Không phải cứ cho con ăn trái cây là tốt, đây mới là cách cho trẻ ăn lành mạnh
Cha mẹ chú ý có một số loại trái cây nhiều đường như dưới đây thì không nên cho trẻ ăn nhiều bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bé.
Trong khi trái cây là một phần vô cùng quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh của trẻ em, thế nhưng không phải mọi loại trái cây đều tốt, đặc biệt khi ăn quá nhiều. Lý do là có những trái cây chứa nhiều đường hơn so với một số loại khác.
Chuyên gia về chế độ ăn Jullian Kubala chia sẻ trên tờ PopSugar: “ Trái cây tươi chứa đường tự nhiên và vô số vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa mạnh mẽ vốn đóng vai trò thiết yếu cho sức khoẻ. Vấn đề với trái cây không nằm ở bản thân hàm lượng đường mà nó chứa. Vấn đề nằm ở lượng trái cây mà bạn tiêu thụ và cách chúng được chế biến như thế nào”.
Những loại trái cây nhiều đường đối với trẻ
Theo Kubala, trái cây chứa nhiều lượng đường hơn so với mức cần thiết dành cho trẻ em bao gồm xoài, chuối, anh đào và nho. Cô giải thích: “Mặc dù trái cây tươi là món ăn vặt hoàn hảo, cực kỳ lành mạnh đối với cả trẻ em và người lớn nhưng đặc biệt chú ý tới khẩu phần và tổng lượng trái cây tiêu thụ mỗi ngày. Chuối và nho là món ưa thích của nhiều bé ở tuổi chập chững biết đi nên việc duy trì lượng vừa phải là hết sức quan trọng”.
Xoài, chuối, anh đào và nho là những loại quả chứa khá nhiều đường so với mức cần thiết dành cho trẻ em (Ảnh minh họa).
Chuyên gia Kubala cũng cảnh báo cha mẹ về thói quen cho phép trẻ ăn quá nhiều trái cây sấy khô hay đóng hộp. “Trái cây sấy khô ở dạng cô đặc chứa nhiều đường hơn so với trái cây tươi. Tương tự, trái cây đóng hộp nhúng đẫm xi-rô có hàm lượng đường rất cao”.
Cô đặc biệt nhấn mạnh vai trò của sự điều độ khi cho trẻ ăn trái cây sấy khô: “Trái cây sấy khô có thể là món ăn vặt tuyệt vời cho trẻ. Tôi luôn nói với các cha mẹ rằng, họ nên lấy ra một phần món trái cây sấy mà con yêu thích rồi trộn với một khẩu phần hạt/quả hạch để bổ sung chất béo và protein tốt cho sức khỏe”.
Nước ép trái cây và sinh tố đóng hộp, ngay cả khi được quảng cáo là nguyên chất 100%, vẫn có xu hướng chứa nhiều đường. Chỉ nên thi thoảng uống chúng, coi như chiều chuộng bản thân chút ít thay vì tiêu thụ mỗi ngày.
Video đang HOT
Trái cây ít đường phù hợp với trẻ
Có nhiều loại trái cây ít đường và rất tốt cho trẻ nhỏ như: đu đủ, dưa hấu, quả mâm xôi, kiwi, bưởi, cam, bơ…
Tin tốt là còn nhiều loại trái cây rất ngon khác nhưng không hề chứa nhiều đường. Chúng bao gồm đu đủ, dưa hấu, quả mâm xôi, kiwi và bưởi. Theo Good Housekeeping, còn có một số lựa chọn khác như dâu tây, táo, cam, bơ. Một số loại trái cây này còn có hàm lượng dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe như: cam và dâu tây chứa vitamin C; quả mâm xôi chứa chất xơ. Nhờ đó, chúng trở thành lựa chọn còn tốt hơn so với một số loại kể trên để cho trẻ ăn hàng ngày.
Một lần nữa cha mẹ cần lưu ý, trong khi những loại trái cây này chứa ít đường, nguyên tắc vẫn là ăn một cách điều độ.
Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày?
Viện Nhi khoa Mỹ AAP khuyến nghị lượng trái cây cho trẻ 1-10 tuổi tiêu thụ như sau:
- 1-3 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 60ml nước ép trái cây nguyên chất.
- 4-6 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 80ml nước ép trái cây nguyên chất.
- 7-10 tuổi: 90g trái cây đóng hộp; 1 miếng trái cây tươi; 120ml nước ép trái cây nguyên chất.
AAP cũng gợi ý cha mẹ có thể biến trái cây thành một bữa ăn trong chế độ ăn thường ngày của trẻ, cụ thể là dùng làm món ăn vặt. Đảm bảo đã rửa sạch trái cây, thái tới kích cỡ phù hợp với bé và đặt ở vị trí trẻ dễ thấy. Nếu bé được tiếp cận nhiều hơn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây thay vì đồ ăn vặt ngọt/khoai tây chiên nhiều muối, bé có nhiều khả năng sẽ thích ăn trái cây tươi mỗi ngày.
Nên dùng trái cây làm món ăn vặt hàng ngày cho trẻ (Ảnh minh họa).
Một gợi ý khác của AAP là cho trẻ ăn ít nhất 1 loại trái cây giàu vitamin C mỗi ngày, chẳng hạn như quả mâm xôi, cam và dưa hấu.
Cuối cùng, đừng quên làm gương cho con. Hãy cho trẻ thấy bạn ăn uống lành mạnh và thưởng thức từng bữa ăn như thế nào.
Nguồn: Parent, AAP
Theo Helino
Chế độ ăn chay và thuần chay có tốt cho trẻ em?
Trẻ em ăn theo chế độ thuần chay (vegan) hay ăn chay (vegetarian) liệu có bị thiếu chất? Làm sao để các con vừa tuân thủ được chế độ ăn lành mạnh, vừa đủ dinh dưỡng?
BNF hướng dẫn nếu muốn cho trẻ ăn chay nên thực hiện theo công thức: 5 phần (hoặc nhiều hơn) trái cây và rau quả, 3 phần thức ăn từ sữa và 2 phần protein - Shutterstock
Chế độ ăn thuần chay (vegan) chỉ gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trong khi chế độ ăn chay (vegetarian) có thể gồm cả sản phẩm phụ từ động vật như sữa, trứng và phô mai.
Theo Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, không có lý do gì mà chế độ ăn chay không cung cấp được cho trẻ lượng chất dinh dưỡng thích hợp. Họ tuyên bố: "Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng có kế hoạch ăn chay phù hợp, bao gồm thuần chay, chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng và có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho việc phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Những chế độ ăn này phù hợp với tất cả các giai đoạn của vòng đời, bao gồm mang thai, cho con bú, thời thơ ấu, thanh thiếu niên, tuổi trưởng thành và cho các vận động viên".
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lily Soutter, khi cắt một số nhóm thực phẩm khỏi chế độ ăn của trẻ, cha mẹ hoặc người giám hộ cần tìm kiếm hướng dẫn từ chuyên gia.
"Trẻ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với kích thước cơ thể của chúng. Tuy nhiên, chế độ ăn thuần chay thường nhiều và nhiều chất xơ, nghĩa là trẻ có thể cảm thấy no trước khi chúng tiêu thụ đủ lượng calo hoặc chất dinh dưỡng", Soutter giải thích với The Independent.
Nếu trẻ tiêu thụ năng lượng không đầy đủ, sự phát triển của chúng trở nên khó khăn. "Do đó, điều quan trọng là phải tập trung vào việc tiêu thụ năng lượng và thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng như các loại hạt, hummus, chuối và chất béo lành mạnh", bà cho biết thêm.
Người phát ngôn của BNF chia sẻ trên The Independent rằng chìa khóa để đảm bảo trẻ ăn chay hoặc thuần chay vẫn lành mạnh là phải làm khẩu phần ăn đa dạng. Theo hướng dẫn mới của BNF, trẻ em ăn chay nên ăn 5 phần (hoặc nhiều hơn) trái cây và rau quả, 3 phần thức ăn từ sữa và 2 phần protein.
Trẻ theo chế độ thuần chay nên ăn thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng, chẳng hạn như bơ, đậu phụ, chuối, các loại hạt, dầu thực vật và chất béo thuần chay. BNF khẳng định thịt "là một nhà cung cấp sắt dễ hấp thụ", các nguồn sắt thay thế rất cần thiết, đặc biệt cho trẻ em đang phát triển. Nhưng có các chất thay thế sắt từ thịt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau lá sẫm màu, đậu, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường và quả mơ khô.
Ngoài ra, họ lưu ý trẻ ăn chay dễ thiếu vitamin B12 (một chất dinh dưỡng giúp tế bào máu khỏe mạnh), có thể tìm thấy trong các sản phẩm phụ từ động vật như sữa và trứng.
Người phát ngôn của BNF khuyến nghị nên cho trẻ ăn thêm ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng như một sự thay thế đầy đủ, theo The Independent.
Theo Thanh niên
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ tiền sản giật Chế độ ăn lành mạnh với nhiều chất xơ thường rất tốt cho sức khỏe. Lợi ích của nó còn đặc biệt quan trọng với thai phụ, giúp tăng cường sức khỏe mẹ và bé, giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ - Shutterstock Các nhà khoa...