
Anh Giang Nguyễn, Giám đốc The Ivy-League Vietnam, khẳng định trường chuyên chưa bao giờ lỗi thời, nhưng cần cải tổ, bỏ môn chuyên như Văn, Ngoại ngữ...
Anh Giang Nguyễn, từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston (Mỹ), chia sẻ quan điểm sau đề xuất gây tranh cãi của TS Nguyễn Đức Thành về đóng cửa hoặc bán trường chuyên cho tư nhân.
Tôi muốn khẳng định giáo dục năng khiếu và tài năng (Gifted and Talented Education) chưa bao giờ là lỗi thời cả. Nếu muốn biết cụ thể, hãy học tập những gì Singapore, châu Âu, Mỹ, Hàn, và Nhật đã và đang làm. Nước Nhật trước kia không có mô hình giáo dục tài năng mà đề cao giáo dục đại đồng, tất cả học sinh nhận được sự giáo dục như nhau. Nhưng gần đây họ đã chú trọng.
Triết lý của giáo dục năng khiếu và tài năng (sau đây gọi là giáo dục chuyên) xuất phát từ luận điểm cho rằng những con người có khả năng đặc biệt cần môi trường đặc biệt để phát triển. Giáo dục chuyên ở các nước khác Việt Nam ở chỗ không chỉ đào tạo "gà nòi" để đi thi lấy thành tích cao mà đào tạo ra những con người có năng lực đặc biệt về một lĩnh vực nào đó có ích cho sự phát triển của xã hội.
Tôi không đi vào bàn chi tiết các mô hình giáo dục chuyên trên thế giới, nhưng một lần nữa muốn khẳng định rằng giáo dục chuyên chưa bao giờ lỗi thời. Những quan điểm hô hào xóa sổ hệ thống trường chuyên có lẽ đã nhìn nhận giáo dục chuyên một cách cực đoan chăng? Cá nhân tôi cho rằng không nên xóa hệ thống trường chuyên ở Việt Nam mà còn phải đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để.
Anh Giang Nguyễn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tôi có mấy đề xuất thế này:
Từ thượng tầng, chúng ta bỏ ngay việc đặt nặng thành tích huy chương quốc gia, quốc tế lên hàng đầu mà hãy thiết kế mô hình trường chuyên theo hướng đào tạo nhân tài thực thụ cho quốc gia, nhân loại. Bây giờ ai khoe nước tôi có bao nhiêu huy chương vàng toán mà nên khoe nước tôi có bao nhiêu bằng sáng chế. Khi xác định được triết lý vận hành của trường chuyên thì nghĩa là chúng ta đã cải cách được một nửa rồi, vì đó là phần hồn. Việc còn lại là cải cách cái thân xác.
Thứ nhất, các trường chuyên cần cải tổ ngay khâu tuyển sinh. Liệu chúng ta có chắc chắn hàng nghìn học sinh trúng tuyển vào các trường chuyên hàng năm thực sự có năng khiếu về môn chuyên đó? Hay chúng ta mới chỉ tuyển chọn dựa trên kết quả bài thi của những học sinh được ôn luyện? Các em học lò luyện thi chuyên chỉ chăm chăm giải bài tập qua ngày tháng hằn sâu vào não bộ rồi. Nhiều em vào được chuyên xong là lơ là ngay chính môn chuyên của mình, không còn đam mê với khoa học mà chỉ học mang tính đối phó. Các em vào học chuyên nhưng thực sự chỉ có lớp đội tuyển mới gọi là học chuyên, mới đáng được gọi là gà nòi, còn đa số học như bình thường thôi.
Như vậy nếu để trường chuyên thực sự là chuyên theo kịp với xu hướng nhân loại thì chúng ta cần cải tổ ngay từ khâu đầu vào. Làm sao để phát hiện năng khiếu thực sự là vấn đề nan giải. Năng khiếu con người cần được vun dưỡng qua thời gian nhưng cũng cần được giám sát. Các trường cần gạn lọc, loại trừ và tuyển mới nếu sau một thời gian học sinh chuyên đó không còn giữ được niềm đam mê với môn chuyên. Sẵn sàng loại bỏ những nhân tố thui chột để tuyển mới các em có đam mê thực sự là điểm đáng cân nhắc. Đã vào chuyên là phải có tài năng nổi bật về môn chuyên và khát khao kiến thức, chứ vào chuyên chỉ để khoác áo thì uổng phí đầu tư của nhà nước và gia đình.
Thứ hai, các trường chuyên cần cải tổ khâu đào tạo. Hãy xem xét các cháu trong trường chuyên học những gì? Và học như thế thì có xứng đáng gọi là chuyên không? Riêng tôi thì thấy 3 năm học chuyên của đại đa số học sinh chuyên đang thực sự lãng phí. Nếu đã gọi là vào chuyên thì phải học đúng cái chuyên đó. Môn chuyên phải thực sự giỏi. Các em phải học làm nghiên cứu khoa học về chuyên ngành của mình. Các thầy ngoài việc dạy lý thuyết trên lớp thì cũng nên giao đề tài, viết tiểu luận, đi sâu nghiên cứu theo từng chuyên đề, khuyến khích các em làm nghiên cứu độc lập.
Sang thăm các trường ở một số nước, tôi thấy học sinh cấp 3 của họ (không cần phải trường chuyên) đã làm việc trong phòng thí nghiệm như nhà nghiên cứu thực sự. Xét về kỹ năng giải bài tập có lẽ các em đó thua xa học sinh Việt Nam nhưng xét về tầm nhìn khoa học hay kiến thức phổ quát cũng như chuyên sâu có lẽ học sinh Việt Nam thua họ. Thua không phải vì học dở hay học sinh ta kém thông minh hơn họ, mà thua về phương pháp và triết lý giảng dạy: một bên là luyện đề còn một bên là luyện nghề.
Đã vào chuyên thì không tránh được học lệch. Rõ ràng môn chuyên phải chiếm phần lớn thời gian. Với phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện nay thì thực sự để phân bổ thời gian cho môn chuyên nhiều hơn là khó vì còn phải đảm bảo các môn còn lại. Tôi nói thật chứ chả có nước nào học 13 môn/học kỳ như ở Việt Nam cả. Học sinh ở các nước mà tôi biết chỉ học 3-4 môn mỗi học kỳ thôi. Các em được quyền lựa chọn môn học.
Vậy cải tổ chương trình với học sinh chuyên là để giúp các em thực sự có thời gian phát triển tài năng về lĩnh vực chuyên của mình là điều nên làm. Quỹ thời gian và sức tiếp thu của con người có hạn, làm sao tiếp thu nổi tất cả 13 thứ cùng một lúc đây.
Thứ ba, nhà nước nên cải tổ trường chuyên theo hướng cắt bớt môn chuyên. Chúng ta nên tập trung nguồn lực đào tạo các nhân tài về một số lĩnh vực toán và khoa học. Các trường chuyên không phải là dàn hợp xướng mà môn gì cũng chuyên cả. Tôi thấy trong khi điều kiện ngân sách chưa cho phép thì tập trung nguồn lực đào tạo các ngành chuyên khoa học cơ bản thôi. Đó mới là những gì đất nước cần. Các môn chuyên khác cũng rất cần cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội nhưng có lẽ không cần học chuyên. Có mấy cháu học chuyên văn mà thành nhà văn lỗi lạc đâu? Hay các ngành ngoại ngữ cũng nên bớt chuyên đi. Ngày nay học ngoại ngữ là tất yếu, phổ thông quá rồi đâu cần đào tạo chuyên.
Nếu làm được như thế thì ngân sách đầu tư cho trường chuyên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Học sinh tài năng sẽ được chăm bẵm xứng đáng.
Thứ tư, chính phụ huynh phải cải tổ tư duy và nhận thức về học chuyên. Tâm lý cho con vào trường chuyên bằng mọi giá dù con không có đam mê và tài năng là sai lầm. Nhiều người thấy con trượt chuyên Anh thì cho xuống chuyên Nga, chuyên Trung..., cố đấm ăn xôi cho con vào chuyên bằng được. Tôi hiểu tâm lý phụ huynh là muốn con mình vào môi trường tốt để học tập cùng với các bạn có tư chất ngang hoặc hơn con mình từ đó khích lệ các cháu phát triển. Nhưng chính vì tư duy đó khiến trường chuyên cứ phình ra mà đón nhận, mở thêm môn này, hệ kia làm pha loãng cả mục đích nguyên thủy của trường chuyên.
Tôi vẫn khẳng định lại quan điểm không nên vì những điều bất cập của trường chuyên mà xóa đi cả một hệ thống lâu đời. Thay vì đạp đổ, chúng ta hãy cải tổ để trường chuyên đúng nghĩa là chuyên! Không thể cứ mãi vừa hồng vừa chuyên!
Đề xuất bán trường chuyên: Cha mẹ ơi đừng chạy theo thành tích nữa! Chỉ khi xóa bỏ được căn bệnh thành tích, thì cuộc đua vào chuyên mới không "đại trà" như hiện nay, khi đó trường chuyên sẽ "lọc" được tài năng thực sự Ảnh minh họa Hệ thống trường chuyên ở nước ta có bề dày lịch sử đến cả gần trăm năm trước. Và phải khẳng định, rất nhiều người học ở những...