Không nước nào đầu tư 2 nghìn USD ra lò một cử nhân
Trước đề xuất sáp nhập các trường ĐH công, ông Lê Đông Phương cho rằng, nếu muốn nâng cao chất lượng thực chất cần cân nhắc lại cách sử dụng ngân sách Nhà nước.
Lê Đông Phương giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH và nghề nghiệp (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam)
“ĐH Việt đa ngành còn mong mang”
Theo ông Lê Đông Phương: Vấn đề lớn hiện nay nhìn về bề ngoài dường như chúng ta có quá nhiều trường ĐH. Tôi đồng ý ở chỗ các trường của ta quy mô còn nhỏ, tản mát, và dường như không hiệu quả. Nghe không sai nhưng thực ra hiệu quả không đơn thuần là hiệu quả nội bộ của nhà trường.
Nhìn rộng hơn Việt Nam vẫn là nước thu nhập trung bình thấp, có nghĩa người dân thu nhập vẫn thấp thì hệ thống trường dàn đều hiệu quả xã hội sẽ tốt hơn.
Bản thân tôi làm nghiên cứu giáo dục không phản đối tư tưởng hợp nhất các trường lại. Bởi vì các trường ĐH Việt Nam hiện nay tuy rằng bắt đầu đi theo hướng đa ngành đa nghề đa lĩnh vực nhưng thực chất vẫn còn mong manh lắm.
Ông Lê Đông Phương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Nếu theo khung phân loại hiện nay có 24 nhóm ngành thì rất nhiều trường chỉ có 2 nhóm ngành. Đúng là với những trường này chi phí quản lý sẽ bị đội lên bởi vì một trường có 5 – 10 nhóm ngành cũng chỉ cần một lực lượng quản lý như vậy.
Gom lại hiệu quả kinh tế của các nhà trường sẽ tăng lên. Chúng tôi đã từng nghiên cứu từ cách đây 20 năm, khi mới bắt đầu đi vào đổi mới GD-ĐT, thời điểm đó quy mô nhà trường 10.000 sinh viên là tốt nhất. Nhưng thời điểm này quy mô nhà trường để đạt hiệu quả kinh tế thực sự phải đạt tầm từ 20.000 người trở lên. Đúng là chúng ta không có nhiều trường ở quy mô đó. Vì vậy thuần tuý về khía cạnh kinh tế việc hợp nhất hay sáp nhập các trường với nhau để trở thành trường lớn hơn, có tính tổng hợp hơn đúng là sẽ có hiệu quả kinh tế.
Nhưng khi đó việc tiếp cận trở nên có vấn đề. Khả năng trường lớn lên thì tương lai trường nằm ở những thành phố, thị xã lớn. Có nghĩa, hình như đâu đó con em nông dân người nghèo phải đi học xa hơn. Đó là điều chúng ta nên cân nhắc kỹ.
- Ngoài ra, còn phải quan tâm tới những vấn đề gì khi xét tới đặc điểm của giáo dục ĐH Việt Nam, thưa ông?
- Đây là đề xuất có ý tưởng, có xuất phát điểm từ bối cảnh của nền giáo dục Hoa kỳ, nhưng bối cảnh của giáo dục ĐH Việt Nam và ĐH Mỹ khác nhau rất nhiều.
Giáo dục hiện đại của Mỹ có hơn 200 năm, còn giáo dục hiện đại của ta thực chất mới có hơn 100 năm nếu như chấp nhận lấy ĐH Đông Dương năm 1907 như một mốc xuất phát. Chưa kể thực sự sự phát triển của giáo dục ĐH Việt Nam đến những năm 60 mới đi theo chiều hướng mở rộng ra.
Sự xuất phát của hai nền giáo dục khác nhau nên quy chiếu nền giáo dục ĐH Việt Nam vào Mỹ là một điều nói chung phải thận trọng.
Video đang HOT
Giáo dục ĐH Mỹ như hiện nay có một nét đặc biệt trên thế giới vì tính tự do của họ rất lớn. Mỹ vốn có truyền thống là một dân tộc non trẻ hình thành trong cuộc đấu tranh giữa các thế lực đi đô hộ khác nhau, nên họ tìm cách rũ bỏ tàn dư của các quốc gia đô hộ như Pháp, Anh, Tây Ban Nha… Trong khi đó giáo dục hiện đại Việt Nam được hình thành trong chế độ đô hộ của Pháp. Và kể cả khi đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào nhà nước Pháp nhưng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua mô hình của Liên Xô vẫn còn để lại cho đến tận bây giờ.
Và trong nền giáo dục mang màu sắc văn hóa Pháp đó thì tính bao cấp và chỉ đạo của trung ương rất lớn. Đây là điều không phải dễ mà bỏ được…
Mặt khác, cái mà người ta nói là giáo dục ĐH Hoa Kỳ thực chất là từ toàn bộ hệ thống giáo dục sau trung học, bao gồm cả đào tạo nghề và trung cấp. Còn khái niệm giáo dục ĐH ở Việt Nam lại chỉ “cư trú” xung quanh các cơ sở đào tạo 3 năm và 4 năm – CĐ và ĐH. Còn trung cấp chúng ta rất giống mô hình Pháp và Liên Xô – tách ra ngoài. Vì vậy mà sự so sánh lại khập khiễng nữa.
Trong thời gian gần đây cũng bắt đầu có xu thế muốn nhìn nhận tổng hợp hơn, nhưng vẫn chưa vượt qua rào cản tư duy của người Việt Nam tách bạch khu vực nghề, chuyên nghiệp riêng và cái gọi là ĐH và CĐ riêng. Cho nên cấu trúc của các hệ thống không thể đối chiếu ngang hàng một cách đơn giản.
Nhà nước chỉ cần nuôi 3000 sinh viên
- Giả sử có sự sáp nhập trường công, thì theo ông, vấn đề lớn nhất phải đối mặt là gì?
- Đó là việc hiện nay các trường ĐH, CĐ của Việt Nam được nhận kinh phí từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Bộ GD-ĐT có 5% tổng ngân sách giáo dục và quản lý tới 14 số trường ĐH và CĐ khoảng 100 trường. Có nghĩa 34 số trường được tỉnh, các bộ ban ngành khác cấp kinh phí. Gom các trường lại lại một chỗ nghe thì dễ, nhưng tiền sẽ không chạy theo như vậy. Rủi ro hơn, có khi tiền lại ít đi.
Đó là lý do từ lâu chúng ta có chủ trương xoá bỏ bộ chủ quản nhưng không thực hiện được nhiều, vì các trường cũng không muốn rời khỏi “bầu sữa mẹ”.
Bởi vì nếu chuyển về Bộ GD-ĐT, họ thấy tương lai chắc chắn kinh phí được cấp không được nhiều. Ví dụ, mới đây Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội vừa chuyển thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam và chuyển trở lại trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đó là bằng chứng rất rõ ràng về khả năng đầu tư.
Cái lý của sự tồn tại của các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam dưới sự quản lý điều hành của các bộ ngành là vì quản lý Nhà nước của chúng ta mang rất nhiều tính chuyên môn, không đơn thuần là quản lý hành chính. Và lực lượng làm quản lý chuyên môn hỗ trợ cho các bộ ban ngành chính là các trường ĐH và các viện nghiên cứu trực thuộc bộ. Do đó, bản thân các bộ cũng không muốn mất các trường đó vì họ thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn mà không có lực lượng ngay trong tay cũng không làm được. Tách ra lại phải đi hợp đồng, đặt hàng… sẽ khác.
Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, các trường ĐH công trực thuộc trực tiếp chính phủ bang. Các bộ của các bang không quản lý chuyên môn, mà chỉ quả lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy họ không có nhu cầu giữ các trường, các viện bên trong.
- Như vậy, vấn đề không chỉ ở bối cảnh văn hoá mà còn nằm ở khung cảnh chính trị, hành chính của mỗi quốc gia. Vậy thì, với bối cảnh của Việt Nam, cần hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ĐH như thế nào?
- Vấn đề của chúng ta là đầu tư hết sức đồng đều. Nhà nước đang bỏ ra bỏ ra từ 5 -10 triệu đồng/ SV/ năm. Hệ thống này bao quát khoảng 3 triệu SV.
Mỗi sinh viên đóng thêm 5 -10 triệu đồng/ năm. Cộng lại vẫn là quá ít. Tất nhiên ở Việt Nam chi phí có thể thấp, nhưng có những thứ chi phí như nguyên vật liệu, học liệu… vẫn là chi phí quốc tế, không hề ít.
Do đó, với mức đầu tư này này khó nói chúng ta đạt mức chất lượng nào. Còn thực ra nếu hiệu quả thì về mặt kinh tế, có khi Việt Nam… có hiệu quả nhất thế giới vì không nước nào đầu tư vỏn vẹn có 2.000 USD lại được một cử nhân.
Vì vậy, nếu muốn nâng cao chất lượng thực chất cần cân nhắc lại cách sử dụng ngân sách Nhà nước. Thay vì đầu tư cho tất cả sinh viên, chỉ nên chọn một số chương trình, ngành đào tạo thực sự cần mà thị trường không điều tiết được như toán lý hoá, những ngành thuần tuý lý thuyết, hoặc lĩnh vực nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp, những ngành rất cơ bản, rất cần cho xã hội Việt Nam trong tương lai xa. Thay vì 5, 10 triệu đồng như hiện nay hãy đổ khoảng 50 triệu đồng/ SV/ năm? Kể cả trường tư đào tạo những lĩnh vực này cũng cấp tiền để đảm bảo công bằng xã hội và tạo nhiều sự lựa chọn cho người học và cho cả người sử dụng lao động.
Còn lại, cắt bỏ tất cả những gì thuộc diện “hot” như tài chính, ngân hàng, kế toán… Các em học đóng tiền vào, học xong kiếm tiền xứng đáng, thì tại sao Nhà nước phải đầu tư? Thay vì đổ tiền nuôi 3 triệu SV một lúc nhà nước chỉ cần nuôi 300 nghìn SV. 90% còn lại để thị trường tự điều tiết và khi đó nó sẽ lập tức cải thiện ngay hiệu quả và chất lượng.
Và đồng thời sẽ không còn câu chuyện phàn nàn tại sao thất nghiệp.
Mô hình CĐ cộng đồng “hỏng” từ phút đầu tiên
- Việc phát triển hệ CĐ 2 năm, theo ông, có phải là một giải pháp phù hợp cho giai đoạn tới?
- Tôi rất thích mô hình này của Mỹ. Sau 2 năm, học viên cảm thấy vươn lên được thì học lên thành chương trình ĐH 4 năm, nếu cảm thấy đã tích luỹ được một số kiến thức cơ bản có thể đi làm luôn…
Hệ thống của Mỹ hay ở chỗ hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT vào CĐ cộng đồng. Nhưng sau 2 năm có 80% tình nguyện rời bỏ vì không đủ khả năng học tiếp. Câu chuyện sàng lọc diễn ra một cách rất tự nguyện.
Ở ta, vì vào thẳng vào ĐH nên sinh viên cố bằng được cho xong 4 năm lấy bằng rồi tính tiếp.
Nếu như sau 2 năm có thể cấp một bằng hay chứng chỉ gì đó để các em vào đời là rất tốt. Nhưng sẽ đòi hỏi gộp hệ thống trung cấp, trung cấp nghề, CĐ, CĐ nghề và ĐH vào chung một hệ thống tạo thành một tuyến liên tục để vận hành dễ dàng. Người học sẽ không gặp rào cản bất hợp lý về mặt hành chính, kinh tế, địa lý.
Phải đẩy mạnh mô hình CĐ cộng đồng. Nhưng CĐ cộng đồng phải vận hành theo đúng nghĩa của nó.
- Mô hình trường CĐ cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam được một thời gian, nhưng không có dấu ấn đặc biệt và hầu như không phát triển thêm từ 6 trường ban đầu. Là một trong những người đưa mô hình này về Việt Nam, ông có thể lý giải tại sao các trường CĐ cộng đồng cho đến nay không được như mong muốn?
- Mô hình về Việt Nam đã “hỏng” ngay từ phút đầu tiên, vì các trường CĐ cộng đồng ngay từ đầu đều muốn cấp bằng. Một ý tưởng rất lớn mà chúng tôi cố gắng thuyết phục các nhà trường và cơ quan quản lý là xây dựng các chương trình chuyển tiếp.
Có nghĩa là trường cộng đồng có sự đỡ đầu của một trường ĐH lớn nào đó, để sau khi sinh viên học 2, 3 năm tại địa phương nếu có đủ sức trường ĐH đỡ đầu sẽ tiếp nhận, các em học nốt 1 – 2 năm nữa để lấy bằng của trường ĐH đỡ đầu. Điều đó đã không được thực hiện.
Người ta mải tập trung vào chương trình CĐ 3 năm để cấp bằng, quên mất xây dựng sự liên kết với các trường ĐH có uy tín. Một trường gọi là CĐ cộng đồng mà mở loạn ra các ngành nghề rồi cấp bằng thì chả khác trường CĐ bình thường, mất đi tính cộng đồng của nó.
Theo Chi Mai/Vietnamnet
Cử nhân phải đi học thêm để làm lễ tân
Trước con số 72.000 cử nhân thất nghiệp hoặc không làm đúng việc, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, Việt Nam mải mê đào tạo cử nhân gây thừa và tốn kém.
Tại buổi thảo luận tổ sáng 23/5, đại biểu Quốc hội Đào Văn Bình cho rằng, con số 72.000 cử nhân có bằng cao đẳng, đại học thất nghiệp là mối lo ngại. Nguyên nhân là phần lớn người dân muốn con em phải học cao, phải du học, có nhiều con em nông dân không biết lao động chân tay vì mải đi học.
Ông Bình cũng nêu thực tế là nhiều khu công nghiệp, nhà máy không tuyển người có nghề mà tuyển học sinh phổ thông rồi tự đào tạo nghề, nên người có tay nghề lại khó xin việc.
Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, đại biểu Nguyễn Thanh Phương, cho biết, đại học Cần Thơ hiện có 55.000 sinh viên, nếu không có sinh viên thì không nuôi được bộ máy. Sinh viên nhiều là do nhiều trường đại học mở ra, các trường không tuyển đủ chỉ tiêu thì phải hạ điểm sàn, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu công việc nên số lượng thất nghiệp ngày càng tăng.
Sinh viên phải được học cả lý thuyết và thực hành. Ảnh: FPT.
Theo ông Phương, một phần trách nhiệm của gia đình là chưa tiếp nhận thông tin các ngành thừa hay thiếu lao động. Ngoài ra, thông tin về cơ hội việc làm chưa được các cơ quan chức năng cập nhật thường xuyên, công bố cho người dân.
"Gia đình có một phần trách nhiệm định hướng cho con cái, hiện nay người dân không xác định nên cho con học ngành gì", ông Phương nhận định.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Phó văn phòng Quốc hội, nêu dẫn chứng có những cử nhân vào Văn phòng Quốc hội đã phải đi học thêm dọn buồng, phòng để đi làm lễ tân hay nhiều cử nhân phải đi học thêm bằng trung cấp mới tìm được việc làm.
"Chúng ta mải mê đào tạo cử nhân trình độ cao mà không được sử dụng. Trong khi, sinh viên qua 4 năm đại học mất ít nhất 24 triệu đồng, gây tốn kém cho gia đình và xã hội", bà Hải nhấn mạnh.
Theo đại biểu Hải, nguyên nhân là công tác đào tạo và việc làm mới hoàn toàn bỏ ngỏ, không có dự báo thị trường lao động trong 5-10 năm. Nhiều ngành đào tạo cử nhân do có nhiều giáo viên như ngành ngân hàng, kinh tế. Quản lý nhà nước về công tác dạy nghề giữa Bộ Giáo dục và Bộ Lao động rất kém, chưa có sự phối kết hợp ăn ý.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo thì quan tâm nhiều đến đào tạo, còn giáo dục thì bỏ ngỏ. Cần quyết liệt thay đổi vì giáo dục quyết định chất lượng con người Việt Nam trong thời gian tới", đại biểu Hải nêu quan điểm.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch cũng nhận định chương trình học hiện nay có nhiều bất cập, sách giáo khoa không đổi mới. Trong khi đó, đề án đổi mới sách giáo khoa lại không có người chỉ huy và còn hạn chế là chưa tổng kết được đề án sách giáo khoa cũ. Ông Thạch cho rằng, số tiền đầu tư đổi mới sách giáo khoa 34.000 tỷ đồng chỉ là ý kiến của một số chuyên gia cho thấy sự chuẩn bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thận trọng.
Theo VNE
Công ty đào tạo... cử nhân Việc lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen lập công ty riêng để tuyển sinh đào tạo cử nhân, thu học phí trái quy định, không chuyển tiền thu học phí về trường đã làm tổn hại đến uy tín của nhà trường, gây bất bình cho các cổ đông... Minh họa: DAD Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định 25/QĐ-XHC (ngày...