Không ngờ quả dừa được người Việt Nam tận dụng làm chiếc “nồi” thiên nhiên như thế này đây
“Gần gũi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ”, giờ mới nhận ra người Việt Nam thích dùng quả dừa làm “nồi” nấu nhiều món ngon đến vậy.
Quả dừa trong Tết miền Nam, nhìn kỹ mới thấy cũng góp mặt khắp nơi từ mâm ngũ quả đến khay mứt Tết Sài Gòn có những món đặt trong quả dừa, chưa thưởng thức cũng thấy “ngon mắt” Quả không hổ danh là “xứ dừa”, hãy xem người Bến Tre tận dụng tài tình loại quả này với hàng loạt món ngon – độc – lạ
Quả dừa là món quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, khi mà đếm sơ sơ cũng thấy dừa góp mặt trong nhiều món từ thịt kho tàu trong mâm cơm Tết, các món bánh thôn quê dân dã ăn kèm nước cốt dừa và nhiều những biến tấu hiện đại khác từ quả dừa. Song, không chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ những thức quá “hiển nhiên” như cơm dừa, cốt dừa… nhiều người còn tận dụng luôn cả một bộ phận rất đặc biệt. Bộ phận này tuy không ăn được, nhưng lại có công dụng tuyệt vời là… làm nồi nấu.
Hãy cùng điểm qua những món ngon nấu bằng chiếc “nồi” dừa dân dã nhé!
Cơm dừa
Cơm dừa là món ăn nấu trong quả dừa – đặc sản của Bến Tre.
Video đang HOT
Cơm dừa Bến Tre là món cơm nổi tiếng làm từ quả dừa, và đặc biệt là dùng trái dừa để nấu cơm. Người ta sẽ chọn ra những quả dừa phù hợp nhất, cứ thế gọt cho có hình dáng bắt mắt, và cắt phần trên cùng để làm “nắp”. Sau đó thì trút nước dừa ra, cho gạo đã vo vào, rồi đổ nước dừa tươi vào vừa đủ và “đậy nắp” lại. Nấu cơm dừa bằng nồi dừa rất khó, vì nếu thiếu ít nước hoặc dư ít nước cũng có thể khiến cơm nhão, cứng và không ngon.
Cơm dừa nên ăn từ lúc còn nóng bốc khói, sẽ cảm nhận được mùi thơm và bùi từ quả dừa, có vị ngọt tự nhiên do nấu với nước dừa. Tuy nhiên nếu để lâu thì cơm sẽ hơi mất mùi, ăn không ngon như lúc còn nóng. Cơm dừa Bến Tre thường được ăn cùng tôm rang nước cốt dừa, đây là “combo” nhất định phải thử nếu có bao giờ du lịch đến “xứ dừa” Bến Tre.
Tôm luộc nước dừa là món ăn quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Khi nấu món này, người ta dùng nước dừa để luộc tôm thay vì nước, khiến thịt tôm ngấm nước dừa và có vị ngọt thanh tự nhiên. Thông thường, người ta sẽ đổ nước dừa vào nồi bình thường trước để luộc, luộc chín rồi mới sắp lại vào quả dừa trang trí cho đẹp. Song, ở một số nơi vẫn có người dùng cả quả dừa để làm “nồi” luộc tôm. Người ta bắt bếp ở ngoài vườn, tận dụng quả dừa như chiếc nồi, vót phần đầu, cho bớt nước ra rồi mới đưa tôm đã rửa sạch vào. Tuy nhiên, có một nhược điểm là tôm luộc bằng trái dừa rất lâu chín, phải luộc đến khi cả chiếc nồi dừa bên ngoài đen sạm đi, và nước bên trong trở nên hơi đục, lúc này tôm sẽ có màu đỏ au hấp dẫn, xem như đã chín.
Nguồn ảnh: Trí Phạm.
Đây là một món ăn khá “kỳ công” để làm. Nếu như gà ác tiềm vốn yêu cầu sự kiên nhẫn và tỉ mỉ thì gà ác tiềm nước dừa cũng phức tạp chẳng kém. Ngoài việc làm gà, ướp gà, người ta cũng phải chọn những trái dừa phù hợp, chặt bỏ phần chóp sao cho miệng rộng bằng một cái chén nhỏ. Sau đó đổ nước dừa ra ngoài rồi mới sắp gà cùng các loại nguyên liệu khác vào, rồi mới cho nước dừa vào lại. Món gà ác hấp quả dừa sẽ mất khoảng 45 phút để gà thực sự chín mềm. Khi chín, hương thơm bốc lên sẽ có mùi dừa thoang thoảng rất hấp dẫn.
Theo Trí thức trẻ
Có cần ngâm qua dứa vào nước muối trước khi ăn?
Dứa là một loại quả nhiệt đới rất được nhiều người ưa thích không chỉ bởi quả dứa ngon ngọt, dễ ăn, mà còn đem đến vô số các lợi ích hay ho cho sức khỏe con người. Nó chứa hàm lượng nước cao và lượng calo thấp, ngoài ra việc chứa nhiều hàm lượng kali thì ăn dứa có thể giúp giảm bớt chứng phù nề và tăng cường sức khỏe.
Nhưng khi ăn dứa, một số người lại gặp những hiện tượng như bị sưng lợi, mụn trứng cá hay thậm chí sưng môi. Tại sao lại như vậy?
Đây là một hiện tượng khá phổ biến bởi trong dứa có chứa chất bromelain là một chất gây dị ứng phổ biến. Sau khi ăn dứa nếu bị dị ứng thì cơ thể sẽ xuất hiện nhưng hiện tượng như đau lợi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, ngứa cơ thể...
Tất nhiên, giải pháp để loại bỏ điều đó cũng rất đơn giản, như thời ông cha ta đã làm khi chúng ta còn nhỏ, trước khi ăn dứa bạn hãy ngâm chúng vào bát nước muối khoảng 20 phút. Điều này sẽ giúp chúng loại bỏ chất làm dị ứng và còn giúp miếng dứa ngọt hơn.
Vậy có phải dứa lúc nào cũng phải ngâm qua muối mới được ăn?
Câu trả lời là không cần thiết. Bạn có thể ăn trực tiếp mà không cần ngâm nếu bạn không phải người bị dị ứng với chất bromelain trong dứa. Đôi khi cũng vì một số người không thích vị mặn khi ngâm dứa vào muối, họ có thể thay nước muối bằng nước ấm khoảng 5 phút.
(Theo Hạ Tú/ nld.com)
Đổi vị với món lòng heo rim nước dừa Miếng lòng dai giòn hòa quyện cùng vị ngọt của nước dừa, nhâm nhi với ly bia thì đảm bảo chàng thích mê. Nguyên liệu: 500 gram lòng heo, một quả dừa, tỏi, hành khô, gừng, muối, đường, ngũ vị hương, dầu ăn. Thực hiện: Nên chọn lòng heo non. Lòng heo già sẽ có nhiều cặn, dai và đắng. Lòng mua về...