Không nhiều kỳ vọng cuộc đàm phán cấp cao Mỹ – Trung vòng 13
Cuộc đối thoại cấp cao ngày 10/10 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang.
Các cuộc gặp cấp bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước trong vòng 2 tháng dự kiến sẽ bắt đầu hôm nay, ngày 10/10. Đàm phán chưa diễn ra, phái đoàn của Bắc Kinh đã có kế hoạch rời Washington ngay trong ngày, dù trước đó dự kiến đối thoại hai ngày, một nguồn tin tiết lộ với SCMP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị tại Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Theo SCMP, Trung Quốc đã từ chối nói về vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc và cũng “đi lòng vòng” xung quanh vấn đề trợ cấp nhà nước trong các cuộc gặp cấp phó cách đây vài ngày. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối giữa hai bên khiến thỏa thuận thương mại chưa thể hoàn tất.
Các nhà đàm phán cấp phó, phía Trung Quốc đứng đầu là Thứ trưởng Tài chính Liao Min, dành thời gian tập trung vào hai lĩnh vực: mua nông sản và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Nếu tiếp tục không có tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán ngày 10/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tăng thuế đối với số hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD từ 25 lên 30% vào thứ Ba (15/10).
Video đang HOT
Các cuộc đối thoại ngày 10/10 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung lên cao. Hôm 7/10, Bộ Thương mại Mỹ thông báo bổ sung 28 công ty và cơ quan chính phủ Trung Quốc, kể cả công ty chuyên camera giám sát an ninh Hikvision, vào danh sách đen. Các thực thể có tên trong danh sách đen sẽ bị cấm mua phụ tùng và linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không có sự cho phép của chính phủ nước này.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Những toan tính của Trung Quốc khi Tổng thống Mỹ bị luận tội
Các quan chức Trung Quốc đang nhá tín hiệu cho thấy họ đang nắn gân phía Mỹ trước thềm vòng đàm phán thương mại thứ 13 giữa 2 nước dự kiến tổ chức vào giữa tuần.
Tổng thống Mỹ và ông Lưu Hạc - Ảnh: Internet
Trong các cuộc họp với các quan chức Mỹ có mặt ở Bắc Kinh những tuần gần đây, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã chỉ ra một loạt các chủ đề mà họ muốn thảo luận. Nói cách khác, Trung Quốc đang lảng tránh một số vấn đề cốt lõi mà Mỹ muốn đề cập
Phó Thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán cấp cao của Trung Quốc tỏ ý ông sẽ đưa ra một gói đề nghị cho Washington và trong đó sẽ không bao gồm các cam kết cải cách chính sách công nghiệp của Trung Quốc hay việc hỗ trợ từ nhà nước với các doanh nghiệp trong nước, vốn là một trong những mục tiêu bị Mỹ phàn nàn bấy lâu nay.
Gói đề nghị đó coi như loại một trong những yêu cầu cốt lõi của chính quyền Trump ra khỏi bàn. Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đang tỏ thái độ cứng rắn hơn khi nhận thấy chính quyền của Donald Trump đang đối mặt với cuộc khủng hoảng luận tội gần đây.
Lúc này, Trung Quốc cũng bị cuốn vào cuộc đấu ở chính trường Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3.10 tuyên bố ông muốn Trung Quốc điều tra cựu phó tổng thống Joe Biden và con trai ông này là Hunter Biden giữa lúc Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã chính thức khởi động cuộc điều tra luận tội ông chủ Nhà Trắng. "Trung Quốc nên bắt đầu một cuộc điều tra về Biden. Chuyện xảy ra ở Trung Quốc cũng tồi tệ như những gì đã xảy ra với Ukraine", ông Trump nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, đồng thời cho biết ông chưa trực tiếp yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điều tra về ông Biden và con trai nhưng sẽ cân nhắc về việc đó.
Mặc dù ông Trump đã nhấn mạnh rằng không có mối liên kết nào trong việc "nhờ cậy" Trung Quốc và đàm phán thương mại. Tuy nhiên, xuất hiện các ý kiến cho rằng Bắc Kinh đã nhìn thấy điểm yếu của ông Trump và có thể tận dụng được cơ hội nào đó
Jude Blanchette, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế phân tích: "Trung Quốc coi cuộc luận tội Tổng thống tại Mỹ như một điểm yếu hay điểm bấp bênh của ông Trump. Tính toán của họ là ông Trump cần một chiến thắng và sẵn sàng thực hiện các thỏa hiệp".
Nhưng những người gần gũi với chính quyền Trump nói rằng cuộc điều tra luận tội sẽ không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Họ cho rằng bất kỳ toan tính nào cho rằng Mỹ sẽ chùn tay trên bàn đàm phán vì lục đục trong nước sẽ là một tính toán sai lầm của Trung Quốc.
Tổng thống Trump đã nói nhiều lần rằng ông sẽ chỉ tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện với Trung Quốc. Những người gần gũi nói rằng lập trường của ông về vấn đề này vẫn vững vàng.
"Chúng ta đã có những khoảnh khắc tuyệt vời với Trung Quốc. Chúng ta cũng đã có những khoảnh khắc tồi tệ với Trung Quốc. Hiện giờ, chúng ta đang ở một giai đoạn rất quan trọng trước khả năng thực hiện một thỏa thuận", ông Trump nói cuối tuần trước. "Tuy nhiên, những gì chúng ta đang thực hiện là đàm phán một thỏa thuận rất khó khăn. Nếu thỏa thuận không đạt 100% như kỳ vọng của chúng ta, thì chúng ta sẽ không thực hiện".
Theo báo Mỹ, trình tự của quá trình đàm phán Mỹ - Trung sẽ bắt đầu bằng việc Trung Quốc chấp thuận mua nông sản và năng lượng quy mô lớn từ Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc thực hiện các cam kết về tôn trọng sở hữu trí tuệ và cuối cùng mới là chuyện thuế quan.
Tuy nhiên Bloomberg News hồi tháng trước đã đưa tin rằng phía Mỹ còn muốn đưa vào nhiều điều khoản khác, mà dù chưa thực hiện ngay thì cũng có thể dọn đường cho các cuộc đàm phán sâu hơn vào năm tới trong đó có chuyện về chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Theo đó, nếu Trung Quốc khẳng định sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào về chính sách công nghiệp, thì đàm phán có thể đổ vỡ.
Nhưng giờ Trung Quốc đang có ý định chạm vào một điểm thách thức trong đàm phán là quay lưng với thảo luận chính sách công nghiệp. Liệu chính quyền của ông Trump có lờ đi điểm này hay kiên quyết thực hiện đàm phán theo đúng ý đồ? Hãy chờ vòng đàm phán 2 nước vào giữa tuần này.
Anhg Tú
Theo motthegioi
Trump cân nhắc đề nghị Trung Quốc điều tra Biden Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm nay rằng ông đã cân nhắc đề nghị Trung Quốc điều tra cha con đối thủ Biden giống như Ukraine. "Tôi chưa đề nghị Trung Quốc làm như vậy nhưng rõ ràng đó là điều chúng ta nên bắt đầu cân nhắc", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói khi được hỏi...