Không “ngán” Mỹ nã tên lửa, Triều Tiên quyết thử hạt nhân
Triều Tiên không hề tỏ ra lo ngại trước những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sẽ tiếp tục thử hạt nhân khi nước này cảm thấy cần thiết.
Triều Tiên và Mỹ đều tuyên bố sẽ hành động quân sự nếu bên kia gây hấn trước.
Theo Daily Star, căng thẳng Mỹ-Triều Tiên đang ngày càng trở nên trầm trọng khi hai bên đều tuyên bố sẽ hành động quân sự nếu phát hiện bên kia có hành động gây hấn.
Mỹ đã điều nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson đến bán đảo Triều Tiên, trước khả năng Bình Nhưỡng thử hạt nhân ngay trong tuần này.
Hai tàu khu trục Mỹ được cho là chỉ còn cách địa điểm Triều Tiên thử bom hạt nhân 500km, cài sẵn tên lửa hành trình Tomahawk, sẵn sàng khai hỏa khi ông Trump ra lệnh.
Giới phân tích tin rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ ra lệnh thử hạt nhân lần 6 vào đúng dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành (15.4).
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song Ryo trả lời phỏng vấn trên Reuters.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn với hãng tin AP ngày 14.4, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song Ryol nói tình hình bán đảo Triều Tiên đang rơi vào “vòng lẩn quẩn”.
Ông Han nói, Bình Nhưỡng sẽ không khoanh tay đứng nhìn trong trường hợp Mỹ tấn công phủ đầu. Theo AP, ông Han tỏ ra lịch thiệp và bình tĩnh trong suốt cuộc phỏng vấn kéo dài 40 phút.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên dường như không lo ngại về khả năng ông Trump sẽ ra lệnh phóng tên lửa nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân. Ông Han nói mọi chuyện vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch và vụ thử hạt nhân lần 6 “sẽ xảy ra khi giới lãnh đạo cảm thấy phù hợp”.
Ông Han cũng chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump “tự tạo ra rắc rối”, với những lời bình luận “hung hăng”.
“Chúng tôi sẵn sàng chiến tranh nếu Mỹ muốn như vậy”, ông Han nói với AP thông qua phiên dịch viên. “Dù chính trị gia Mỹ nói như thế nào, nếu họ muốn lật đổ chính phủ Triều Tiên, chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát”.
Theo Danviet
Xác Tomahawk vương vãi khắp nơi tại Syria
Theo trang Veteran Today, người ta đã tìm thấy ít nhất 5 quả tên lửa Tomahawk còn khá nguyên vẹn rơi quanh căn cứ Shayrat và Tartus.
Nội dung này được cựu binh Gordon Duff đồng thời là Tổng biên tập trang Veteran Today cho biết. Những quả tên lửa Tomahawk được tìm thấy còn khá nguyên vẹn đã chứng tỏ chúng không hề bị đánh chặn bằng tên lửa phòng không.
Dẫn nguồn tin địa phương, Gordon Duff cho biết, người ta đã tìm thấy 5 quả tên lửa Tomahawk rơi xung quanh khu vực sân bay Shayrat và Tartus. Số còn lại trong tổng số 36 quả được cho là mất tích đã rơi khi bay trên biển. Vậy đâu là nguyên nhân khiến những quả tên lửa này hạ cánh không như Mỹ muốn?
Phần chiến đấu của Tomahawk được tìm thấy tại Syria.
Nguồn tin này cho biết, có thể số tên lửa này đã bị Nga can thiệp bằng hệ thống đối kháng điện tử Khibiny trang bị trên chiến đấu cơ hoặc hệ thống Krasukha-4 được triển khai tại khu vực gần với Tartus và Shayrat ngay từ tháng 10/2015 - thời điểm Nga mới phát động chiến dịch quân sự tấn công khủng bố tại Syria.
Theo những thông tin được Nga công khai, hệ thống Krasukha-4 có đủ khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu khác nhau như máy bay không người lái, chiến đấu cơ, các đài radar đối phương, tên lửa... và cả đài radar vệ tinh trinh sát Lakross.
Sức mạnh của hệ thống đối kháng điện tử Krasukha-4 không chỉ được Nga nói đến và phương Tây cũng đã thừa nhận. Đặc biệt, trong cuộc tập trận vừa qua tại Quân khu phía Tây của Nga, Krasukha-4 đã gây nhiễu radar điều khiển tên lửa của hai cường kích Su-34, khiến phi công không thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Khi đó, hai chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 tham gia phóng tên lửa không đối đất xuống mục tiêu đã định là trung tâm chỉ huy điều khiển, nhưng đã không thể tìm thấy được mục tiêu cho tên lửa vì bị Krasukha-4 gây nhiễu hoàn toàn.
Hệ thống Krasukha-4 Nga triển khai tại Syria.
Với khả năng của Krasukha-4, hệ thống tác chiến điện tử này hoàn toàn có thể là thủ phạm thực hiện tấn công chế áp hệ thống điều khiển TERCOM khiến Tomahawk mất phương hướng và bị vô hiệu khi tấn công Shayrat.
Được biết, trong hệ thống TERCOM có các kênh vô tuyến dẫn đường vệ tinh của hệ thống NAVSTAR (tần số hoạt động từ 1176,45 đến 1575,42 MHz), thiết bị đo độ cao radio, so sánh hình ảnh quét bề mặt địa hình với hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ máy tính của hệ thống dẫn đường quán tính tên lửa Tomahawk.
Suốt thời gian bay, khi Tomahawk tiến gần đến bờ biển khu vực Tartus, do địa hình phức tạp nên các cảm biến của TERCOM đã được kích hoạt, trong đó có thiết bị đo độ cao. Sóng vô tuyến của thiết bị này sẽ bị hệ thống trinh sát phát hiện và đeo bám.
Và khi những tên lửa này lọt vào tầm tác chiến, các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử như Krasukha-4 trên mặt đất hoặc Khibiny của Nga tiến hành tấn công chế áp, phá hủy hoạt động của NAVSTAR và thiết bị đo độ cao của Tomahawk.
Và rất có thể, đây là nguyên nhân khiến quá nửa số tên lửa Tomahawk Mỹ tấn công vào căn cứ Shayrat tối 6/4 đã bị vô hiệu.
Một số hình ảnh được cho là của tên lửa Tomahawk tại Syria:
Theo Đan Nguyên
Đất Việt
Nga thách thức Tomahawk, Mỹ đánh tan kho vũ khí hóa học Quân đội Nga đã được triển khai tới các điểm nóng tại Syria. Trong khi đó, Mỹ vừa không kích trúng kho vũ khí hóa học khiến nhiều người thiệt mạng. Lá chắn sống Theo al-Masdar news, ngày 13/4, các cố vấn quân sự Nga đã được triển khai đến phía bắc thành phố Aleppo để tổ chức các cuộc tập trận chung...