‘Không phải cái gì người lớn cũng biết’
Phát biểu tại hội thảo Kinh nghiệm triển khai mô hình Hội đồng trẻ em, đại diện tổ chức Plan International Việt Nam cho rằng, cần tạo cho trẻ em nói lên tiếng nói của mình vì không phải cái gì người lớn cũng biết.
Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Ngọc Lương chủ trì hội thảo – Ảnh Bảo Anh
Ngày 30.7, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Kinh nghiệm triển khai mô hình Hội đồng trẻ em do Hội đồng Đội T.Ư, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội T.Ư Nguyễn Ngọc Lương và các đại biểu Quốc hội, các Hội đồng Đội các tỉnh thành trên toàn quốc…
Trẻ em sẽ nói những điều chúng ta chưa biết
Báo cáo tại hội thảo, chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư, cho biết: Nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em, T.Ư Đoàn đã chủ trì xây dựng thí điểm mô hình Hội đồng trẻ em. Hội đồng Đội T.Ư đã lựa chọn 5 tỉnh, thành phố, gồm: Yên Bái, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, TP.HCM thí điểm xây dựng và triển khai mô hình Hội đồng trẻ em cấp tỉnh. Đến đầu năm 2017, cả 5 tỉnh, thành phố đã ra mắt Hội đồng trẻ em cấp tỉnh.
Từ kết quả hoạt động của các tỉnh thí điểm, cho đến nay, một số tỉnh, thành phố không trong diện thí điểm đã thành lập Hội đồng trẻ em như: Lai Châu, Đà Nẵng, An Giang, Lạng Sơn, Quảng Nam. Hiện đã có 10 tỉnh, thành phố có Hội đồng trẻ em, trong đó 9 địa phương tổ chức ở cấp tỉnh, 2 địa phương tổ chức ở cấp huyện.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư, báo cáo tại hội thảo – Ảnh: Bảo Anh
Chị Trang cũng cho biết, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình Hội đồng trẻ em bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan, là môi trường để trẻ em thể hiện quyền tham gia của mình vào các vấn đề liên quan trực tiếp đến các em trong học tập và đời sống. Trong năm 2019, Hội đồng Đội T.Ư tiếp tục hướng dẫn, định hướng để các tỉnh có điều kiện tiếp tục nhân rộng mô hình.
Đánh giá về mô hình này, bà Sharon Kane Giám đốc tổ chức Plan International Việt Nam, cho biết Việt Nam là nước dẫn đầu trong việc cam kết quyền trẻ em, chú trọng quyền tham gia của trẻ em và tạo điều kiện cho các em tham gia một cách ý nghĩa. Theo bà Sharon Kane, việc thành lập Hội đồng trẻ em giúp trẻ em nói lên tiếng nói của mình.
Bà Sharon Kane, Giám đốc tổ chức Plan International Việt Nam, phát biểu tại hội thảo – Ảnh Bảo Anh
Đưa ra ví dụ của chính bản thân mình với con, về việc người lớn không hoàn toàn áp đặt được trẻ con, bà Sharon Kane nói: “Tôi tin tưởng và ủng hộ mô hình này để tạo điều kiện cho trẻ em nói lên những suy nghĩ của mình. Phải lắng nghe tiếng nói của các em, tạo cho trẻ em nói lên tiếng nói của mình thì các em sẽ nói những điều chúng ta chưa biết, không phải cái gì người lớn cũng biết”.
Cần mở ra kênh góp ý của trẻ em qua internet
Chia sẻ về việc thí điểm triển khai mô hình này tại Hà Nội, chị Bùi Lan Phương, Phó chủ tịch Hội đồng Đội TP.Hà Nội, cho biết năm 2017, Hà Nội lần đầu tổ chức hội nghị gặp mặt thiếu nhi tham gia Hội đồng trẻ em với 41 thiếu nhi là những đại diện tiêu biểu trong học tập; thành viên tiêu biểu trong Câu lạc bộ quyền trẻ em; phóng viên nhỏ; đại diện thiếu nhi tiêu biểu trong các hoạt động xã hội…
“Tại chương trình, các em được giới thiệu về bản thân, được triển khai vai trò, trách nhiệm của Hội đồng trẻ em. Hội nghị thành công có nụ cười và cả nước mắt, có những chuyện chưa bao giờ các em nói ra, nhưng giờ đã có sân chơi để các em nói lên tiếng nói của mình”, chị Phương nói.
Chị Bùi Lan Phương, Phó chủ tịch Hội đồng Đội TP.Hà Nội, chia sẻ về việc thí điểm mô hình Hội đồng trẻ em tại Hà Nội – Ảnh Bảo Anh
Chị Phương cũng cho biết, sau khi thành lập, Hội đồng trẻ em thành phố tham gia các hoạt động tại địa phương, đã có 3 kỳ họp về những vấn đề bức xúc trong xã hội liên quan đến trẻ em như: an toàn lành mạnh cho trẻ em trong thế giớicông nghệ số; phòng chống tai nạn thương tích đuối nước, xâm hại trẻ em… Thông qua diễn đàn này các kiến nghị đề xuất được các cấp lãnh đạo, các đơn vị liên quan trả lời và giải quyết kịp thời.
Góp ý về cách thức triển khai hội đồng hiệu quả, ông Nguyễn Đức Quang, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng trị, cho rằng cần tập huấn cho trẻ em thành những lực lượng nòng cốt, vì trẻ em nói cho trẻ em thì sẽ dễ nghe hơn. Đồng thời, ông Quang cho rằng, tiêu chí để lựa chọn trẻ em tham gia Hội đồng trẻ em không nên áp dụng là học sinh giỏi, vì ở miền núi học sinh đến trường đã là tốt rồi, không thể đòi hỏi là học sinh giỏi được. “Cần mở ra kênh góp ý của trẻ em qua internet vì đó là không gian mở, các cháu sẽ nói thật hơn và góp ý nhiều hơn”, ông Quang đề xuất.
Theo Thanh niên
Hà Nội: Thúc đẩy không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong trường học
Ngày 25/7 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì và Phòng giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, Hà Nội tổ chức lễ khởi động dự án "Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học tại Hà Nội".
Các đại biểu tham dự lễ khởi động.
Được triển khai trong 3 năm từ 2019 - 2021, mục tiêu của dự án là nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi các định kiến xã hội về khả năng của các em gái tham gia vào các hoạt động thể thao thông qua việc thúc đẩy mô hình an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học, đồng thời góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và bình đẳng với học sinh.
Theo đó dự án được thiết kế hỗ trợ trực tiếp cho gần 30.000 em gái và em trai độ tuổi vị thành niên có cơ hội được tham gia vào các hoạt động thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học. Ngoài ra dự án còn cung cấp kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực trong trường học cho gần 30.000 phụ huynh học sinh và hơn 800 thầy cô của 20 trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Ba Vì.
Lan Hương
Theo daidoanket
Ai cũng nói bằng đại học không còn quan trọng, sao không ai thay đổi? Người lớn chúng ta ngày càng khuyến khích người trẻ tin tấm bằng đại học không là tất cả. Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu người lớn không chịu thay đổi trước tiên. Lê Đình Hiếu - Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 người trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất...